10. Khung lý thuyết
2.3.1. Các loại rác thải sinh hoạt tại Kim Bảng và Lý Nhân
Như chúng ta đã biết, hiện nay trong quan niệm của nhiều người nông thôn vẫn là những khu vực xanh, sạch và với nhiều người nông thôn được ví là lá phổi xanh. Tuy nhiên, thực tế tại rất nhiều các vùng nông thôn hiện nay ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề xã hội bức xúc, thậm chí đã trở thành những xung đột môi trường trong nội bộ cộng đồng cũng như giữa các cộng đồng. Vấn đề lớn nhất cũng là vấn đề có khả năng giải quyết được trong phạm vi cộng đồng chính là rác thải: “Nhìn chung thì nó có nhiều cái phức tạp thực chất cái môi trường bây giờ như là rác thải bình quân một nhà, một ngày 2 túi bóng vứt ra thì đã thấy tác hại của nó do đó cái môi trường càng ngày càng ô nhiễm”(Nam, cán bộ xã Lê Hồ, Kim Bảng, Hà Nam).
Khác với khu vực thành thị việc thu gom rác do các công ty vệ sinh môi trường chuyên nghiệp thực hiện, tại các vùng nông thôn hiện nay rác hầu hết vẫn đang được vứt bừa bãi, số ít các địa phương có đội thu gom rác nhưng hoạt động tự phát, thiếu quy củ và ổn định, cho nên cũng có rất ít các mô hình thu gom rác ở các vùng nông thôn thực sự có hiệu quả và bền vững. Cũng chính vì lý do này nên nhiều địa phương đã chọn phương án ký kết hợp đồng thu gom rác với các đơn vị/hợp tác xã dịch vụ môi trường chuyên nghiệp. Cách làm này tương đối hiệu quả khi đã khắc phục hầu hết các hạn chế của mô hình thu rác đơn giản tại cộng đồng song do điều kiện về giao thông và vấn đề kinh phí, hiện cũng chỉ có rất ít các xã hoạt động theo mô hình này. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy không phải cứ nơi nào có ô nhiễm môi trường (rác thải) là nơi đó có đội thu gom rác thải và cũng không phải cứ nơi
nào có đội thu gom rác thải là nơi đó không còn bị “đe dọa” bởi rác thải: “Phía chính quyền chưa, bây giờ mới đang xây dựng mô hình, bây giờ mới đang có kế hoạch thôi chứ còn phải đi tham khảo xem có các hướng dẫn thành lập hay các quy trình hoạt động như thế nào có cái để mà lựa chọn
(Nam, cán bộ thôn Hồi Trung, Thụy Lôi, Kim Bảng, Hà Nam). Trong khoảng 10 năm trở lại đây những mô hình xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu tập trung vào việc thành lập các đội thu gom rác thải với sứ mệnh giải cứu hoặc đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường cho các địa phương. Xét ở khía cạnh chính sách, Nhà nước cũng có chủ trương khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tuy nhiên những hỗ trợ cụ thể về chính sách cũng còn nhiều hạn chế và điều này khiến cho nhiều mô hình thu gom rác, thậm chí đã từng là mô hình điểm của tỉnh như tại xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hiện cũng gặp nhiều khó khăn. Các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng chưa có các hướng dẫn cụ thể với việc thành lập và duy trì các mô hình này.
Quay trở lại vấn đề rác thải sinh hoạt và các vấn đề môi trường tại các địa phương được khảo sát tại Kim Bảng và Lý Nhân, có thể dễ dàng nhận thấy “thực trạng” này như thế nào qua ý kiến của người dân:
Biểu đồ 2.6: Đánh giá của người dân về thực trạng môi trường tại Kim Bảng và Lý Nhân (%) 0.9 0.8 1.1 2.9 2.7 3.1 31.1 19.5 42.8 41.8 44.5 39.1 23 32.3 13.7 0 20 40 60 80 100
Chung Kim Bảng Lý Nhân
Rất ô nhiễm Ô nhiễm Bình thường Tốt Không quan tâm/không biết Ngoài một tỷ lệ nhỏ người dân được hỏi tỏ ra không quan tâm tới thực trạng
môi trường tại địa phương (0,9%), hầu hết người dân đều đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này trong đó những người cho điểm tốt chỉ đạt 2,9% và có tới 31,1% người dân đánh giá môi trường tại địa phương ở mức bình thường. Nếu bỏ ra ngoài những ý kiến đánh giá bình thường dễ thấy sự chênh lệch giữa ý kiến tốt và ô nhiễm. Trong đó có 41,8% người dân địa phương cho rằng môi trường tại địa phương đang bị ô nhiễm, ở mức độ rất ô nhiễm tỷ lệ này là 23%. So sánh tỷ lệ đánh giá ô nhiễm môi trường giữa 2 huyện Lý Nhân và Kim Bảng cũng cho thấy được sự chênh lệch đáng kể. Kim Bảng là địa phương có tỷ lệ người dân đánh giá môi trường rất ô nhiễm cao hơn hẳn (32,3%) so với 13,7% ở Lý Nhân. Trong khi đó, ở thang điểm ô nhiễm, Lý Nhân cũng thấp hơn đáng kể so với Kim Bảng.
Việc xác định rác thải sinh hoạt là thủ phạm chính gây ô nhiễm môi trường được người dân chỉ ra khá rõ trong việc xác định thứ tự ưu tiên từ mức độ ô nhiễm nhất cho tới mức độ ô nhiễm ít nhất ở các vấn đề môi trường mà người dân đã đề cập. Theo đó, vị trí gây ô nhiễm nhất trong các vấn đề nói trên
thuộc về rác thải sinh hoạt (59,8%), đứng thứ hai là ô nhiễm nguồn nước (35,2%).
Biểu đồ 2.7: Vấn đề ô nhiễm môi trường nhất tại Hà Nam (%)
59.8 2.1 2 35.2 1 0 10 20 30 40 50 60 Rác thải sinh hoạt Rác thải sản xuất Rác thải nông nghiệp Ô nhiễm nguồn nước Ô nhiễm không khí/tiếng ồn
Biểu đồ trên cho thấy, đối với hầu hết các địa phương còn lại vấn đề ô nhiễm môi trường nổi cộm nhất chính là rác thải sinh hoạt. Do thói quen tiêu dùng thay đổi nên đại đa số người dân hiện nay đều sử dụng túi nilong trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, tập quán sản xuất tại rất nhiều các vùng nông thôn hiện nay cũng đang thay đổi, số hộ gia đình duy trì hoạt động chăn nuôi là rất thấp nhiều nơi người dân cũng không còn gắn bó với hoạt động nông nghiệp. Ngoài ra, do dân số nông thôn tiếp tục tăng trong khi quỹ đất có hạn cũng khiến các vấn đề về rác thải sinh hoạt ngày càng trở lên trầm trọng, điều này đúng với cả những địa phương đã quy hoạch được bãi đổ rác, thậm chí tổ chức được đội thu gom rác chứ chưa nói tới nhiều địa phương chưa có các hoạt động này.Sự thay đổi về đời sống, thói quen sinh hoạt, tập quán sản xuất hay những yếu tố khách quan khác đang từng ngày, từng giờ tác động tới môi trường tại các khu vực nông thôn song ý thức của người dân với vấn đề bảo vệ môi trường mới là nguyên nhân chính dẫn tới các vấn đề ô nhiễm môi
trường tại nhiều địa phương hiện nay. Nếu thay đổi được ý thức của người dân về các hoạt động bảo vệ môi trường chắc chắn môi trường tại các địa phương sẽ được cải thiện. Dưới đây là cụ thể các nguyên nhân được người dân tại Kim Bảng và Lý Nhân đề cập tới trong việc xác định “thủ phạm” chính gây ô nhiễm môi trường tại các địa phương.
Bảng 2.7: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại Kim Bảng và Lý Nhân
Nguyên nhân
Chung Kim Bảng Lý Nhân Tần suất % Tần suất % Tần suất %
Người dân thiếu ý thức BVMT 855 88,0 504 87,5 315 88,6 Chính quyền địa phương chưa quan
tâm đến BVMT
329 33,8 219 38 110 27,8
Do hoạt động sản xuất kinh doanh 54 5,6 49 8,5 5 1,3 Do thiếu chỗ đổ rác được quy hoạch 386 39,7 214 37,2 172 43,4 Kết quả tại bảng khảo sát trên có thể khiến nhiều người cảm thấy ngạc nhiên khi ở phần trên rất nhiều người dân tỏ ra quan tâm tới các vấn đề về bảo vệ môi trường, tuy nhiên như đã nói từ nhận thức tới hành vi là cả một quá trình, nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường có tốt đến đâu thì cũng không thể có hành vi với môi trường tốt nếu như ở địa phương không có đội thu gom rác, không có chỗ để người dân có thể đổ rác theo đúng quy định. Rõ ràng để thay đổi được nhận thức của 88% người dân tại Kim Bảng và Lý Nhân liên quan tới hoạt động bảo vệ môi trường là điều không hề dễ dàng và điều kiện cho sự thay đổi này không thể chỉ dừng lại ở riêng các hoạt động truyền thông môi trường mà còn cần tới các hoạt động thiết thực khác cũng như cần có sự tham gia nhiều hơn của các bên có liên quan trong đó có các tổ chức tôn giáo kể cả với những mô hình cụ thể như thu gom rác. Ngoài nguyên nhân căn bản nói trên, một trong các nguyên nhân được người dân Hà Nam đề
cập đến chiếm tỷ lệ cao thứ 2 đó chính là do chính quyền địa phương chưa quan tâm đến các hoạt động bảo vệ môi trường.
Liên quan tới nguyên nhân người dân thiếu ý thức đối với các vấn đề bảo vệ môi trường, hiện tượng người dân vứt rác bừa bãi chính là một ví dụ điển hình. Không chỉ vứt bừa bãi trong khuôn viên “làng xóm” mình nhiều người dân còn tranh thủ mang rác sang vứt cả ở những khu vực lân cận, nhất là những nơi công cộng, thậm chí là cả nghĩa trang, trong trường hợp này được coi là vứt trộm rác: “cái nghĩa trang ở ngoài kia, cách đây 2 năm tất cả mọi nơi cứ đem rác ra đấy đổ, 2 người đèo nhau thì có 1 bao hay ông thì túi xách ông thì bao tải lăn hết ra đấy, chỉ trong vòng có mấy tháng trời mà có 1 đoạn đường gần như đầy kín xong rồi xã phải tổ chức san dẹp, không cho đổ rác, tổ chức cho người theo dõi mới cấm được” (Nam, cán bộ xã Xuân Khê, Lý Nhân, Hà Nam). Thậm chí, nếu chỉ một làng hay một xã thành lập đội thu gom rác thì hiệu quả thường rất thấp do bị các xã bên tập trung rác lại. Điều này vô tình gây áp lực rất lớn nên đội thu gom rác và cũng là nguyên nhân quan trọng khiến nhiều mô hình thu gom rác của các địa phương phải chấm dứt hoạt động do rác thì ngày càng nhiều mà thu nhập của người thu rác lại thấp và chậm được cải thiện.
Rác thải sinh hoạt được phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau trong hoạt động sống và sinh hoạt của con người. Để hiểu rõ hơn về thực trạng rác thải sinh hoạt tại Kim Bảng và Lý Nhân hiện nay, cần tập trung phân tích các loại rác thải sinh hoạt mà các hộ dân tại các địa phương xả, thải ra trong cuộc sống hàng ngày.
Bảng 2.8: Thực trạng các loại rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại huyện Kim Bảng và huyện Lý Nhân
Chung Kim Bảng Lý Nhân Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % Rau, thực phẩm, chất
hữu cơ dễ phân hủy
724 48,3 415 55,3 309 41,2
Túi nilon 1292 86,1 665 88,7 627 83,6 Giấy, bìa carton 82 5,5 19 2,5 63 8,4 Nhựa, cao su 31 2,1 12 1,6 19 2,5 Vải sợi, vật liệu sợi 26 1,7 20 2,7 6 0,8 Gỗ, rác sân vườn 379 25,3 233 31,1 146 19,5 Các loại khác 52 3,5 19 2,5 33 4,4
Như chúng ta đã biết, rác thải sinh hoạt hiện đang là vấn đề môi trường “nhức nhối” không chỉ riêng của Việt Nam mà của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay. Rác thải sinh hoạt không chỉ tấn công mạnh mẽ các đô thị sầm uất, đông đúc dân cư – nơi được coi là nguồn gốc phát sinh chủ yếu các loại rác thải sinh hoạt mà hiện nay, tại các vùng nông thôn khái niệm “sức tải” của môi trường đối với vấn đề rác thải sinh hoạt cũng dường như đã quá giới hạn. Đó chính là lý do bài toán ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm rác thải sinh hoạt không chỉ được đặt ra với các đô thị lớn mà đối với các vùng nông thôn hiện nay nó cũng đang trở lên hết sức cần thiết và cấp bách.
Thật vậy, rác thải sinh hoạt bao gồm rất nhiều các thành phần khác nhau, tuy nhiên theo kết quả khảo sát tại 2 huyện Kim Bảng và Lý Nhân tỉnh Hà Nam thì rác thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất là túi nilon với 86,1%; loại rác thải chiếm tỷ lệ cao thứ 2 tại các địa bàn khảo sát chính là rau, thực phẩm, chất hữu cơ dễ phân hủy với tỷ lệ là 48,3%. Gỗ, cành cây, rác sân vườn chiếm tỷ lệ cao thứ 3 trong tổng số các loại rác thải sinh hoạt tại Hà Nam chiếm 25,3%.
Như vậy, nếu chúng ta làm phép tính cộng trên tổng thể các loại rác thải sinh hoạt tại Hà Nam hiện nay thì tỷ lệ rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn khoảng 70%. Các loại rác khác như giấy, bìa carton, vải sợi, nhựa, cao su chiếm tỷ lệ khá thấp cụ thể trong đó giấy, bìa carton (5,5%); nhựa, cao su (2,1%) và vải sợi, vật liệu sợi chỉ chiếm 1,7%. Một trong các lý do quan trọng để lý giải cho thực trạng thành phần các loại rác thải sinh hoạt tại Hà Nam theo kết quả khảo sát trên với thành phần chủ yếu là các loại rác thải hữu cơ bởi hầu hết các hộ gia đình khảo sát tại Hà Nam đều là các hộ nông nghiệp, nên các loại rác thải của họ đều là các loại rau, cỏ, thực phẩm thừa của gia súc, gia cầm là chủ yếu còn các loại rác thải vô cơ, tái chế được như nhựa, giấy, bao bì carton chiếm tỷ lệ rất ít, hầu như không đáng kể là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi đơn giản rác sinh hoạt được phát sinh từ chính cuộc sống và hoạt động sống của con người.
Khi so sánh các loại rác thải sinh hoạt ở các hộ gia đình khảo sát tại huyện Lý Nhân và huyện Kim Bảng, nhìn chung về thành phần tỷ lệ rác thải sinh hoạt cũng tương đồng với số liệu chung trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy đó là tỷ lệ rác thải sinh hoạt của huyện Kim Bảng nhiều hơn so với huyện Lý Nhân cụ thể trong khi loại rác thải là rau, thực phẩm, chất hữu cơ dễ phân hủy của Kim Bảng chiếm tỷ lệ là 55,3% thì Lý Nhân chỉ chiếm 41,2% hay túi nilon huyện Kim Bảng chiếm 88,7% thì huyện Lý Nhân chiếm 83,6%. Điều này cũng phần nào đã minh chứng cho việc tại sao tỷ lệ người dân Kim Bảng đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương cao hơn hẳn so với ở Lý Nhân theo kết quả khảo sát ở trên.
Trong các yếu tố tác động tới hành vi xả, thải rác thải sinh hoạt của người dân thì có lẽ yếu tố nghề nghiệp có liên quan và tác động lớn nhất. Cụ thể với mỗi ngành nghề sẽ có tỷ lệ xả, thải rác là không giống nhau. Bảng kết quả khảo sát dưới đây sẽ phần nào làm rõ điều đó.
Bảng 2.9: Bảng tương quan giữa nghề nghiệp với các loại rác thải sinh hoạt tại Hà Nam (%) Nông dân Công nhân Cán bộ, viên chức Buôn bán, kinh doanh Rau, thực phẩm, chất
hữu cơ dễ phân hủy
43,8 73 94,4 67,8
Túi nilon 85,1 88,9 94,4 100
Giấy, bìa carton 2,6 9,5 38,9 34,4
Nhựa, cao su 0,5 1,6 11,1 24,4
Vải sợi, vật liệu sợi 1,7 1,6 16,7 1,1
Gỗ, rác sân vườn 27 15,9 16,7 25,6
Các loại khác 2,9 0 0 13,3
Bảng tương quan kết quả khảo sát giữa nghề nghiệp với các loại rác thải sinh hoạt tại Hà Nam cho thấy được sự khác biệt nhất định trong thành phần rác thải giữa các hộ gia đình có nguồn thu chính từ các ngành nghề khác nhau. Đối với thành phần rác thải là rau, thực phẩm, chất hữu cơ dễ phân hủy thì trong tổng số các hộ gia đình là cán bộ, viên chức được khảo sát thì có tới 94,4% có xả, thải ra hàng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất; các gia đình có nghề nghiệp chính là công nhân (73%); các hộ buôn bán, kinh doanh (67,8%) và thấp nhất là các hộ làm nông nghiệp chỉ chiếm 43,8%. Lý giải cho thực trạng các hộ có nghề nghiệp chính từ nông nghiệp có thành phần rác thải sinh hoạt