Truyền thông về bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu Thực trạng rác thải sinh hoạt và các hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nam (nghiên cứu trường hợp tại huyện Kim Bảng và huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam (Trang 77)

10. Khung lý thuyết

3.1.Truyền thông về bảo vệ môi trƣờng

3.1.1. Tổ chức tham gia truyền thông về bảo vệ môi trƣờng

Hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường là hoạt động được thực hiện chiếm tỷ lệ cao nhất theo kết quả khảo sát tại Hà Nam. Đối với hoạt động này thì có tới 89,2% người dân khẳng định có sự tham gia của chính quyền địa phương, con số này cao gấp gần 2 lần so với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể (45,4%) và cao gấp 3 lần sự tham gia của các tổ chức tôn giáo (29,4%). Tuy nhiên ở những địa phương các tổ chức tôn giáo có tổ chức các hoạt động này người dân đều đánh giá cao sự tham gia của các tổ chức này. Rõ ràng nếu có sự tham gia của các tổ chức tôn giáo các hoạt động bảo vệ môi trường tại các địa phương sẽ có thêm nhiều điều kiện để có thể thực hiện tốt hơn khi mà diễn biến các vấn đề môi trường vẫn hết sức phức tạp.

Biểu đồ 3.1: Các tổ chức tham gia truyền thông bảo vệ môi trường tại Kim Bảng và Lý Nhân (%) 89.2 87.8 90.2 45.4 33.8 54.5 29.4 32.9 26.6 5 6.9 3.5 0 20 40 60 80 100 Chung Kim Bảng Lý Nhân

Chính quyền địa phương Đoàn thể địa phương

Tổ chức tôn giáo Khác

Nhìn chung, biểu đồ trên cho thấy không có sự khác biệt về thứ tự của các tổ chức tham gia tuyên truyền về bảo vệ môi trường tại Kim Bảng và Lý Nhân.

đoàn thể, thứ 3 là tổ chức tôn giáo. Cụ thể như sau: tại Lý Nhân các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường gắn rất chặt chẽ với vai trò của chính quyền địa phương (90,2%), bên cạnh đó, Kim Bảng lại là địa phương có nhiều ý kiến của cộng đồng ghi nhận sự tham gia của các tổ chức tôn giáo đối với hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường chiếm tỷ lệ 32,9%.

Thông thường các hoạt động truyền thông về môi trường của chính quyền, đoàn thể địa phương đều được lập kế hoạch và phổ biến rộng rãi trong phạm vi của địa phương điều này khá khác biệt so với các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Sinh hoạt tôn giáo của đạo Phật thường không bao gồm cả cộng đồng theo tôn giáo mà chỉ tập trung vào một số nhóm nhất định như các phật tử, hội người cao tuổi…đồng thời các sinh hoạt này cũng thường không được thực hiện một cách thường xuyên. Ngược lại các sinh hoạt Công giáo lại diễn ra thường xuyên (hàng tuần đều có các buổi làm lễ tại nhà thờ) và có sự tham gia đông đảo của những tín đồ từ trẻ con tới người già, do đó việc truyền thông của các Công giáo cũng diễn ra thường xuyên hơn. Mặt khác, nhà thờ của các tổ chức tôn giáo cũng được thiết kế khá phù hợp với mô hình nơi tổ chức cho các hoạt động tuyên truyền về môi trường. Tuy nhiên qua thực tế khảo sát, riêng đối với các vấn đề về môi trường các hoạt động này nhìn chung còn vắng bóng ở cả 2 tôn giáo tại các địa bàn được khảo sát.

3.1.2. Nội dung truyền thông về bảo vệ môi trƣờng

Bảng 3.2: Thông điệp truyền thông tại Kim Bảng và Lý Nhân

Tổ chức địa phương Tổ chức tôn giáo Thông tin môi trường, ô nhiễm môi trường 1001 88,3% 203 60,6% Vai trò của môi trường đối với sức khỏe và

cuộc sống con người

584 51,5% 166 49,6%

Các mô hình/hoạt động bảo vệ môi trường 327 28,9% 80 23,9% Tuyên truyền về ý thức, hành vi ứng xử

với môi trường

694 61,3% 244 72,8%

Phân tích các thông điệp truyền thông nói trên cho thấy các tổ chức địa phương và các tổ chức tôn giáo khi tiến hành các hoạt động truyền thông môi trường đã biết tận dụng tối đa những “thế mạnh” của mình. Đối với các tổ chức địa phương các thông tin về môi trường, ô nhiễm môi trường chiếm tỷ lệ cao nhất (88,3%) do bản thân các cơ quan này thường xuyên cập nhật và có được các kết quả cụ thể mới nhất về tình hình môi trường. Ngược lại với các tổ chức tôn giáo việc tuyên truyền nâng cao ý thức, hành vi ứng xử về môi trường nổi bật hơn cả (72,8%%) do bản thân các tổ chức này vốn có hệ thống giáo lý, lời khuyên rất đa dạng và có sức thuyết phục cao với hành vi của các tín đồ. Đặc biệt đối với các vùng Công giáo uy tín của cha xứ thường cao do vậy lời nói của cha xứ thường có sức thuyết phục và có sự tuân thủ của đông đảo người Công giáo: “Nhắc được vì khi làm lễ xong chỉ nhắc vài câu thôi mà, thế thôi chứ có cái gì đâu, nhưng mà ông ấy cũng quan tâm, những ngày lễ lớn ông ấy cũng tuyên truyền thế này thế khác cho môi trường nó sạch đẹp, trong các buổi lễ ông ấy cũng có nói đấy. Nhưng các ngày thông thường chỉ làm lễ là dịp chính thôi ngoài ra không làm” (Nam, cán bộ mặt trận thôn Đại Phú, Lê Hồ, Kim Bảng).

Cũng giống với các nội dung truyền thông đã phân tích ở trên, tổ chức địa phương và tổ chức tôn giáo cũng đã chọn các hình thức, phương thức ưu thế nhất của mình để truyền tải các thông điệp có liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường cho người dân tại Kim Bảng và Lý Nhân.

3.1.3. Hình thức thực hiện truyền thông về bảo vệ môi trƣờng

Bảng 3.3: Hình thức của hoạt động truyền thông tại Kim Bảng và Lý Nhân

Hình thức Tổ chức địa

phương

Tổ chức Tôn giáo

Tổ chức phát tờ rơi, treo panô, apphich 288 25,5% 29 8,7% Tổ chức các buổi phát thanh 807 71,4% 17 5,1% Đến từng nhà để tuyên truyền 228 20,2% 2 0,6%

Truyền thông trong các buổi họp/sinh hoạt CĐ 762 67,4% 34 10,1% Truyền thông trong các buổi lễ 16 1,4% 297 88,7% Truyền thông trong các buổi học giáo lý 4 0,4% 192 57,3% Lồng ghép trong hệ thống giáo lý, kinh sách 2 0,2% 171 51% Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về MT và BVMT 59 5,2% 12 3,6% Phối hợp cùng với các tổ chức thực hiện truyền

thông MT

66 5,8% 12 3,6%

Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên về MT 107 9,5% 11 3,3%

Bảng số liệu trên cho thấy, trong rất nhiều các hình thức truyền thông các nội dung có liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường thì chỉ có một số hình thức chiếm ưu thế hơn cả như: tổ chức các buổi phát thanh; tổ chức trong các buổi sinh hoạt cộng đồng; trong các buổi lễ, trong các buổi học giáo lý. Hình thức được sử dụng nhiều nhất đối với các tổ chức địa phương là tổ chức các buổi phát thanh chiếm tỷ lệ là 71,4%; trong khi các tổ chức tôn giáo thì hình

thức chiếm tỷ lệ cao nhất là truyền thông trong các buổi lễ chiếm 88,7%. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi với các tổ chức địa phương thì các nội dung được phát qua đài phát thanh hay các buổi sinh hoạt cộng đồng là do chính bản thân các tổ chức này đứng ra tổ chức, phụ trách vì vậy việc truyền tải các thông điệp môi trường đối với các tổ chức này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Còn đối với các tổ chức tôn giáo, chỉ khi có các buổi lễ thì đó mới là lúc người dân tập trung đông nhất và lúc này hoạt động tuyên truyền được diễn ra thì sẽ được nhiều người biết đến hơn cả. Như vậy, một lần nữa có thể thấy rằng đối với bất kỳ tổ chức nào, tổ chức địa phương hay tổ chức tôn giáo thì cũng có những mặt mạnh và mặt yếu nhất định. Do đó rất cần thiết sự phối, kết hợp giữa các tổ chức trong việc thực hiện việc truyền tải các thông điệp môi trường đến người dân để hoạt động này đạt hiệu quả cao nhất.

Đối với các hoạt động truyền thông môi trường sự khác biệt còn đến từ tần suất thực hiện các hoạt động này.

Bảng 3.4: Tần suất thực hiện các hoạt động truyền thông môi trường tại Kim Bảng và Lý Nhân(%)

Tháng/lần Tổ chức địa phương Tổ chức tôn giáo

1 tháng/ 1 lần 44,7 53,7

2 tháng/1 lần 11,4 26,6

3 tháng/1 lần 21,8 14

4 tháng/1 lần 7,8 3

Lâu hơn 14,3 2,7

Do đặc thù của các sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt là tại các vùng Công giáo nên tần suất thực hiện các hoạt động truyền thông môi trường của các tổ chức tôn giáo tại Hà Nam nhỉnh hơn so với các tổ chức địa phương. Tuy nhiên, khác với các tổ chức của địa phương, các hoạt động truyền thông về môi trường của các tổ chức tôn giáo nhìn chung thường mang tính lồng ghép, do đó thời

gian thực hiện các hoạt động này thường ngắn và đôi khi không cố định. Thời điểm lồng ghép các nội dung truyền thông môi trường thường là sau khi phần lễ chính kết thúc, tuy nhiên trong những dịp đặc biệt các hoạt động này có thể được ưu tiên lên trước thời gian làm lễ. Riêng vào các ngày lễ hội lớn thường các hoạt động truyền thông môi trường cũng được ưu tiên nhiều hơn ở các trước, trong và sau lễ hội.

“Cha hay nhắc nhở mọi người đi lễ phải giữ vệ sinh môi trường rồi thỉnh thoảng sau các buổi lễ cha cũng hay nói đến vấn đề môi trường hiện nay ô nhiễm như nào và cần phải bảo vệ môi trường sống của chúng ta.” (Nữ, nông dân, Đại Phú, Lê Hồ, Kim Bảng).

3.1.4. Hiệu quả của hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trƣờng

Tuy có những sự khác biệt nhất định nhưng có thể khẳng định rằng dù các tổ chức địa phương hay các tổ chức tôn giáo tham gia tổ chức các hoạt động truyền thông môi trường đều được người dân ghi nhận và đánh giá cao. Mục đích cuối cùng của các hoạt động này đều hướng tới việc nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với vấn đề bảo vệ môi trường qua đó cải thiện hành vi của mỗi người để đảm bảo một môi trường sống trong lành. Bản thân người dân cũng đều mong muốn các tổ chức này tiếp tục phát huy vai trò của mình trong các hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng.

Bảng 3.5: Hiệu quả của hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường tại Kim Bảng và Lý Nhân

Tổ chức địa phương Tổ chức tôn giáo Nhiều người biết được thông tin về MT 243 21,4% 140 41,7% Nhiều người có ý thức hơn trong BVMT 217 19,2% 48 14,3% Người dân có nhiều hành vi BVMT 257 22,7% 60 17,9%

Sự khác biệt về hiệu quả của các hoạt động truyền thông môi trường ở đây là không nhiều và có lẽ cũng không cần phải quá quan tâm vào sự khác biệt giữa hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức tôn giáo và các tổ chức địa phương vấn đề cần quan tâm ở đây chính là hiệu quả của các hoạt động này. Rõ ràng các hoạt động truyền thông môi trường dù của tổ chức nào thực hiện theo đánh giá của người dân đều đã có những hiệu quả quan nhất định trong việc thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của người dân đối với các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, bảng kết quả khảo sát cho thấy hiệu quả mà hoạt động truyền thông vẫn còn ở mức tương đối hạn chế. Tỷ lệ người dân đánh giá hiệu quả môi trường không có gì thay đổi vẫn ở mức cao nhất. Đó là một thực tế mà chúng ta cần quan tâm, khi mà hoạt động truyền thông muốn đạt hiệu quả cao thì cần phải được phối, kết hợp với nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như nội dung truyền thông, cách thức truyền thông, tần suất và 1 phần quan trọng không thể thiếu đó là tổ chức đứng ra thực hiện hoạt động truyền thông nữa… Nếu các tổ chức địa phương và các tổ chức tôn giáo có thể phối kết hợp với nhau thông qua việc phát huy điểm mạnh của từng tổ chức cho mục đích truyền thông môi trường, rộng hơn là bảo vệ môi trường chắc chắn hiệu quả của các hoạt động này sẽ không chỉ dừng lại ở những con số nói trên và cũng không chỉ dừng lại ở các lĩnh vực nói trên: “Qua các đoàn thể, Ban hành giáo chịu trách nhiệm nhắc nhở ví dụ người ta đến sinh hoạt thường kỳ của đoàn thể người ta thì lồng ghép vào đấy thì mình nhắc vì có việc gì cần nhắc nhở người ta thì Ban hành giáo có quyền đứng ra nhắc nhở, nhắc nhở thì mình đứng ra kết hợp với chính quyền địa phương là hiện nay thì như thế này về môi trường, người ta sẽ hưởng ứng là người ta sẽ về nói với gia đình người ta sẽ tự khác làm. Mình chỉ cần nhắc nhở để tránh hoặc tôi lấy ví dụ khi mà những người cứ vứt bừa bãi kia có khả năng mình nhắc rồi, một vài lần, nhiều lần mà vẫn vứt mà có người phát hiện ra người ta tố cáo thì chúng tôi

sẽ nói thì rất khoát là người ta sợ”(Nam, trưởng ban trùm giáo xứ Đại Phú, Lê Hồ, Kim Bảng)

3.2. Dọn vệ sinh định kỳ

3.2.1. Tổ chức tham gia dọn vệ sinh định kỳ

Trong các hoạt động bảo vệ môi trường, các hoạt động truyền thông môi trường giống như các hoạt động mang tính lý thuyết. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của hoạt động này cũng như đối với hoạt động bảo vệ môi trường nói chung không thể thiếu được các hoạt động “cụ thể” có thể nhìn thấy, cảm nhận thấy. Chính vì thế các hoạt động như dọn dẹp vệ sinh định kỳ, xây dựng đội thu gom rác thải chính là những mô hình, cách thức bảo vệ môi trường thiết thực giúp người dân cảm nhận được lợi ích của các hoạt động bảo vệ môi trường. Do đó, việc tổ chức dọn dẹp vệ sinh định kỳ được thực hiện hầu hết ở các địa phương khảo sát ngay cả ở những địa phương chưa thể tổ chức được đội thu gom rác thải. Các hoạt động này thường được thực hiện không thường xuyên tuy nhiên cũng có những địa phương tổ chức thành các hoạt động thường xuyên của cộng đồng vào cuối tuần hoặc cuối tháng.

Biểu đồ 3.2: Các tổ chức tham gia hoạt động dọn dẹp vệ sinh định kỳ tại Kim Bảng và Lý Nhân (%) 0 20 40 60 80 Chung Kim Bảng Lý Nhân 77.2 78.6 75.9 54.5 38.8 51.5 15.7 17.8 13.7 9.7 10.3 9.1

Chính quyền địa phương Đoàn thể địa phương Tổ chức tôn giáo Khác Tương tự như hoạt động truyền thông môi trường, hoạt động dọn dẹp vệ sinh định kỳ tại các địa phương khảo sát được tổ chức chủ yếu bởi chính quyền địa phương (75,9%), đứng thứ hai là các đoàn thể của địa phương (51,5%), các tổ chức tôn giáo ở vị trí thứ 3 (13,7%%) còn lại là các tổ chức, đơn vị khác (9,1%). Khác biệt giữa các địa phương là không nhiều. Việc tổ chức các hoạt động dọn dẹp vệ sinh định kỳ thường được bắt đầu từ các ngày lễ lớn trong năm như Quốc khánh, 30-4 và 1-5 hay các dịp lễ tết cuối năm, bên cạnh đó là các ngày lễ, hội của các tôn giáo ở địa phương. Dần dần các hoạt động này được mở rộng và thực hiện một cách thường xuyên tại nhiều địa phương: “Bên nhà thờ thì cũng sẵn sàng, tôi bảo với các cô là nếu vào ngày 2/9 hay các ngày lễ của xã hội hay các ngày lễ của chúng tôi như Lễ Phục sinh, Noel…những các ngày ấy đều dọn vệ sinh hết mà xã hội thì ví dụ như những ngày kỷ niệm của đất nước thì các ông, các bà hô hào thì các con cháu hưởng ứng tham gia ngay” (Nam, trưởng ban trùm giáo xứ Đại Phú, Lê Hồ, Kim

Bảng), song cũng có không ít các địa phương đã không còn duy trì hoạt động này với hai lý do chính: (i) đội thu gom rác thải được thành lập và thực hiện luôn công việc dọn dẹp vệ sinh định kỳ, (ii) hoạt động chỉ mang tính chất phong trào nên thiếu tính tính bền vững.

Việc nhắc nhở, tạo lập thói quen dọn dẹp vệ sinh môi trường định kỳ cho cộng đồng là hết sức cần thiết để các hoạt động bảo vệ môi trường có sức lan tỏa rộng rãi trong đông đảo các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên, hiện nay hiếm có một địa phương nào thực hiện hoạt động này một cách thường xuyên mà

Một phần của tài liệu Thực trạng rác thải sinh hoạt và các hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nam (nghiên cứu trường hợp tại huyện Kim Bảng và huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam (Trang 77)