II. Yếu tố tự truyện trong hệ thống nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Khải:
2. Người kể chuyện là nhân vật “Tôi” – ngôi thứ nhất:
Nhân vật “Tôi” này đã xuất hiện trong hầu hết các sáng tác của nhà văn suốt hơn 50 năm qua với một lý lịch không thay đổi và một nguyện vọng không thay đổi: một nhà báo, nhà văn cộng sản, trƣởng thành sau Cách mạng Tháng Tám, luôn mong muốn phản ánh một cách kịp thời, đầy đủ, chân thực và khách quan chân dung con ngƣời thời đại, với một ý thức hƣớng tới cái Chân - Thiện - Mỹ. Con ngƣời này đi nhiều, giao thiệp rộng; hiểu biết và thích quan sát, suy ngẫm, thích trò chuyện, lắng nghe; "vừa là nhân chứng vừa là tác nhân" của các cuộc gặp gỡ, hội ngộ. Ngƣời đọc dễ dàng nhận thấy đây là nhân vật mang đậm dấu ấn tiểu sử cuộc đời cũng nhƣ đặc điểm tâm lý, tính cách của tác giả.
Có thể nhận thấy rất rõ, cùng với thời gian, con ngƣời làm nghề viết lách này đã có một cuộc hành trình tƣ tƣởng khá lý thú. ở vào những năm tháng đầu của cuộc đời cầm bút, khi khí thế xây dựng Chủ nghĩa xã hội đang dân lên sôi nổi khắp cả miền Bắc, anh ta đã hăng hái đi tìm hình ảnh lý tƣởng về con ngƣời mới, con ngƣời mà theo anh ta, hội tụ đƣợc những vẻ đẹp cao quý của con ngƣời thời đại; với hy vọng xây dựng đƣợc những "nhân vật mới" cho một "nền văn học mới". Mang theo khát vọng trong sáng về một cuộc đời mới và một thế giới mới, với nhiệt tình của tuổi trẻ, con ngƣời cầm bút này đã ca ngợi, đề cao những phẩm chất mới mẻ nơi những con ngƣời lao động và những giá trị tốt đẹp mà cuộc sống mới đem lại cho họ; đồng thời cũng phê phán gay gắt những biểu hiện tiêu cực còn rơi rớt, những khiếm khuyết còn tồn tại trong cuộc sống cũng nhƣ trong những con ngƣời mới này. Khi cả dân tộc bắt đầu dốc lòng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, con ngƣời cầm bút này lại hăng hái đi đến các chiến trƣờng, đến với những ngƣời chiến sỹ. Với thái độ điềm tĩnh, chín chắn hơn của một ngƣời đã ít nhiều từng trải, anh ta tìm cách mô tả chân dung những ngƣời chiến sỹ trên các chiến trƣờng, những ngƣời anh hùng mang tinh thần quyết chiến và quyết thắng của dân tộc; với một ao ƣớc mới: nhận diện chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thời đại và sức mạnh to lớn của dân tộc. Cho đến ngày chiến tranh kết thúc, không dừng lại với những gì đã viết ra, con ngƣời này lại tiếp tục tìm cách gặp gỡ những chiến sĩ tiêu biểu của những chiến trƣờng mình chƣa kịp đến thời còn chiến tranh; tìm cách ngồi vào bàn khách của những
nhân vật thuộc "thế giới bên kia"; để tìm hiểu và lý giải thêm một lần nữa từ nhiều phía, chiến thắng oanh liệt của dân tộc.
Rồi chiến tranh kết thúc, đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế. Con ngƣời cầm bút lúc này không còn trẻ nữa, nhƣng khát vọng muốn đƣợc có mặt trong ngày hôm nay một cách có ý nghĩa, vẫn không thôi cháy lên trong lòng con ngƣời luôn thiết tha gắn bó với cuộc sống này. Lại những chuyến đi, những cuộc tiếp xúc. Nhân vật nhà văn, nhà báo già lặng lẽ với những chuyến đi; nhẩn nha dòm ngó, lắng nghe; cà kê trò chuyện, tâm sự với một thái độ khi kinh ngạc, thán phục, khi phẫn nộ chê bai, khi nhân nhƣợng, khoan thứ trƣớc vô vàn những cảnh đời, con ngƣời... thật sự đã là một ngƣời bạn tinh thần độc đáo, gần gũi và đáng yêu đối với độc giả.
Suốt đời mình, con ngƣời cầm bút này không ngừng trăn trở, băn khoăn với những câu hỏi. Thuở ban đầu là: "có hay không một con người lý tưởng trong đời sống thực?", "cuộc sống là gì thế? " và "có chiều sâu không, giới hạn của nó tận mãi đâu, còn có cái gì bên ngoài?" cái màn đêm đang bao quanh những vì sao, hình ảnh tƣợng trƣng cho cuộc sống bí ẩn đang bao quanh những con ngƣời mới (Hãy đi xa hơn nữa). Rồi tiếp đó: "Cái ác liệt (...) đã in lại dấu vết gì trong đôi mắt trong veo như trẻ thơ kia, cái gian khổ (...) có sức mạnh gì đối với nước da còn rất trắng và đôi môi còn đỏ tươi kia?" (Họ sống và chiến đấu) và "Nếu các anh vốn là thế, niềm tin của các anh chính là thế, thì tại sao? tại sao?" (Thời gian của Người).
Cho đến tận ngày hôm nay, những câu hỏi vẫn chƣa thôi dằn vặt con ngƣời luôn thiết tha muốn "tìm cho riêng mình một cách trả lời". Nào là:
"Trong cái thế giới mới mẻ và hết sức phức tạp này vị trí của anh Mười (người anh hùng trong chiến tranh - NTN) là ở chỗ nào? chẳng lẽ sự tồn tại của anh trong ngày hôm nay chỉ có ý nghĩa như một biểu tượng, như một kỷ niệm (...) chẳng lẽ lại là thế?" [23, tr.533]. Nào là: “Cái tính cách, cái phong độ của họ (những con người trẻ tuổi của hôm nay - NTN) liệu chừng có tạo được một ảnh hưởng tích cực và lâu dài nào tới sự phát triển của giống nòi? đã có những thay đổi nào tận đáy sâu, tận cội rễ trong cách sống, trong cách nghĩ, trong hành động, trong các mối quan hệ trước
và sau bốn chục năm qua? Trước đó là một người Việt Nam khác, có thể là thế không?” [23, tr.545]
Và rằng đối với những con ngƣời của ngày hôm nay liệu "tiền và danh có đủ sức mạnh văn hoá và tâm linh để níu kéo họ lại không?". Suốt cả cuộc đời gắn bó với cái nghiệp sáng tạo, vậy mà đến lúc già con ngƣời này vẫn chƣa hết ngạc nhiên: "Cũng lạ nhỉ? Làm nghệ thuật dưới ánh điện chói loà thì chỉ là một con bướm sặc sỡ (...) làm nghệ thuật trong cô đơn, trong bóng tối với rất nhiều buồn tủi thì lại đạt tới cái thần diệu của một nghệ thuật đích thực" [29, tr.78].
Với những câu hỏi tự đặt ra của mình, con ngƣời này đã dần ngộ ra đƣợc nhiều điều. Một trong những điều đó là: "Mãi mãi cái mà nhân loại được biết chẳng thấm thía gì với những cái mà triệu triệu con người vô danh mang theo vào lòng đất" [29, tr.104] và rằng một ngƣời cầm bút thì luôn cần phải "mở rộng cái biết của mình ra nhiều lĩnh vực, thuộc nhiều xu hướng khác nhau để có được sự rộng lượng với những người mãi mãi không thể giống mình" [29, tr.47].
Bám sát đời sống, không rời khỏi cái hôm nay, con ngƣời năng động và thông minh, luôn khao khát tìm tòi này đã sớm nhận ra thiếu sót thuở nào trong những quan niệm một thời của mình. Nhìn nhận lại quá khứ, nói thêm về những vấn đề mà mình đã từng nói thuở nào giờ đây bỗng trở thành một nguyện vọng thôi thúc trong con ngƣời làm nghề viết lách này. Chân thành và thẳng thắn, có phần cực đoan, anh ta bộc bạch sự thú nhận lại của mình:
"đã có một thời mà cái thời ấy kéo hơi quá dài, những ba chục năm, chúng ta chỉ tôn trọng có ý chí, có nghị lực, có chính trị, có tư tưởng..." [29, tr.478]. Anh ta không ngần ngại nói lên những cảm nhận mới về đời sống của ngày hôm nay: “Tôi chợt nhận ra sự sống đã trở lại, đã phá vỡ cái nền nếp khắc khổ của một thời nghiệp ngã, đã được sống đến triệt để, đến thoả thuê, sống bằng hết sức mạnh vốn có, những thèm khát vốn có. Vì đã từ lâu lắm rồi mỗi người chỉ còn sống với cái tối thiểu để tồn tại, tồn tại là trước hết”
[29, tr.470].
Không chỉ trăn trở nhận diện đời sống, con ngƣời cầm bút này còn rất thích nhìn lại bản thân, thích đem những thói xấu, những khiếm khuyết của mình ra để tự chế diễu trƣớc bạn đọc. Nào là "tài hèn mộng lớn", là "sống nhân
nhượng, viết cũng nhân nhượng (...) có mặt mà hoá không có mặt, có tiếng nói mà hoá ra không có tiếng nói". Sự nghiêm khắc đối với bản thân cùng khát khao đổi mới đã làm cho con ngƣời này có lúc trở nên thiên lệch, thiếu công bằng trong cái nhìn của mình. Là ngƣời hay lý sự, thích triết lý nhƣng anh ta luôn biết tự nhắc mình "Phải biết là trên đời này còn có nhiều lý sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết" [28, tr.327].
Khai thác cái tôi cá nhân, nhất là cái tôi phía khiếm khuyết để xây dựng nhân vật không còn là một điều gì đặc biệt, mới mẻ. Trƣớc đây cũng từng có những nhà văn (Nam Cao chẳng hạn) thành công ở phƣơng diện này. Tuy nhiên, với một bút pháp độc đáo, Nguyễn Khải đã thể hiện nét tài hoa riêng của mình. Cái tôi cá nhân của nhà văn đã đƣợc đƣa vào tác phẩm nhƣ một đối tƣợng thuộc khách thể. Cũng chính từ việc khai thác triệt để cái tôi cá nhân của mình mà nhà văn đã đem lại một vai trò, một vị trí mới cho ngƣời kể chuyện trong văn xuôi của mình. Có thể nói, nhân vật tôi này là biểu hiện của cái tôi nội dung mang tính hình thức. Nhà văn Tô Hoài từng nhận xét
"Nguyễn Khải là "một dạng Nguyễn Tuân", còn giáo sƣ Nguyễn Đăng Mạnh thì cho rằng đóng góp đặc sắc nhất của Nguyễn Khải chính là cái tôi cá nhân của con ngƣời nhà văn thể hiện ở mọi lúc mọi nơi trên từng trang viết. Từ các nhân vật chiến đấu vì lý tƣởng, nhân vật mang nặng ý thức hệ tôn giáo, đến nhân vật của cuộc sống đời thƣờng, Nguyễn Khải đã từ trƣờng diện xã hội tìm về với phƣơng diện cá nhân của cuộc đời con ngƣời; từ các vấn đề chính trị xã hội rộng lớn trở về với những vấn đề nhân sinh sâu sắc. Sự vận động của cảm hứng sáng tạo từ sử thi sang thế sự đời tƣ đã giúp ngòi bút nhà văn lý giải con ngƣời, cắt nghĩa hiện thực đời sống một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Không phải không có cơ sở khi nhà nghiên cứu văn học Vƣơng Trí Nhàn nhận định "Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải" [42, tr210-217]. Bên cạnh tầm khái quát, giờ đây hiện thực trong văn xuôi Nguyễn Khải đã có thêm chiều sâu và sự phong phú mới. Trong bức tranh hiện thực của nhà văn, chân dung con ngƣời ngày một trở nên đầy đặn, giản dị, chân thực và sống động.
Trong các tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm”, “Thời gian của người”, “Vòng sóng đến vô cùng”, nhân vật Tôi – ngƣời kể chuyện – trở thành nhà
văn, nhà báo từng trải, hiểu đời, hiểu ngƣời sâu sắc. Ở nhân vật Tôi, ngƣời đọc thấy bóng dáng Nguyễn Khải qua những lời kể, qua những lời bình luận về cuộc đời và con ngƣời. Bằng cách sáng tạo nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất, Nguyễn Khải có thể chủ động, linh hoạt, biến hoá trong phƣơng thức trần thuật. Ngƣời kể chuyện khi thì tạm lùi khỏi câu chuyện để dẫn dắt, giới thiệu lai lịch ngƣời này, ngƣời kia với vai trò dẫn chuyện, khi thì trực tiếp tham gia tranh luận, bàn bạc sôi nổi cùng với các nhân vật khác (lúc thì chan chát nảy lửa, lúc thân mật suồng sã, lúc đồng cảm sẻ chia, lúc bùi ngùi xúc động…). Điều quan trọng là nhờ có nhân vật này mà Nguyễn Khải có thể bày tỏ chính kiến, tƣ tƣởng của mình một cách thoải mái. Lối kể chuyện từ chính cuộc đời nhà văn từng trải làm cho câu chuyện bộc lộ rõ tính tự truyện. Đó chính là sự rút ra từ chính cuộc đời bản thân nhà văn.
Trong các tác phẩm kể trên, nhân vật Tôi vừa chính là ngƣời kể chuyện, vừa chính là nhà văn Nguyễn Khải. Điều đó không chỉ tạo nên tính xác thực cho những câu chuyện kể làm cho bạn đọc luôn trong bầu không khí hoàn toàn “có thể tin cậy” mà còn làm cho tác phẩm có dòng tự sự riêng: dòng tự sự cá nhân xen kẽ trần thuật. Cách kể chuyện này ở các tác phẩm của Nguyễn Khải cũng nhƣ Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu… cũng đã sử dụng lối kể chuyện có sự tham gia trực tiếp của nhân vật Tôi – nhà văn nhƣng đó là cái tôi tình cảm, cái tôi của sự trình bày khách quan. Còn với Nguyễn Khải, đó là cái tôi chứng kiến, nhận thức, kể lại một cách xác thực nhƣ chính cuộc đời mình.
Nhà văn là ngƣời tham gia, ngƣời chứng kiến và kể lại, thậm chí là nhà văn kể lại tiểu sử của chính bản thân mình, nhận xét về chính bản thân mình nên luôn tạo sự tin tƣởng cho bạn đọc. Đó cũng là điều góp phần khẳng định tài năng của Nguyễn Khải vì “cái để người đọc tin là khó lắm, càng khó khi được người đọc tin cái gì mình viết ra cũng thật cả, tin đến mức luôn chờ đón điều anh viết ra”. (Đinh Quang Tốn – Nguyễn Khải với Hà Nội – Báo Văn nghệ ra ngày 10/5/1997).
Trong tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm”, ngƣời kể chuyện “Tôi” vừa là nhân chứng, vừa là nhân vật, vừa là tác giả. Nhân vật Tôi có lúc là ngƣời kể chuyện khách quan, đứng bên ngoài quan sát, miêu tả, kể lại câu chuyện
chuyện diễn ra ở miền Nam vào thời điểm cuối năm sau 1975. Cách mạng nhƣ một tất yếu lịch sử đã diễn ra không gì thay thế đƣợc. Trật tự cũ, cơ chế cũ đã hoàn toàn sụp đổ để thay thế vào đó là một trật tự mới đang đƣợc sắp xếp lại. Sự thay đổi có tính chất lịch sử quy định số phận của mỗi con ngƣời. Tình huống mang tính lựa chọn đạo đức đó chính là điều mà nhà văn đang trăn trở. Nhân vật Tôi có tên Việt đã giới thiệu cuộc gặp gỡ tƣởng nhƣ chỉ là trò chuyện bông đùa, vui vẻ trƣớc thềm năm mới nhƣng thực tế là cuộc đối đáp tự do về mọi đề tài chính trị – xã hội. Trƣớc hết, ngƣời kể chuyện giới thiệu về mình qua một thông báo: “Tôi là người đến đầu tiên trong đám khách được bà chủ mời tới ăn bữa cơm cuối năm”. Lời giới thiệu có tác dụng tạo tính chân thực cho câu chuyện. Ngƣời kể chuyện lúc này tỏ ra là ngƣời kể khách quan, anh ta nhƣ đang đứng ở một vị trí miêu tả, kể lại cho chúng ta mọi diễn biến của câu chuyện. Ngƣời kể chuyện tiếp tục giới thiệu sự có mặt trong buổi “Gặp gỡ cuối năm” ở nhà chị Hoàng đa số là trí thức, lại có đủ cả ngƣời chiến thắng và chiến bại. Ngƣời kể chuyện không mổ xẻ, tra vấn tâm trạng của các nhân vật khác nhƣng lại cảm nhận đƣợc tâm trạng ấy qua những gì họ trao đổi với nhau rồi kể lại cho chúng ta nghe. Có thể nói, nhân vật ngƣời kể chuyện bày tỏ thái độ đối với cách sống và mọi ngƣời xung quanh chính là thái độ của tác giả.
Ngƣời kể chuyện ngôi thứ nhất xƣng “Tôi” không chỉ xuất hiện trong
“Gặp gỡ cuối năm” mà còn xuất hiện trong hầu hết tiểu thuyết của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới. Trong tác phẩm “Thời gian của người”, nhân vật “Tôi” kể về cuộc đời, cách ứng xử, cách nhập thế của ba nhân vật mà ông quen biết. Họ có mục tiêu và hành động khác nhau nhƣng cùng có chung một chí hƣớng. Ba Huệ – Bí thƣ huyện Đoàn kết; Quân – chiến sĩ tình báo, từng hoạt động trong bộ máy chính quyền cũ và cha Vĩnh – Linh mục. Tất cả họ đều chọn con đƣờng gắn bó đời mình với quê hƣơng, dân tộc.
Chúng ta cũng biết rằng Nguyễn Khải không phải là nhà văn không chú trọng xây dựng tính cách cũng nhƣ số phận nhân vật mà lại quan tâm đến việc thể hiện tƣ tƣởng thông qua nhân vật. Chính điều này đã chi phối việc hình thành cốt truyện, dựng kết cấu tác phẩm cũng nhƣ xây dựng hệ thống nhân vật. Bởi Nguyễn Khải quan niệm văn chƣơng là: "Tôi quan niệm nghệ thuật đơn giản nhƣ sau: “Là khoa học thể hiện lòng người, là lịch
sử lòng người (...) "sự thật chỉ có thể viết về những tấm lòng, những tâm trạng của các giai cấp trong xã hội với mọi sự phức tạp, tinh vi, ngoắt nghéo