Yếu tố tự truyện trong không gian – thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 92)

thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới:

Có thể nói, đối với sáng tạo nghệ thuật, thời gian và không gian vừa là một thực tại khách quan, vừa là một sự tự ý thức của con ngƣời. Dù sự nhận dạng luôn đƣợc khởi đầu từ những cơ sở mang tính chất lịch sử, địa lý, nhƣng về mặt bản chất, thời gian và không gian trong tác phẩm văn học là một sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.

Theo giáo sƣ Trần Đình Sử, nhà văn sử dụng thời gian và không gian nhƣ một phƣơng tiện để tổ chức tác phẩm, đồng thời coi chúng là những hình tƣợng thể hiện sự cảm thụ của cá nhân mình về phƣơng thức tồn tại của đời sống. Thời gian và không gian nghệ thuật là những hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Trên cơ sở của thời gian và không gian của đời sống hiện thực, nhà văn sáng tạo nên hình tƣợng thời gian và không gian riêng nhằm bộc lộ những quan niệm của mình về bản thân chúng, đồng thời nhằm phản ánh đời sống theo quan điểm, lập trƣờng riêng của mình. Cũng vì thế mà thời gian và không gian nghệ thuật trong một tác phẩm thƣờng mang tính biểu trƣng và tính quan niệm.

Do khuynh hƣớng muốn đi sâu khám phá, tái hiện thế giới tinh thần của con ngƣời thời đại nhiều hơn là tái hiện thế giới đời sống với tất cả những quang cảnh, sự kiện, tính cách xã hội… cho nên, thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới đƣợc biểu hiện chủ yếu là thời gian và không gian của ý thức, của tâm tƣởng. Cũng chính vì thế mà yếu tố tự truyện đƣợc thể hiện khá rõ nét trong sự vận động của thời gian và không gian nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Khải.

Khác với thời gian thực tại, thời gian trong tác phẩm văn học là quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thời gian, nó đƣợc thể hiện trên hai bình diện: những suy nghĩ trực tiếp và cách tái hiện thời gian trong tổ chức tác phẩm. Mỗi nhà văn có một quan niệm và một cách tạo dựng hình tƣợng thời gian riêng. Nguyễn Khải là một nhà văn rất có ý thức về thời gian. Trong tiểu

thuyết của ông, thời gian sống hiện diện nơi những đổi thay của quang cảnh thiên nhiên, quang cảnh xã hội, nơi những đổi thay của số phận con ngƣời. Còn thời gian của nhân vật lại hiện diện nơi dáng vẻ bên ngoài, nơi ý thức, tâm trạng bên trong. Qua tác phẩm của Nguyễn Khải, ngƣời đọc còn nhận ra cả thời gian của chính tác giả hiện diện nơi sự đổi thay trong cảm xúc, trong quan niệm, trong cách nhìn thế giới. Có thể nói, đời sống trong tác phẩm văn học của Nguyễn Khải luôn tồn tại trong thế vận động, biến đổi không ngừng. Nguyễn Khải quan niệm thời gian “chỉ có ý nghĩa khi nó găn liền với sự sống của con người, với phát triển và tiến bộ. Nếu trái đất không còn sự sống nữa, trở lại cái trạng thái hoang sơ nguyên thủy thì thời gian tự nó cũng không có”

(Tuyển tập Nguyễn Khải – tập 2 – trang 750). Trong con mắt của ông, thời gian tự nhiên đã trở thành thời gian của con ngƣời. Thời gian là khách quan và vĩnh viễn những thời gian lại vô hình, nó chỉ thực sự hiện hữu, thực sự đƣợc cảm nhận khi con ngƣời xuất hiện. Con ngƣời, với tất cả những sắc thái của sự sống, chính là “chân dung một thoáng của cái vĩnh viễn, cái trường tồn”. Thời gian mang hình hài trăm năm hay một ngày, là “khoảng trống tối đen buồn thảm” hay “vùng chói sáng rực rỡ” phụ thuộc chủ yếu vào bản thân con ngƣời cùng với đời sống của nó. Chính vì vậy, trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới, sự cảm nhận thời gian luôn gắn liền với sự cảm nhận về ý nghĩa cuộc đời, về sự tồn tại của con ngƣời trong thế giới.

Thời gian với ý nghĩa triết học sâu xa của nó trong mối liên hệ với con ngƣời, đã lôi cuốn ngòi bút Nguyễn Khải. Lúc nhận ra cuộc sống và con ngƣời trong một chiều nhân sinh mới, cũng là lúc thời gian trở thành một ám ảnh đối với nhà văn. Các nhân vật của ông cảm nhận rất rõ về thời gian và thƣờng hay trăn trở về nó. Cảm nhận của các nhân vật về thời gian cũng chính là cảm nhận của Nguyễn Khải. Chẳng hạn ý niệm về thời gian của Quân có lúc rất cụ thể: “Mỗi người chúng ta vừa là sự hoàn thành của một quá khứ thăm thẳm… vừa là sự mở ra cho một tương lai rất xa xăm. Quá khứ là do người khác chuẩn bị cho mình, còn tương lai sẽ là phần mình phảI chuẩn bị cho người khác” (Tuyển tập Nguyễn Khải – tập 2 – trang 591).

Ở đây, chúng ta nghiên cứu về yếu tố tự truyện thể hiện qua thời gian, không gian nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Khải nên luận văn chỉ dừng ở một phạm vi hẹp để làm sáng tỏ vấn đề đang nghiên cứu.

Có thể nói, Nguyễn Khải là nhà văn đi nhiều, viết khoẻ. Mỗi chặng thời gian của cuộc đời sáng tác cũng nhƣ cuộc đời của bản thân ông đều có dấu ấn đậm nét trong từng tác phẩm. Chẳng hạn nhƣ năm 1957, Nguyễn Khải cho ra đời tác phẩm “Xung đột”, đây là kết qủa của chuyến đi thâm nhập thực tế của nhà văn ở vùng đạo gốc thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thời kỳ này Đảng ta đang tiến hành sửa sai trong cải cách ruộng đất và bắt đầu cuộc vận động phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Với nhãn quan chính trị nhạy bén, nhà văn ghi lại cuộc đấu tranh quyết liệt của cán bộ, bộ đội và nhân dân ta với bạn phản động đội lốt tôn giáo nổi lên chống phá cách mạng ở một xóm đạo. Cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt và phức tạp không chỉ ở từng thôn xóm mà còn trong từng gia đình, từng con ngƣời. Và nhƣ vậy, nhà văn đặt cho mình nhiệm vụ khám phá một hiện thực xã hội vốn rất căng thẳng và đầy mâu thuẫn ở một vùng nông thôn công giáo, nơi “mũi nhọn” của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ đầu xây dựng và cải tạo chủ nghĩa xã hội ở nông thôn miền Bắc.

“Xung đột”là tác phẩm có nhiều sáng tạo, với những trang viết nóng hổi hơi thở cuộc sống, với những nhận xét sắc sảo, tinh tế, tác phẩm đã đem đến cho nền văn học nƣớc ta một cái nhìn nghệ thuật mới mẻ, độc đáo về nông thôn. Năm 1960, trong phong trào xây dựng quê hƣơng mới và hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, Nguyễn Khải có mặt ở nông trƣờng Điện Biên, một nơi tiêu biểu thuộc miền rừng núi Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc. Và chính thời gian này, nhà văn đã viết những tác phẩm “Mùa lạc”, “Đứa con nuôi”, “Chuyện người tổ trưởng máy kéo”… Đó là những trang viết xúc động, sôi nổi mà ấm áp về một cuộc sống mới đang đƣợc dựng xây, về tình yêu và sự đổi thay của số phận con ngƣời, về những quan hệ đạo đức mới xã hội chủ nghĩa đầy tình thƣơng và trách nhiệm giữa con ngƣời với con ngƣời.

Cũng trong thời kỳ miền bắc ta đang đẩy mạnh phong trào hợp tác hoá nhằm đƣa nông thôn miền bắc tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, Nguyễn Khải đã viết “Tầm nhìn xa” “Người trở về” . Cũng vẫn cái cách gắn bó với thực tế của Nguyễn Khải, “Tầm nhìn xa” là kết quả chuyến đi của nhà văn về hợp tác xã Đồng Tiến, một hợp tác xã tiến tiến của tỉnh Phú Thọ. Trong cái ƣu việt của hợp tác xã, nhà văn lại nhìn ra vấn đề thời sự mang tầm chiến lƣợc – vấn đề mối quan hệ giữa quyền lợi tập thể, nhà nƣớc và quyền lợi cá nhân.

những con ngƣời mới đang hình thành, có bƣớc phát triển mới không chỉ về ý thức, tình cảm mà cả về hiểu biết, sáng tạo. Qua truyện “Người trở về”, Nguyễn Khải còn nêu lên một cách nhìn nông thôn mới của ta.

Khi đế quốc Mĩ leo thang chiến tranh đánh phá miền Bắc, Nguyễn Khải đã có mặt ở những nơi nóng bỏng của cuộc chiến đấu. Đến với các chiến sĩ ở đảo Cồn Cỏ, ông cho ra đời thiên ký sự “Họ sống và chiến đấu”, một trong những cuốn sách tràn đầy chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân đội ta. Đến với những chiến sĩ công binh đang trấn giữ một địa điểm cực kì ác liệt ở Trƣờng Sơn, ông viết “Đường trong mây”; vào đất lửa Vĩnh Linh, đến với những con ngƣời xông pha vƣợt mọi nguy hiểm để đƣa hàng tiếp tế ra Cồn Cỏ thì ông viết “Ra đảo”; đi chiến dịch đƣờng Chín – Nam Lào. ông viết “Chiến sĩ”; khi tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam, ông viết “Tháng ba ở Tây Nguyên”

Từ sau chiến thắng 1975, đất nƣớc thống nhất, Nguyễn Khải đến với một hiện thực hoàn toàn mới mẻ – hiện thực cuộc sống ở miền Nam sau giải phóng. Thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giờ đây không chỉ là chuyện thu non sông về một mối mà đem đến những thay đổi tận gốc rễ về mọi phƣơng diện của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá và về cả những thói quen trong đời sống thƣờng ngày. Cách mạng cũng đặt ra một cách cấp bách nhiệm vụ xây dựng một chế độ xã hội mới. Đối với các tầng lớp nhân dân và các giai cấp ở miền Nam, đây sẽ là cuộc thay đổi lớn trong suy nghĩ và tình cảm của mỗi ngƣời. Đặc biệt đối với những ngƣời từng gắn bó sâu sắc với chế độ cũ tất sẽ không tránh khỏi một cuộc đấu tranh tƣ tƣởng gay gắt và quyết liệt. Trƣớc hiện thực đa dạng và phức tạp đó, Nguyễn Khải vốn đã trải qua những năm tháng xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn miền Bắc, qua cuộc kháng chiến cứu nƣớc gian khổ, giờ đây lại đối mặt với một khía cạnh mới của hiện thực. Các tác phẩm “Cách mạng”, “Gặp gỡ cuối năm”, “Thời gian của người” đã ra đời trong khung cảnh đó. “Gặp gỡ cuối năm” có chủ đề nói về thái độ đối với cách mạng của những con ngƣời vốn có sự gắn bó với cuộc sống của chế độ Sài Gòn cũ. Cách mạng nhƣ một thực tại mới đã thuộc về tất yếu của lịch sử đòi hỏi họ phải có thái độ chấp nhận hay không đối với việc xây dựng một chế độ mới ở miền nam giải phóng, khƣ khƣ giữ lấy sự ràng buộc bởi quá khứ hay là vận động theo sự vận động tất yếu của

lịch sử. Chiến tranh đã kết thúc, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc sau gần một thế kỷ trong đau thƣơng và anh dũng đã giành đƣợc thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nƣớc. Song, ý nghĩa lớn lao của cách mạng, chân lý cách mạng trong nhận thức, trong tƣ tƣởng và tình cảm của con ngƣời, đặc biệt trong nhận thức của những ngƣời đã gắn bó sâu sắc với chế độ Sài Gòn cũ là điều Nguyễn Khải rất quan tâm. Làm sao cho những con ngƣời đó nhận ra đƣợc ý nghĩa nhân đạo của cách mạng và tự nguyện góp phần xây dựng cuộc sống mới, đó là điều quan trọng. Và đây chính là một tiếng nói của Nguyễn Khải vào thời kỳ này.

Khi chiến tranh đã qua đi, sức chi phối của những cuộc chiến tranh cũng lắng lại trong đời mỗi ngƣời. Bao vấn đề của cuộc sống nhân sinh lại cuốn hút sức tìm tòi khai phá của ngòi bút Nguyễn Khải. Tình yêu nghề nghiệp, những chuyện của cá nhân, biết bao vấn đề đặt ra bởi “mỗi đời người đều có một khoảng thời gian mãi mãi đứng nguyên đó, không trôi đi, không biến mất, chốc chốc lại chớp lên chiếu sáng tất cả”. (Thời gian của ngƣời).Nguyễn Khải lại có dịp đƣa ngòi bút của mình “đào bới” vào những nơi sâu kín nhất trong đời sống tâm hồn con ngƣời. Đồng thời, cũng vào thời kỳ này, sau khi cuộc chiến tranh đã chấm dứt, Nguyễn Khải mới có dịp suy ngẫm lại mọi vấn đề và đào sâu vào ý nghĩa còn nhiều điều sâu xa, lấp lánh của cuộc chiến đấu. Từ cuộc chiến đấu với biết bao sự hy sinh xƣơng máu của quân dân ta, ngòi bút của nhà văn đã theo sát, tìm hiểu, rút ra bao ý nghĩa của đời sống. Với

“Gặp gỡ cuối năm”, “Thời gian của người”, Nguyễn Khải đã đƣa đến cho mọi ngƣời những vấn đề hôm nay để cùng trao đổi, suy nghĩ và hành động. Suy nghĩ hồi tƣởng của bốn nhân vật: chị Ba Huệ – cán bộ huyện, Quân – sĩ quan quân báo, bác Hai Riềng – công nhân cao su và cha Vĩnh có thể coi là một trong những vấn đề nhƣ vậy: “Chúng ta đã có những năm tháng sống rất đẹp. Quãng đời tốt đẹp ấy mãi mãi ánh lên vẻ rực rỡ của nó và còn soi sáng cho nhiều năm tháng về sau. Trong chúng ta người nào tiếp thu được đầy đủ nhất tinh thàn của những năm tháng ấy sẽ đủ sức vượt qua mọi khó khăncủa cuộc sống hôm nay để mãi mãi trở thành một nhân cách đáng kiêu hãnh”.

(Thời gian của ngƣời). Đó là ý nghĩa của thời gian đã qua để cho mỗi ngƣời hôm nay dù là trong cuộc sống còn nhiều bất trắc vẫn phải vƣơn lên.

Khi đất nƣớc hòa bình, thực tiễn đất nƣớc giúp ông có điều kiện suy nghĩ, chiêm nghiệm, tìm hiểu cả phƣơng diện lạc hậu và bất lực của tôn giáo trong quá trình phát triển của xã hội lẫn hƣớng hòa hợp cùng dân tộc . Trong “Cha và Con và...”, “Điều tra về một cái chết” ông lên án và vạch trần bộ mặt những kẻ đội lốt tôn giáo đã hủy hoại cuộc sống của con ngƣời. Trong “Điều tra về một cái chết”, Tƣ Tốn – con ngƣời mới 40 tuổi đã bị chết thê thảm, bởi niềm tin tôn giáo bị phản bội. Mặt khác, ngòi bút Nguyễn Khải lại tỉnh táo nhận thức tôn giáo phục vụ cho cuộc sống con ngƣời, đề cao tôn giáo vì con ngƣời.

Thời kỳ đất nƣớc tiến hành đổi mới từ 1986, đặc biệt là sự xuất hiện của nền kinh tế thị trƣờng kéo theo nhiều sự thay đổi về các quan hệ xã hội và ngay cả trong quan niệm về cuộc sống của con ngƣời, Nguyễn Khải có dịp đến với nhiều miền đất lạ, trở lại những nơi ông đã từng qua, đã lấy tài liệu để viết suốt một thời tuổi trẻ. Ông cũng gặp lại những ngƣời quen cũ, bạn bè, ngƣời thân, họ hàng... Chính trong bối cảnh đó, ông đã viết về những con ngƣời mà lẽ sống duy nhất là suốt đời đóng góp cho cách mạng, cho đất nƣớc, dù trên đƣờng đời gặp nhiều gian nan và có cả những trắc trở lẽ ra không đáng có. Những con ngƣời vƣợt lên tất thảy, kiên trinh, tin tƣởng, vì một lẽ sống quý giá nhất của cuộc đời (hai ông già ở Đồng Tháp Mƣời).

Cũng ở thời kỳ này, Nguyễn Khải đã có thời gian để nghĩ về Hà Nội và ông còn có dịp ra thăm Hà Nội, những sáng tác về Hà Nội, nơi ông sinh ra và mang bao kỷ niệm thời tuổi trẻ cũng đƣợc ra đời . Đó là những trang viết ấm áp đầy thƣơng cảm. Ông viết về ngƣời cô họ, một ngƣời bình thƣờng nhƣ bao ngƣời khác nhƣng trong suy nghĩ và tình cảm của bà lại ẩn giấu nhiều giá trị nhân văn làm nên một phong thái Hà Nội. Đó là nếp ứng xử hợp tình hợp lý trong gia đình và ngoài xã hội, sang trọng, bản lĩnh, tự tin. Ngƣời cô đƣợc tác giả coi nhƣ “hạt bụi vàng” của Hà Nội và ao ƣớc “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó, ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng” (Một ngƣời Hà Nội).

Năm 2002, khi nhà văn bƣớc sang tuổi 70, lúc này ông mới có ý thức nói về mình nhiều hơn. Ông đã viết cuốn tiểu thuyết “Thượng đế thì cười” là tác phẩm có yếu tố tự truyện rất rõ nét trong không gian – thời gian nghệ thuật. Trong “Thượng đế thì cười”, Nguyễn Khải đã viết lại từng chặng đƣờng

trong cuộc đời và trong hành trình sáng tác của mình. Từ câu chuyện hiểu lầm

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 92)