10. Khung lý thuyết
3.3.1. Tổ chức tham gia xây dựng đội thu gom rác thải
Trong số các xã được lựa chọn để khảo sát thì hầu hết các xã chưa thành lập được đội thu gom rác. Tại các địa phương này không phải những vấn đề liên quan tới rác thải không bức xúc mà đơn giản bởi chưa có tổ chức, cá nhân nào đứng ra nhận công việc này. Khi thành lập đội thu gom rác đòi hỏi phải có rất nhiều các yếu tố đi kèm, một trong số đó là quỹ đất để làm bãi rác. Hiếm có địa phương nào không thể bố trí được quỹ đất làm bãi rác song vấn đề làm
đau đầu các cấp chính quyền địa phương chính là vị trí đặt bãi rác ở đâu trong bối cảnh không người dân nào muốn bãi rác ở gần nhà mình. Nếu bố trí xa các khu dân cư việc đi lại, vận chuyển rác sẽ rất khó khăn, chi phí vận chuyển sẽ tăng và những người có nhu cầu tham gia đội thu rác sẽ giảm.
Biểu đồ 3.4: Các tổ chức tham gia xây dựng đội thu gom rác thải tại Lý Nhân và Kim Bảng (%) 93 92.5 100 10.6 10.5 13.3 1.9 2 0 14.3 15.1 0 0 20 40 60 80 100 Chung Kim Bảng Lý Nhân
Khác Tổ chức tôn giáo Đoàn thể địa phương Chính quyền địa phương
Dễ dàng nhận thấy chính quyền địa phương chính là tổ chức đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự ra đời và hoạt động của đội thu gom rác thải (93%) thậm chí ở Lý Nhân là chiếm tỷ lệ tuyệt đối, trong khi đó ý kiến về sự liên quan giữa đội thu gom rác thải với tổ chức tôn giáo chỉ chiếm 1,9%. Sự khác biệt giữa các địa phương là không đáng kể ở tất cả các tổ chức tham gia. Thông thường khi thành lập các đội thu gom rác thải các địa phương đều phải tổ chức rất nhiều các cuộc họp từ cấp chính quyền rồi họp mở rộng xuống toàn bộ cộng đồng. Các cuộc họp tại cộng đồng thường gặp nhiều khó khăn do bất đồng về mức đóng góp, hình thức đóng góp (theo hộ hay theo khẩu), tần suất thực hiện các hoạt động thu gom rác...và thông thường khi mới thành
này dần dần được cải thiện nhưng hầu như không có địa phương nào có thể đạt 100% người tham gia.