Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý

Một phần của tài liệu Thực trạng rác thải sinh hoạt và các hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nam (nghiên cứu trường hợp tại huyện Kim Bảng và huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam (Trang 27)

10. Khung lý thuyết

1.2.1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý

Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý phát sinh từ kinh tế học cổ điển. Nó được phát triển lên thành lý thuyết xã hội học nhờ công lao của James S. Coleman. Theo Coleman Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý là lý thuyết duy nhất có khả năng tạo ra một mô hình hoà hợp. Coleman cho rằng cách tiếp cận này vận hành từ một nền tảng trong phương pháp luận của chủ nghĩa cá nhân và sử dụng thuyết sự lựa chọn hợp lý như là cơ sở cấp độ vĩ mô để lí giải các hiện tượng vĩ mô. Hai thành tố chủ chốt trong lý thuyết này là các tác nhân và các tiềm năng. Coleman cho rằng các chủ thể hành động đều hướng đến một mục tiêu được hình thành bởi các giá trị hoặc sở thích. Chủ thể hành động đó sẽ tối đa hoá các lợi ích hay sự thoả mãn các nhu cầu, mong muốn của mình. Theo ông mỗi chủ thể hành động có nhiều tiềm năng và cách thức sử dụng tiềm năng khác nhau. Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến việc đạt được mục đích hành động của họ. Ngoài các tiềm năng, chủ thể còn chịu ảnh hưởng của các thiết chế xã hội. Tất cả những nhân tố đó đều qui định hành vi của cá nhân, quyết định sự lựa chọn hành vi của họ. [8, tr.447]

Coleman lí luận rằng xã hội học phải tập trung vào các hệ thống xã hội, nhưng các hiện tượng vĩ mô như thế phải được lí giải bởi các yếu tố nội tại của chúng, nguyên mẫu là các cá thể. Coleman nhận ra rằng trong thế giới thực tiễn mọi người không luôn luôn cư xử một cách hợp lý nhưng ông cảm thấy điều này gây rất ít khác biệt trong lý thuyết của ông: “Giả thiết có ngụ ý của tôi là các dự đoán về lí thuyết thực hiện ở đây cũng sẽ là như thế dù các

actor hành động một cách chính xác theo sự hợp lí như thường thấy hoặc sai lệch theo các cách thức đã từng quan sát được”[8, tr.448]

Ngoài ra, George Homans cũng là một trong các tá giả nổi tiếng với lý thuyết lựa chọn hợp lý [5, tr.150-151]. Ông đã đưa ra “mô hình lựa chọn duy lý” của hành vi cá nhân theo các nguyên tắc cơ bản.

 Nếu một dạng hành vi được thưởng, hay có lợi thì hành vi đó có xu hướng lặp lại.

 Hành vi được thưởng hay được lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hướng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh như vậy.

 Nếu như phần thưởng, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều “chi phí” vật chất và tinh thần để đạt được nó.

 Mức độ hài lòng, thoả mãn với những phần thưởng, mối lợi cá nhân giành được cao nhất ở lần đầu và có xu hướng giảm dần.

Vận dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý trong đề tài này chủ yếu tập trung lý giải về hành vi của cá nhân trong cộng đồng liên quan tới môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường sẽ được nhìn nhận ở nhiều chiều cạnh hơn, không chỉ liên quan đến khía cạnh kinh tế mà còn liên quan tới khía cạnh giá trị, chuẩn mực, nhận thức về môi trường của các cá nhân trong cộng đồng cũng như việc lựa chọn, xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường phù hợp nhất với điều kiện tại Hà Nam. Trên thực tế, sự đánh giá này dựa trên những tiêu chí mang tính phù hợp với những mục tiêu, mục đích của người dân, phù hợp với lối sống, điều kiện sống của người dân tại địa phương. Ngoài ra, vận dụng lý thuyết trên để vận dụng, giải thích cho các hành vi bảo vệ môi trường của người dân tại địa phương ở khía cạnh nếu hành vi này được “phần thưởng” hay có lợi hay được khuyến khích thì nó sẽ càng có xu hướng lặp lại nhiều hơn. Đây cũng chính là một trong các khía cạnh mà cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cần

quan tâm để hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương đạt được hiệu quả tối ưu.

Một phần của tài liệu Thực trạng rác thải sinh hoạt và các hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nam (nghiên cứu trường hợp tại huyện Kim Bảng và huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)