10. Khung lý thuyết
3.5. Mong muốn của ngƣời dân về các tổ chức tham ra thực hiện hoạt
động bảo vệ môi trƣờng
Có nhiều lý do khác nhau dẫn tới việc người dân có nhu cầu đối với các hoạt động bảo vệ môi trường ngay cả ở những địa phương đã có nhiều các hoạt động bảo vệ môi trường nhưng theo đánh giá của người dân các hoạt động này còn chưa tốt và hầu hết các lý do cũng tập trung vào khía cạnh này (chiếm 57,3%), trong khi đó có 21,4% lý do được đưa ra liên quan tới việc các hoạt động này ở địa phương đã làm tốt song lại chưa được thực hiện thường xuyên và chỉ có 11,8% lý do cần có các hoạt động môi trường vì địa phương chưa có các hoạt động này, các lý do khác chỉ chiếm 9,5%: “Trước cứ đổ bừa ra ở cuối chợ nhưng khi xây dựng lại thì xây một ít như là quây lại như cái chuồng gà xong rồi đổ vào đấy thỉnh thoảng có công nông chở đi chứ
đốt thì khói nó lại mù mịt lên, bẩn thật. Bây giờ chỉ mong có cách gì xử lý rác thải” (Nữ, nông dân, Đồng Lý, Lý Nhân).
Biều đồ 3.6: Lý do địa phương cần tới các hoạt động bảo vệ môi trường (%)
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Chung Kim Bảng Lý Nhân
11.8 1.6 21.9 57.3 66.8 47.8 21.4 17.4 25.5 9.5 14.2 4.8 Khác Hoạt động tốt nhưng chưa thường xuyên Hoạt động này tại địa phương chưa tốt
Địa phương chưa có hoạt động này
So sánh giữa 2 huyện Lý Nhân và Kim Bảng cũng có những sự khác biệt nhất định về những lý do mà hiện nay địa phương cần có các hạt động bảo vệ môi trường. Trong khi chỉ có 1,6% lý do tại Kim Bảng cần các hoạt động bảo vệ môi trường vì địa phương không có hoạt động này thì tại Lý Nhân chiếm tỷ lệ tới 21,9%. Trong số các ý kiến được nêu ra lý do hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương chưa tốt là nhiều hơn cả. Thực tế dù ở những địa phương đã tổ chức được nhiều các hoạt động bảo vệ môi trường hay ở những địa phương chỉ có một vài hoặc chưa có các hoạt động này thì người dân vẫn mong muốn các hoạt động bảo vệ môi trường phải được làm tốt hơn nữa bởi nhu cầu về một môi trường sống trong lành là điều mà hầu như ai cũng có:
“Tôi đi họp nói chung toàn xã, toàn huyện tôi thấy cái bức xúc nhất của tiếp xúc cử tri liên quan đến môi trường mặc dù là chưa đến mức độ như những cái khác nhưng mà nó đang ở mức độ song hành không những ở thôn này mà ở thôn khác trong toàn xã trong toàn huyện. Chứng tỏ người dân người ta có
ý thức nên người ta mới quan tâm đến vấn đề đó, họ thấy được cái lâu dài nên họ có ý thức tham gia” (Nam, cán bộ thôn Hồi Trung, Thụy Lôi, Kim Bảng). Để có được các hoạt động bảo vệ môi trường tốt hơn ngoài sự kỳ vọng rất lớn mà người dân dành cho các cơ quan chính quyền, đoàn thể tại địa phương, nhiều người dân cũng kỳ vọng vào sự tham gia của các tổ chức tôn giáo vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Mong muốn của người dân đối với sự tham gia của các tổ chức tôn giáo trong các hoạt động bảo vệ môi trường được thể hiện tương đối rõ bởi rất nhiều người dân cho rằng nếu có sự tham gia của các tổ chức tôn giáo vào các hoạt động bảo vệ môi trường chắc chắn hiệu quả của các hoạt động này sẽ được nâng cao. Tất nhiên hầu hết họ cũng ý thức được rằng các tổ chức tôn giáo không thể/không phải là tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng, trách nhiệm này vẫn sẽ của chính quyền, đoàn thể cơ sở. Đại diện các tổ chức tôn giáo tại nhiều địa phương cũng chia sẻ sẵn sàng tham gia phối kết hợp với chính quyền địa phương trong các hoạt động bảo vệ môi trường: “Nếu bây giờ phát triển rộng ra cả làng thì phải thôn cử và phối hợp chứ một vế nó không làm đâu. Phải kết hợp thế nào thì khả năng mới được vì cái này nó sẵn sàng. Nói đúng ra giới trẻ bên tôn giáo chỉ cần lên tiếng là nó hưởng ứng ngay nhưng mà bên chính quyền phải giúp đỡ thí dụ như thế thì nó mới làm.”
(Nam, trưởng ban trùm giáo xứ Đại Phú, Lê Hồ, Kim Bảng). Đồng thời, đại diện chính quyền địa phương cũng cho rằng việc phối hợp này không khó: “Cái đấy thì ở đây, địa phương này không lo ngại lắm vì khi thấy một việc có lợi hoặc tuyên truyền vận động thì chắc là sẽ tốt vì ở cái địa phương này thì đặc biệt là 100% công giáo nên việc áp dụng giữa chính quyền với ban hành giáo thuận lợi. Thế thì giữ ban hành giáo và cha xứ sẽ có tác động lên mọi người” (Nam, cán bộ thôn Đại Phú, Lê Hồ, Kim Bảng). Vấn đề còn lại chính
là việc xây dựng các mô hình phối hợp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.
Bảng 3.9: Mong muốn của người dân về tổ chức đứng ra thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường
Hoạt động
Chung Kim Bảng Lý Nhân Tần suất % Tần suất % Tần suất %
Chính quyền địa phương 1422 95,0 728 97,3 694 92,7 Các tổ chức đoàn thể địa phương 1805 72,5 490 65,5 595 79,4 Các tổ chức tôn giáo 896 59,9 432 57,8 464 61,9
Cộng đồng 646 43,2 371 49,6 275 36,7
Các công ty/HTX vệ sinh MT 380 25,4 200 26,7 180 24 Như vậy, các tổ chức tôn giáo đứng ở vị trí thứ 3 trong số các tổ chức mà người dân mong muốn sẽ đứng ra tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Kết quả này là tương đối phù hợp bởi bản thân nhiều người dân cũng ý thức được rằng việc huy động sự tham gia của các tổ chức tôn giáo với vấn đề bảo vệ môi trường là một việc làm không dễ dàng. Do đó ngay cả trong trường hợp nhiều người dân mong muốn, tin tưởng các tổ chức tôn giáo có thể làm tốt các hoạt động bảo vệ môi trường song đa số đều cho rằng các hoạt động này cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, hoặc các tổ chức tôn giáo chỉ tham gia với tư cách như một “đơn vị phối hợp” với chính quyền địa phương để từ đó phát huy những điểm mạnh của mình trong vấn đề bảo vệ môi trường. Trong khi đó theo đại diện các tổ chức đoàn thể ở nhiều địa phương đây cũng là việc hoàn toàn có thể làm được song khi có sự phối kết hợp giữa chính quyền địa phương và các tổ chức tôn giáo thì rất cần phải có sự phân công trách nhiệm một cách rõ ràng: “Cái này thì có lợi nhưng nếu làm thì cũng được nhưng phải bàn bạc cặn kẽ có tổ chức, hoạt động từ trên
xuống dưới hẳn hoi chứ nếu mà gọi là đầu chạy mà đuôi lọt thì hai nữa là nếu trước thế nào thì sau như thế để duy trì chứ không lại trước thì làm to đùng, rùm beng lên còn cuối cùng thì nhom nhem là không ổn. Cần phải phân chia, phân bổ rõ ràng.” (Nam, cán bộ xã Lê Hồ-Kim Bảng-Hà Nam).
3.5.1. Mong muốn của ngƣời dân về tổ chức tôn giáo tham gia hoạt động bảo vệ môi trƣờng
Không phải chỉ tới khi những vấn đề môi trường toàn cầu trở lên “nóng bỏng” các tôn giáo mới dành sự quan tâm cho vấn đề môi trường. Thực tế, trong hệ thống giáo lý của các tôn giáo ngay từ thủa sơ khai cũng đã đề cập với các vấn đề môi trường, tôn trọng và bảo vệ môi trường đối với các tín đồ. Với Phật giáo việc ăn chay, không sát sinh, tích cực trồng cây xanh, sống hài hòa với tự nhiên là những ví dụ điển hình trong khi đó giáo lý Công giáo cũng có những nội dung liên quan tới xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường, khai thác tự nhiên phải đảm bảo các yếu tố bền vững, hài hòa lợi ích của thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai…
Điểm mạnh của các tổ chức tôn giáo khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường chính là uy tín của người đại diện cho các tổ chức tôn giáo tại cộng đồng thường cao. Do đó, lời nói của những người đứng đầu các tôn giáo thường có sức thuyết phục cao hơn đối với mọi người. Bên cạnh đó, lợi thế của các tôn giáo khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường chính là hệ thống các giáo lý có liên quan tới vấn đề môi trường. Nếu các tổ chức tôn giáo biết vận dụng linh hoạt các giáo lý này vào lồng ghép trong các hoạt động truyền thông nói riêng và các hoạt động khác về bảo vệ môi trường nói chung chắc chắn hiệu quả truyền thông trong thay đổi nhận thức, hành vi của cộng đồng rất cao.
Bên cạnh đó, khi các tôn giáo tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường đặc biệt là các hoạt động truyền thông môi trường bản thân các tổ chức này
cũng có những lợi thế nhất định về khả năng truyền thông, truyền tải các thông điệp tới các tín đồ của mình. Những người đại diện cho các tôn giáo ở cộng đồng nhìn chung đều đã được đào tạo tương đối bài bản và có nhiều cơ hội nâng cao kỹ năng truyền thông, nói chuyện trước đám đông nên sẽ ít gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động này.
Một ưu thế khác cũng rất đáng kể của các tổ chức tôn giáo khi tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường chính là tính chất thường xuyên, liên tục, sâu sát của hoạt động. Các sinh hoạt tôn giáo vốn diễn ra thường xuyên (đặc biệt là của đạo Thiên chúa giáo) nên chỉ cần lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường và các sinh hoạt tôn giáo (dù chỉ chiếm một khoảng thời gian rất nhỏ) cũng đủ có thể đảm bảo tạo ra được hiệu quả cho các hoạt động tuyên truyền. Lợi thế này của các tổ chức tôn giáo cũng rất đáng kể bởi khi đó sự tham gia của người dân mang tính tự nguyện, tự nhiên chứ không cần phải có thêm các hoạt động tuyên truyền, vận động hay tổ chức để mọi người tham gia giống như việc tổ chức các hoạt động truyền thông môi trường một cách thông thường.
Ngoài ra, nếu các tổ chức tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng những khó khăn về tài chính cũng thường ít bị gặp phải hơn so với các tổ chức khác do bản thân các tín đồ tham gia các hoạt động này kể cả với những công việc như dọn dẹp vệ sinh định kỳ, thu gom rác…cũng chủ yếu mang tính tự nguyện. Nhưng điểm khác biệt là các hoạt động tự nguyện này được thực hiện một cách thường xuyên và ít có những vấn đề phát sinh. Tất nhiên không phải với bất kỳ hoạt động bảo vệ môi trường nào cũng có thể áp dụng theo các hình thức mà các tổ chức tôn giáo đang áp dụng nhất là với việc tổ chức đội thu gom rác thải. Vì với những yêu cầu công việc của hoạt động này chắc chắn ngoài kinh phí còn cần rất nhiều tới việc tổ chức bài bản, quy chế rõ ràng...hoạt động này sẽ phù hợp hơn với các tổ chức chính quyền,
đoàn thể. Mặc dù vậy, đối với hoạt động này các tổ chức tôn giáo vẫn có thể tham gia bằng việc phát huy lợi thế tuyên truyền, vận động của mình để thu hút đông đảo người dân tham gia đóng góp thực hiện hoạt động thu gom rác. Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế rất lớn kể trên khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường các tổ chức tôn giáo cũng sẽ gặp phải không ít những khó khăn, thách thức. Cũng chính bởi những khó khăn, thách thức này mà bản thân đại diện nhiều tôn giáo cũng như các bên có liên quan khi trao đổi về vấn đề này đã tỏ ra rất băn khoăn về khả năng các tôn giáo có thể tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
Khó khăn đầu tiên cần phải kể đến đó là chưa có bất kỳ một tài liệu hướng dẫn nào đối với các tổ chức tôn giáo khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Mặc dù ở cấp độ toàn cầu, cấp độ quốc gia những vấn đề về bảo vệ môi trường của các tôn giáo đã được nêu ra nhưng ở các cấp cơ sở để triển khai các hoạt động này lại gặp nhiều khó khăn do bản thân những người đứng đầu các tôn giáo tại địa phương không phải ai cũng nắm vững toàn bộ các giáo lý tôn giáo, đặc biệt là với những vấn đề về bảo vệ môi trường. Thông thường các tổ chức tôn giáo ở các cấp cao hơn sẽ có những bộ phận chuyên nghiên cứu về các vấn đề này. Do đó, việc đặt vấn đề triển khai các mô hình này tại cộng đồng sẽ không dễ dàng nếu không sớm có các giải pháp để cung cấp hệ thống các tài liệu phù hợp.
Do ở cấp địa phương không phải tôn giáo nào cũng có người đại diện (nhà sư, cha xứ) do vậy khi triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tuy các tôn giáo hầu hết đều có được một bộ phận “giúp việc” đông đảo song phần lớn đều là những người đã lớn tuổi do vậy việc thay mặt nhà sư hay cha xứ tổ chức các hoạt động truyền thông dựa vào tôn giáo là nhiệm vụ gần như bất khả thi.
Việc lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong các buổi lễ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên thời gian dành cho các hoạt động tôn giáo của các nhà sư hay cha xứ là rất lớn do vậy việc lồng ghép đan xen một hoạt động mới vào, lại là hoạt động “bên đời” thường sẽ không dễ dàng.
Biểu đồ 3.7: Đánh giá của người dân về các hoạt động bảo vệ môi trường tổ chức tôn giáo có thể làm tốt (%) 89.3 34.5 12.7 14.2 11.7 5.5 4.3 3.6 0 20 40 60 80 100 Tuyên truyền về BVMT Tổ chức dọn dẹp vệ sinh định kỳ Xây dựng quy chế BVMT Xây dựng đội thu gom rác Trông/bảo vệ cây xanh Xử lý nguồn nước Thu gom vỏ thuốc BVTV Xây dựng hầm Biogas
Bên cạnh đó, trong số các hoạt động bảo vệ môi trường đã phân tích ở trên theo ý kiến của các bên có liên quan các tổ chức tôn giáo chỉ có thể làm tốt các hoạt động về truyền thông môi trường vì hoạt động này phù hợp với thế mạnh của các tổ chức tôn giáo. Còn đối với các hoạt động liên quan tới nhân sự, tài chính, kỹ thuật như thu gom rác, xây dựng hầm Biogas, xử lý nước thải…nên để cho các cơ quan chính quyền, đoàn thể thực hiện hay các cơ quan chuyên trách về môi trường thực hiện. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rất rõ điều này khi có tới 89,3% ý kiến được hỏi cho rằng các tổ chức tôn giáo nên thực hiện các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường với hoạt động thu gom rác tỷ lệ này chỉ là 12,7%, các hoạt động khác chỉ ở mức từ 5% tới
10%. Thực tế khi các tổ chức tôn giáo đã tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường tùy thuộc vào từng hoạt động cụ thể mà các tổ chức này có thể tham gia với những mức độ khác nhau là điều hoàn toàn có thể làm được.
3.5.2. Đề xuất một số các hoạt động hỗ trợ, tăng cƣờng sự tham gia của các tổ chức tôn giáo trong các hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại Hà Nam
Với những thuận lợi và khó khăn nói trên để có thể huy động được sự tham gia của các tổ chức tôn vào các hoạt động bảo vệ môi trường cần phải thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ, tăng cường sự tham gia của các tổ chức tôn giáo đối với các hoạt động bảo vệ môi trường trong đó cần chú trọng tới các giải pháp sau:
Nhà nước cần có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các tổ chức tôn giáo chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường phù