Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank – Chi Nhánh Nghệ An (Trang 55)

- Cho vay hỗ trợ khách hàng cá nhân tiêu dùng

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH NGHỆ AN

2.2.1. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An.

Nghệ An

2.2.1. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An. Nghệ An.

Việc cho vay khách hàng nói chung và KHCN nói riêng tại Vietinbank theo một quy trình thống nhất đảm bảo sự tuân thủ đúng quy định của NHNN cũng như các quy định của Vietinbank.

Bước 1: Xác định giới hạn tín dụng của khách hàng

Sau khi tiếp xúc với khách hàng về nhu cầu vay vốn, trên cơ sở các hồ sơ tài liệu khách hàng cung cấp về hồ sơ pháp lý như: Chứng minh nhân dân, hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, giấy phép đăng ký kinh doanh,…nhân viên ngân hàng sẽ cùng khách hàng đi thẩm định thực tế tính chính xác các hồ sơ khách hàng cung cấp cũng

như uy tín và khả năng của khách hàng. Kết quả thẩm định ngân hàng sẽ trả lời cho khách hàng biết được việc đáp ứng các nhu cầu vay vốn. Có thể bằng, thấp hơn hoặc cao hơn đề nghị của khách hàng. Việc trả lời được ngân hàng thực hiện bằng thông báo cấp GHTD cho khách hàng trong đó thể hiện số tiền mà ngân hàng có thể đáp ứng tối đa cho khách hàng trong khoảng thời gian là 12 tháng, hình thức cấp tín dụng và biện pháp bảo đảm các khoản tín dụng.

Bước 2: Cấp tín dụng cho khách hàng

Sau khi ngân hàng đồng ý cấp GHTD cho khách hàng, dựa trên các phương án mà khách hàng có nhu cầu và đảm bảo yêu cầu của ngân hàng đưa ra về tính hiệu quả của phương án, biện pháp đảm bảo khoản tín dụng,….. ngân hàng sẽ hiện thực hóa bằng việc cấp cho khách hàng khoản tín dụng có thể bằng hình thức: Cho vay, bảo lãnh, ….Thông thường ngoài hồ sơ mà khách hàng đã cung cấp ban đầu khi cấp GHTD thì khách hàng phải cung cấp hồ sơ về khoản vay như: Giấy đề nghị vay vốn/bảo lãnh…phương án kinh doanh, hợp đồng kinh tế….và hồ sơ về tài sản đảm bảo như: Chứng thư sử dụng/sở hữu của các tài sản đảm bảo,…Các hồ sơ này ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về mặt luật pháp còn phải đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng đưa ra theo các thời điểm cụ thể.

Bước 3: Giải ngân và theo dõi khoản vay

Sau khi đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ, tài liệu của ngân hàng, hai bên sẽ đi đến ký kết HĐTD, giải ngân khoản vay. Việc giải ngân khoản vay có thể tiến hành bằng hình thức chuyển khoản cho đối tác của khách hàng hoặc giải ngân tiền mặt trực tiếp cho khách hàng. Thông thường đối với cho vay KHCN việc giải ngân có thể chuyển khoản trực tiếp cho đối tác của khách hàng để thanh toán tiền mua hàng hoặc giải ngân bằng tiền mặt để bù đắp các khoản mua hàng đã phát sinh trong quá khứ với đầy đủ chứng từ chứng minh nhưng không quá ba tháng. Dù hình thức giải ngân thế nào thì sau khi giải ngân, CBTD phải có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo của khách hàng để đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích và TSĐB còn nguyên vẹn đủ đảm bảo cho khoản vay. Việc kiểm tra sử dụng vốn có thể tiến hành định kỳ hoặc đột xuất và phải được thực hiện bằng văn bản làm việc.

Bước 4: Thu nợ

Sau khi thời gian cho vay kết thúc khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đến hạn đúng thời hạn cam kết trong HĐTD nếu không khoản vay sẽ chuyển nợ quá hạn và phải chịu lãi phạt cùng các biện pháp thu hồi nợ của ngân hàng. Việc trả nợ được thực hiện đúng cam kết sẽ tạo điều kiện cho hai bên thuận lợi hơn khi ký kết các HĐTD tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank – Chi Nhánh Nghệ An (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w