Phân tích mối quan hệ giữa huy động vốn từ TGTK và sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Báo cáo Thực trạng và giải pháp huy động tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 49)

THU NGÂN CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬ

3.3.2.4. Phân tích mối quan hệ giữa huy động vốn từ TGTK và sử dụng vốn.

vốn từ TGTK và sử dụng vốn.

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Ngân hàng không chỉ huy động thật nhiều vốn mà còn phải đầu tư và cho vay có hiệu quả. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng đến huy động vốn mà không cho vay hoặc đầu tư thì sẽ bị ứ đọng vốn làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng.

Việc tăng trưởng nguồn vốn là điều kiện trước nhất để mở rộng đầu tư tín dụng, để chủ động đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sử dụng vốn là hoạt động nối tiếp quyết định hiệu quả của hoạt động huy động vốn, quyết định hiệu quả của hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Hoạt động huy động vốn với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định chưa đủ để đánh giá là hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Hoạt động huy động vốn là hoạt động khởi đầu song phải gắn với hoạt động sử dụng vốn một cách có hiệu quả . Nếu nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ tức là Ngân hàng chưa huy động triệt để nguồn vốn nhàn rổi ở thị trường giá rẻ này nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay tức là ngân hàng dễ dàng bỏ qua cơ hội đầu tư có hiệu quả, hơn nữa còn làm giảm uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Ngược lại nếu huy động vốn nhiều quá, vượt quá nhu cầu sử dụng vốn sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, khoản ứ đọng này Ngân hàng phải chịu chi phí huy động song lại không tạo ra thu nhập nên sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng.

Vì vậy ngân hàng luôn phải cố gắng duy trì sự cân đối giữa nguồn vốn huy động và nhu cầu sử dụng vốn. Bằng những nổ lực không ngừng từ công tác huy động vốn, ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD Xóm Củi đã đáp ứng nhu cầu cho vay vốn của khách hàng.

Trong những năm qua với những cố gắng trong công tác huy động vốn ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD Xóm Củi đã chủ động được nguồn vốn để cho vay, đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng cho vay và đầu tư của ngân hàng. Điều đó được thể hiện rõ ở bảng sau:

Bảng 3.4. Tình hình huy động và sử dụng vốn giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nguồn vốn huy động

(1) 278.233 386.972 423.657

Dư nợ cho vay (2) 190.590 221.348 99.983

Hệ số sử dụng 68,5% 57,2% 23,6%

Phần dư (1) – (2) 87.643 165.624 323.674

( Nguồn: Ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD Xóm Củi).

Dựa vào bảng 3.4 ta có thể thấy hoạt động huy động vốn tăng nhẹ qua các năm còn hoạt động sử dụng vốn lại có sự biến động mạnh. Qua bảng thống kê trên có thể nói hiệu quả sử dụng vốn tại PGD chưa thực sự cao. Hệ số sử dụng trong năm 2011 vs 2012 luôn ở mức trên 50% và tăng nhẹ qua các năm. Tuy nhiên đến năm 2013 thì hệ số này giảm mạnh xuống chỉ còn 23,6% do ngân hàng đã thực hiện thắt chặt tín dụng theo quy định của Nhà nước. Điều này không có nghĩa là ngân hàng đang dư thừa vốn mà có cơ chế lưu chuyển vốn giữa các đơn vị trong cùng chi nhánh, hệ thống với nhau. Song, về lâu dài, việc sử dụng vốn bị lãng phí không tìm được nguồn cho vay có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng. Kinh tế khủng hoảng, làm ăn khó khăn cùng sự cạnh tranh của ngân hàng đối thủ trong khu vực khiến cho hoạt động tín dụng của ngân hàng gặp không ít trở ngại. Qua đây, cho thấy rằng PGD cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, nhất là trong hoạt động tìm kiếm khách hàng để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Báo cáo Thực trạng và giải pháp huy động tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w