Thực trạng nhận thức của ngƣời dân tại huyện Kim Bảng và huyện

Một phần của tài liệu Thực trạng rác thải sinh hoạt và các hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nam (nghiên cứu trường hợp tại huyện Kim Bảng và huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam (Trang 44)

10. Khung lý thuyết

2.2. Thực trạng nhận thức của ngƣời dân tại huyện Kim Bảng và huyện

Lý Nhân về vấn đề môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng

Nhận thức-thái độ-hành vi là cả một quá trình lâu dài và vốn chịu nhiều tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan. Chính vì thế khi nói tới các vấn đề truyền thông nói chung và truyền thông môi trường nói riêng chúng ta cũng cần phải quan tâm tới nguyên lý “chưa phải là”.

“Nguyên lý chưa phải là” trong lĩnh vực truyền thông môi trường [8]

Nguyên lý này hiểu một cách đơn giản tức là giữa nói và làm luôn có một khoảng cách và các hoạt động truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi là cả một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lâu dài trong đó cần phải nắm được những “ưu thế” về đặc điểm văn hóa, lối sống, giá trị của đối tượng được truyền thông. Do đó, để đạt đến cái đích hành vi thân thiện với môi trường của người dân trước hết phải bắt đầu từ những tác động vào nhận thức.

Nói Nghe Hiểu Chấp nhận Làm Nghe Hiểu Chấp nhận Làm Duy trì Chƣa phải là

Trong hoạt động truyền thông, có nhiều cách thức khác nhau để có thể tác động vào nhận thức của người được truyền thông nhưng dù dưới hình thức nào thì cũng phải chú ý tới sự quan tâm của đối tượng truyền thông tới vấn đề truyền thông. Nếu bản thân người dân không có sự quan tâm tới các vấn đề về môi trường thì dù có rất nhiều các hoạt động truyền thông, hiệu quả cũng sẽ không được như ý.

Trước những tác động của quá trình phát triển đất nước thì môi trường sống của chúng ta đang biến đổi từng ngày, từng giờ. Đứng trước những vấn đề môi trường như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm rác thải, không khí, tiếng ồn… đòi hỏi cần phải có sự chung tay của tất các các tầng lớp xã hội trong việc bảo vệ môi trường thì môi trường sống của chúng ta mới có thể cải thiện. Do đó việc nhận thức về môi trường và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Nhận thức của người dân Hà Nam về vấn đề bảo vệ môi trường được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng trước hết đó là được thể hiện thông qua các mức độ quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.

Bảng 2.2: Tương quan giữa trình độ học vấn với mức độ quan tâm của người dân về các vấn đề về bảo vệ môi trường tại Hà Nam(%)

Rất quan tâm

Quan tâm Quan tâm chút ít

Hoàn toàn không quan tâm

Mù chữ 3,3 53,3 36,7 6,7

Tiểu học 19,6 60 13,9 6,5

THCS 27,7 56,7 14,2 1,4

THPT 29,4 63,2 5,6 1,7

TC/CĐ/ĐH/Trên ĐH 37,8 54,1 8,1 0

Qua khảo sát nhìn chung người dân tại các địa bàn khảo sát đều đã có sự quan tâm tới vấn đề về bảo vệ môi trường. Hầu hết các đối tượng được khảo sát đều chọn ở mức rất quan tâm và quan tâm; chỉ có một số lượng nhỏ các đối tượng chọn phương án hoàn toàn không quan tâm tới các thông tin có liên

quan đến môi trường và bảo vệ môi trường. Bảng tương quan giữa trình độ học vấn với mức độ quan tâm của người dân đối với các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường tại Hà Nam cho thấy có sự chênh lệch nhất định về mức độ quan tâm của người dân tỉnh Hà Nam ở các cấp học vấn khác nhau. Càng ở mức học vấn cao thì mức độ rất quan tâm đến các thông tin về môi trường và bảo vệ môi trường càng cao cụ thể như sau: Ở mức độ rất quan tâm thì trình độ trung cấp/cao đẳng/đại học/trên đại học chiếm 37,8%; THPT chiếm 29,4%; THCS chiếm 27,7%, tiểu học chiếm 19,6% trong khi người dân ở mức học vấn mù chữ chỉ chiếm 3,3%. Điều đó còn được thể hiện ở việc 6,7% người dân có trình độ học vấn mữ chữ hoàn toàn không quan tâm đến các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. Đây cũng là con số chiếm tỷ lệ cao nhất. Thực tế, kết quả này trước hết cho thấy sự quan tâm của người dân với các vấn đề về bảo vệ môi trường hiện nay là rất cao tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu để phần nào có thể dự đoán được thực trạng môi trường tại chính các địa phương này. Chính sự “bức xúc” về môi trường hiện nay khiến câu chuyện về ô nhiễm môi trường đã và đang trở lên rất nóng ở nhiều vùng nông thôn, những xung đột môi trường vì thế cũng đã từng xảy ra ở không ít nơi.

Với các mức độ quan tâm khác nhau về vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường thì các cá nhân sẽ có những cách thức tiếp cận với các kênh thông tin khác nhau để tìm hiểu các thông tin về môi trường. Qua khảo sát tại Hà Nam cho thấy, tivi và đài phát thanh vẫn là 2 kênh cung cấp thông tin liên quan đến môi trường cao nhất cho người dân tại địa phương (chiếm tỷ lệ lần lượt là 68,7% và 34,8%). Ngoài ra, cán bộ chính quyền địa phương, đoàn thể và bạn bè người thân hàng xóm cũng là các kênh để người dân tiếp nhận và trao đổi các thông tin về lính vực môi trường tại Hà Nam hiện nay mặc dù chiếm tỷ lệ không cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân tìm hiểu các thông tin về môi trường qua báo chí hay Internet còn chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn (chiếm tỷ lệ lần

lượt là 3,3% và 1,2%), kết quả này cũng dễ hiểu bởi sự phổ biến của các loại hình truyền thông này tại các vùng nông thôn.

Bảng 2.3: Nguồn cung cấp thông tin môi trường cho người dân tại Hà Nam

Tần suất Tỷ lệ % Tivi 1006 68,7 Đài phát thanh 510 34,8 Báo, tạp chí 48 3,3 Internet 18 1,2 Cán bộ chính quyền 263 18 Cán bộ đoàn thể 342 23,3

Bạn bè/người thân nói chuyện 311 21,2

Qua các tổ chức tôn giáo/sinh hoạt tôn giáo 198 13,5

Tùy từng đặc điểm điều kiện sống mà mỗi cá nhân có mức độ tìm hiểu các thông tin có liên quan đến môi trường là không giống nhau. Sự khác nhau này còn được thể hiện giữa các ngành nghề khác nhau của người dân Hà Nam về mức độ tìm hiêu các thông tin về môi trường.

Bảng 2.4: Bảng tương quan giữa nghề nghiệp và mức độ tìm hiểu các thông tin về môi trường của người dân tỉnh Hà Nam (%)

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi

Nông dân 18,9 65,5 15,7

Công nhân 30,2 60,3 9,5

Cán bộ, viên chức 47,8 50,2 0

Kinh doanh, buôn bán 25,7 41 33,3

Khác 17,4 69,4 13,2

Bảng tương quan trên đã cho thấy, trong các ngành nghề khác nhau như nông dân, công nhân, cán bộ/viên chức, kinh doanh/buôn bán thì nhóm cán bộ viên chức vẫn là nhóm có mức độ thường xuyên tìm hiểu các thông tin có liên

quan đến môi trường và bảo vệ môi trường chiếm tỷ lệ cao nhất 47,8%; thứ 2 là nhóm công nhân chiếm 30,2%; nhóm kinh doanh/buôn bán chiếm 25,7% và nhóm nhông dân chiếm 18,9%. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi cán bộ/viên chức là nhóm có trình độ và có điều kiện tiếp cận với các kênh thông tin nhiều hơn hẳn so với các nhóm còn lại. Đồng thời kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng mức độ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất các các nhóm ngành nghề trong việc tìm hiểu các thông tin môi trường và bảo vệ môi trường tại Hà Nam.

Như vậy ta có thể thấy rằng hầu hết các đối tượng được khảo sát đều quan tâm đến bảo vệ môi trường tuy nhiên thì mức độ tìm kiếm thông tin liên quan đến môi trường ở mức độ chưa cao lắm. Có thể lý giải thực trạng trên là do ở nông thôn các kênh phương tiện truyền thông còn chưa đa dạng và phong phú; hơn nữa do sự hạn chế về mặt thời gian cũng như thói quen sinh hoạt ở địa phương mà người dân còn chưa thường xuyên lắm trong việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến môi trường.

Ngoài ra, từ việc tiếp nhận các thông tin đến việc chia sẻ các nội dung có liên quan đến môi trường cũng như vấn đề bảo vệ môi trường sẽ có vai trò và ý nghĩa rất quan trong trong việc tuyên truyền cho người dân về môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.

Bảng 2.5: Đối tượng chia sẻ các vấn đề liên quan đến môi trường của người dân

Tần suất Tỷ lệ %

Người thân trong gia đình 706 48,2

Bạn bè/hàng xóm 1062 72,5

Cán bộ chính quyền/đoàn thể địa phương 269 18,4 Đại diện các tổ chức tôn giáo 48 3,3

Sau khi tiếp cận được với các thông tin về môi trường đối tượng chủ yếu được người dân chia sẻ chính là bạn bè, hàng xóm và những người thân trong gia đình, tỷ lệ lần lượt là 72,5% và 48,2%, các lựa chọn chia sẻ thông tin với chính quyền địa phương hay các tổ chức tôn giáo là rất hạn chế. Thông thường theo ý kiến của nhiều người dân, chỉ khi các vấn đề về môi trường được đưa ra bàn bạc trong các cuộc họp dân hay được nhắc nhở trong các sinh hoạt tôn giáo thì nhiều người mới chia sẻ, thông tin cho chính quyền hay các tổ chức tôn giáo về vấn đề này. Một điểm đáng chú ý là ở hầu hết các địa phương có các tổ chức tôn giáo đều có đại diện của các tổ chức này (nhà sư hoặc cha xứ) bên cạnh đó là đội ngũ giúp việc. Do đó, bản thân đại diện các tổ chức tôn giáo cũng nắm khá rõ về tình hình môi trường tại địa phương, cũng có những địa phương các tổ chức tôn giáo đã có các hành động cụ thể về bảo vệ môi trường nhưng chưa thường xuyên và phạm vi chưa rộng, còn lại hầu hết các địa phương chưa có sự tham gia của các tổ chức tôn giáo trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Việc chia sẻ các thông tin liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường là điều cần thiết để tất cả cộng đồng có được các kiến thức và cách nhìn nhận đúng đắn về môi trường và bảo vệ môi trường tại cộng đồng đang sinh sống.

Trước những nguy cơ “gần xa” của thực trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, chia sẻ, nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi trường đang được xem như là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Bảo vệ môi trường thực tế không phải là công việc của riêng ai mà nó gắn liền với cuộc sống và sức khỏe của mỗi người, mỗi gia đình cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội của từng quốc gia, từng khu vực. Chính bởi vậy, những nhận thức đúng đắn của cộng đồng về trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng cho thấy nhận thức của họ đối

với vấn đề môi trường cũng như là cơ sở cho những hành vi thiết thực trong bảo vệ môi trường.

Bảng 2.6: Nhận thức của người dân Kim Bảng và Lý Nhân về trách nhiệm bảo vệ môi trường

Tần suất Tỷ lệ %

Chính quyền địa phương 442 29,5

Các Hội đoàn thể 191 12,7

Các cơ quan chuyên trách về BVMT của Nhà nước 63 4,2

Các tổ chức tôn giáo tại địa phương 39 2,6

Các công ty/HTX dịch vụ môi trường/đội thu rác 8 0,5

Tất cả mọi người 1167 77,8

Theo kết quả khảo sát tại địa bàn tỉnh Hà Nam về việc đánh giá trách nhiệm bảo vệ môi trường hiện nay thì đa phần đối tượng được khảo sát đều cho rằng: Bảo vệ môi trường hiện nay không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của tất cả mọi người chiếm tỷ lệ tới 77,8%. Ngoài ra thì chính quyền, địa phương là đơn vị có trách nhiệm, khả năng quản lý việc bảo vệ môi trường được người dân đánh giá chiếm tỷ lệ cao thứ 2 (29,5%). Các hội Đoàn thể cũng là một trong các tổ chức mà theo người dân cũng có vai trò, trách nhiệm bảo vệ môi trường hiện nay chiếm tỷ lệ là 12,7%. Bên cạnh đó chỉ có 4,2% đối tượng được khảo sát cho rằng trách nhiệm bảo vệ môi trường hiện nay là của các cơ quan chuyên trách về bảo vệ môi trường của Nhà nước; 0,5% cho là các công ty/hợp tác xã dịch vụ môi trường/đội thu rác. Điều đó cho thấy bản thân mỗi người dân đều đã nhận diện được những trách nhiệm của bản thân mình đối với công cuộc bảo vệ môi trường sống của toàn nhân loại. Đây cũng chính là một trong các kết quả của công cuộc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường của cả nước trong nhiều năm qua. Và trên cơ sở những

cho việc phát huy, huy động tối đa sự góp sức của cả cộng đồng đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng rác thải sinh hoạt và các hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nam (nghiên cứu trường hợp tại huyện Kim Bảng và huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)