Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải:

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 39)

I- Khái niệm tự truyện:

2-Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải:

Cùng với bƣớc đổi thay to lớn của đời sống xã hội, nhu cầu và thị hiếu văn học của công chúng cũng khác, Nguyễn Khải đã cố gắng tạo cho mình một cách viết riêng: “Từ năm 1955 đến năm 1977 tôi viết theo một cách khác, từ năm 1978 trở đi tôi viết theo một cách khác”. Ông coi giai đoạn sáng tác trƣớc đó là “cái thời lãng mạn”, “cái thời viết lên những trang viết chủ quan và kiêu ngạo, dạy dỗ, lên án… và chế giễu tất cả những gì khác biệt với mình”. (Tâm sự văn chƣơng). Từ đầu thập kỷ 80, ngƣời đọc lại thấy một Nguyễn Khải thâm trầm, sâu sắc và trải đời hơn. Chính vì thế, thế giới nhân vật Nguyễn Khải cũng có biến đổi. Nhƣ nhận xét của Nguyễn Đăng Mạnh:

“Từ ngày đổi mới, thế giới nhân vật của Nguyễn Khải có phong phú hơn, đa dạng hơn, nhiều kiểu người hơn, dạng người mà trước kia không có, không thể có. Những nhân vật ấy bồi đắp tư tưởng cho anh nhiều hơn là anh cung cấp tư tưởng cho chúng. Một thế giới nhân vật chứa đựng nhiều khám phá bất ngờ hơn”. [37,tr.47].

Ở tác phẩm của Nguyễn Khải, ngoài con ngƣời truyền thống còn xuất hiện nhiều loại ngƣời trong một xã hội, nhiều con ngƣời khác nhau trong một con ngƣời. Đó là con ngƣời đƣợc soi chiếu từ nhiều phía: Lúc khao khát mãnh liệt vƣơn lên thế giới của thần thánh nhƣ các nhân vật Quân, Hai Riềng, cha Thứ, cha Vĩnh (Thời gian của người), lúc thƣờng xuyên phải đấu tranh vật lộn, dằn vặt với chính mình và số phận của mình để tồn tại nhƣ nhân vật Hắn (Thượng đế thì cười). Thế giới nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Khải phong phú với đầy đủ tính cách, mâu thuẫn nhƣng đa số họ đều là những ngƣời có ý thức và mang tầm tƣ tƣởng cao. Điều đó một phần do nhà văn luôn đặt nhân vật của mình vào dòng chảy ngồn ngộn những sự kiện quan trọng trong đời sống để qua đó hiện rõ những thuộc tính bản chất và quá trình vận động của ý thức con ngƣời tạo nên kiểu nhân vật “từng trải, giàu trí thức, thích suy nghĩ, ưa trò chuyện, tranh luận và có đời sống nội tâm phong phú”.

Chính vì nhân vật của Nguyễn Khải đa số là những ngƣời luôn khao khát nhận thức, khao khát niềm tin, giàu lý tƣởng từng trải nhƣ thế nên họ dù làm gì, ở đâu, tuổi nào cũng đều có thói quen thích quan sát, suy nghĩ, tranh luận để từ đó đƣa ra các triết lý, chiêm nghiệm của bản thân về đời sống. Cho nên, những vấn đề nhƣ thời gian, đời ngƣời, đời sống, cái chết, tình yêu, hạnh phúc…là những vấn đề mà nhà văn thƣờng quan tâm và đề cập đến trong những tác phẩm của ông, đặc biệt là những cuốn tiểu thuyết viết về đời tƣ thế sự, viết theo kiểu tự truyện trong những năm gần đây. Vƣơng Trí Nhàn nhận xét về thế giới nhân vật của Nguyễn Khải ở những cuốn tiểu thuyết sau 1980:

“Một là cuộc sống hôm nay của những người quen chung quanh, bạn bè, đồng nghiệp quen biết cùng tuổi tác, tâm sự. Hai là số phận những người thân trong họ hàng nội ngoại của tác giả, những ông cậu, bà mợ mà tâm sự tình cảm của Nguyễn Khải còn nhiều quyến luyến” [37,tr.46].

Một trong những thay đổi lớn nhất về thế giới nhân vật của Nguyễn Khải sau năm 1975 là sự xuất hiện ở vị trí quan trọng của nhân vật ngƣời trí thức. Thể hiện nhân vật này là một hứng thú của nhà văn. Nhu cầu bộc lộ tƣ tƣởng và nhu cầu tự nhận thức của nhà văn đƣợc thể hiện rõ nhất qua nhân vật ngƣời trí thức. Và nếu nhƣ thế giới nhân vật của Nguyễn Khải sau năm 1975 phong phú đa dạng, thuộc nhiều tầng lớp xã hội, ở nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau thì ngƣời trí thức cũng đƣợc tác giả chú ý thể hiện ở nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau. Chúng thƣờng hiện lên nhƣ một ý thức độc lập, có nhu cầu bộc lộ tƣ tƣởng. Đó là điển hình kiểu nhân vật tƣ tƣởng.

Trong đó, một loại nhân vật trí thức mà nhà văn quan tâm thể hiện là những nhà quản lý - ngƣời giữ một vai trò quan trọng nào đó trong guồng máy xã hội nghĩa là có một chức vụ nhất định. Hầu hết họ là những ngƣời năng động, giàu tài năng và tâm huyết nghề nghiệp, những ngƣời biết làm chủ tình thế, những chủ nhân trẻ của đất nƣớc. Tiêu biểu trong số đó là Bình

(Gặp gỡ cuối năm), Giang trong "Vòng sóng đến vô cùng". Qua nhóm nhân vật này, tác giả đề xuất những giải pháp xã hội với tƣ cách "tham mưu" cho nhà nƣớc.

Nhân vật thầy tu - cha đạo... xuất hiện trong tác phẩm giai đoạn sau 1978 rất khác với ở giai đoạn trƣớc. Trong "Xung đột", họ đƣợc dựng lên thành một hình tƣợng phản diện phục vụ cho quan điểm đấu tranh giai cấp

(Cha Thuyết, thầy Thịnh). Từ tiểu thuyết "Cha và Con và..." Nguyễn Khải đã xây dựng những nhân vật này nhƣ một nhân vật lý tƣởng: Cha Thƣ (Cha và Con và...), Cha Vĩnh (Thời gian của người), gắn liền với nhận thức mới của nhà văn về tính chất phong phú, phức tạp của con ngƣời, về bản chất tích cực của tôn giáo trong khát vọng hƣớng thiện và nuôi dƣỡng tâm hồn con ngƣời.

Nhân vật trí thức trong tác phẩm Nguyễn Khải sau năm 1975 còn là những ngƣời nhƣ Chính - luật sƣ (Một cõi nhân gian bé tí); nhƣ ông hai thƣ ký (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười), là mọ Vũ, Tƣ Tốn v.v... Đó là một đội ngũ những trí thức làm việc ở các lĩnh vực xã hội khác nhau. Họ hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Khải chân thực và sinh động. Qua nhân vật ngƣời trí thức, Nguyễn Khải đã đặt ra nhiều vấn đề về cuộc sống hiện tại

"ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen...".

Trong kiểu nhân vật này, có nhiều ngƣời là văn nghệ sĩ nhƣ Việt trong "Gặp gỡ cuối năm", và những nhân vật xung "tôi" ở nhiều tác phẩm khác. Và điều đáng chú ý là trong hàng loạt các tác phẩm các tác phẩm của Nguyễn Khải, tác giả cũng trở thành một nhân vật nhƣ trong tự truyện hay hồi ký. Cuộc đời nhà văn đƣợc trải ra trên trang viết cùng những nét tiểu sử mà trƣớc kia ông hầu nhƣ chƣa đụng đến. Có thể nói, những quan niệm, những suy ngẫm, những thức tỉnh của một ngƣời cầm bút về nghề văn, về văn chƣơng, về lẽ đời biến suy, về những giá trị thật - giả, cái nhất thời, cái thoáng qua v.v. đều đƣợc Nguyễn Khải gửi vào nhân vật này. Điều đó làm cho tác phẩm mang yếu tố tự truyện của ông mang tầm khái quát sâu sắc, nhân vật của ông vì thế có khả năng “làm bạn lâu dài với người đọc”.

Hình tƣợng nhân vật trí thức - trung tâm xuyên suốt các tác phẩm sau 1975 không chỉ đƣợc phản ánh theo nhiều ngành nghề đa dạng mà còn ở nhiều góc độ với các chiều hƣớng sâu đậm khác nhau. Nhƣng có một điều Nguyễn Khải luôn quan tâm nhấn mạnh là khía cạnh tƣ tƣởng của loại nhân vật này. Đó là những trí thức hợp thời và lạc thời, những trí thức nhiều ảo tƣởng, tham vọng và sai lầm.

Cũng viết về ngƣời trí thức, Ma Văn Kháng quan tâm đến môi trƣờng văn hoá đạo đức trong quá trình nhào nặn nhân cách, số phận trí thức. Nhân vật Tự trong "Đám cưới không có giấy giá thú" là điển hình của một anh

trí thức đang phải gánh chịu sức ép của hoàn cảnh. Một giáo viên có tài năng, có lƣơng tâm nghề nghiệp, một nhân cách đƣợc hình thành từ truyền thống gia đình đẹp đẽ, đƣợc lý tƣởng thời đại bồi đắp, đƣợc nuôi dƣỡng tâm hồn bằng cái cao cả của văn chƣơng nhƣng không nuôi nổi vợ con bằng nghề của mình, bị những kẻ xấu xa hãm hại, bị vỡ mộng trƣớc một thực trạng đáng xấu hổ. Tự bị đẩy vào tình huống lựa chọn nghiệt ngã: anh có thể kiếm đủ tiền nuôi vợ con bằng cách dạy thêm hay bằng những cách nhƣ Thuật, nhƣ Thảnh... nhƣng nhƣ thế có nghĩa là anh phải từ bỏ những nguyên tắc đạo đức mà mình tôn thờ. Trƣớc sự o ép của hoàn cảnh, Tự đã chọn giữ nhân cách và chính điều đó tạo nên bi kịch cho anh: gia đình tan vỡ, bị làm nhục và rơi vào tình trạng túng quẫn. Đặt vấn đề sự thử thách của hoàn cảnh với nhân cách, Ma Văn Kháng có điểm gần gũi Nam Cao khi nhà văn này viết về những trí thức tiểu tƣ sản trong xã hội cũ nhƣ Thứ (Sống mòn), Hộ (Đời thừa), Điền (Trăng sáng), những ngƣời bị đẩy đến "bước đườngcùng" do sự đè nặng của miếng cơm manh áo. Dƣơng Thu Hƣơng, Phạm Thị Hoài thƣờng tập trung chú ý vào bản lĩnh cá nhân của trí thức, tô đậm tính bạc nhƣợc, ƣơn hèn hay hạn hẹp về tƣ tƣởng của trí thức nhƣ một nỗi hờn giận, thất vọng sâu xa.

Nguyễn Khải ít quan tâm thể hiện quá trình hình thành nhân cách trí thức mà thƣờng chỉ tập trung vào khả năng lựa chọn sáng suốt hay lầm lẫn của nhân vật. Có những trí thức năng động, thích ứng nhanh với thời cuộc mới, có lý tƣởng sống nhƣ Bình, Quân, Vĩnh, Ba Huệ. Họ sống ý nghĩa và là những ngƣời hợp thời do có sự lựa chọn sáng suốt. bên cạnh những mẫu trí thức đó, Nguyễn Khải viết về những bi kịch "lạc thời" - bi kịch của những trí thức vì một lý do nào đó bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Qua những ngƣời trí thức hợp thời và lạc thời Nguyễn Khải nêu lên vấn đề về mối quan hệ giữa con ngƣời và thời thế, triết lý về thời thế. Cuộc sống hiện tại với bao sự đổi thay; sự tồn tại đan xen giữa những giá trị cụ và mới đòi hỏi con ngƣời phải có sự chọn lựa, phải tìm cho mình một con đƣờng đi phù hợp để hoà mình vào guồng quay của cuộc sống. Ngƣời trí thức cũng đƣợc đặt trong sự lựa chọn ấy. Và bi kịch lại thƣờng xảy ra ở những trí thức thiếu năng động trong tƣ tƣởng, bảo thủ trong lối sống. Có những bi kịch do ảo tƣởng, tham vọng, có những bi kịch do lựa chọn lầm lẫn mà thành. Cũng có bi kịch của

những con ngƣời đẹp đẽ gặp phải thời thế đảo điên, các giá trị lộn sòng. Nguyễn Khải nhìn con ngƣời từ nhiều phía, đặt con ngƣời trong quan hệ với thời thế. Trí thức của Nguyễn Khải bây giờ khác với trí thức từ năm 70 về trƣớc:"những con người vừa khôn ngoan vừa khoẻ mạnh"; việc đời làm dễ như chẻ tre, lại tỉnh táo biết điều, lý sự thẳng băng, cười giễu ai cũng được, quát thét mắng mỏ ai cũng phải chịu"[40].. Qua trải nghiệm của những trí thức hợp thời và lạc thời, nhà văn đƣa ra tƣ tƣởng: "phải đến ngoài năm mươi tuổi tôi mới hiểu rằng sự thành bại của một đời người không phụ thuộc bao nhiêu vào cái lập chí ban đầu. Còn thời thế, còn bao nhiêu cái may rủi..." (Lời nhân vật Chính - Một cõi nhân gian bé tí)

Bên cạnh đó là những trí thức nhƣ Chƣơng, Đại trong "Gặp gỡ cuối năm", mọ Vũ, ông Mọn trong "Một cõi nhân gian bé tí" - điển hình của những bi kịch lạc thời do họ vốn có nhiều tham vọng, nhiều ảo tƣởng và có những lựa chọn sai lầm...

Hoàng trong "Gặp gỡ cuối năm" là phụ nữ trí thức của xã hội Miền Nam cũ, một ngƣời nhiều ảo tƣởng và tham vọng về quyền lực và danh vọng. Với tâm lý vị kỷ, cá nhân chủ nghĩa, ảnh hƣởng của lối sống tƣ sản, nhân vật thích đề cao cá nhân mình, thích tham gia vào chính trị với những tham vọng về quyền lực thật khôi hài. Bà ta tất yếu sẽ rơi vào một bi kịch lạc thời trƣớc sự thay đổi của thời thế: chủ nghĩa xã hội đã thắng thế và đang từng bƣớc khẳng định vai trò của mình. Với thái độ đứng nguyên một chỗ, bất hợp tác với trật tự xã hội mới, nhân vật này trở thành vật cản cho sự tiến bộ xã hội, sống trong tâm lý bất mãn, thất thế. Chƣơng cũng là một nhân vật có nhiều ảo tƣởng về mình, muốn trở thành vĩ nhân, trở thành anh hùng, muốn quyền lực lớn vƣợt xa khả năng của mình. Những ngƣời trí thức nhiều ảo tƣởng và có những lầm lạc trong nhận thức này sẽ trở thành những nhân vật tụt hậu trong sự phát triển của xã hội - Họ sẽ có tâm lý cay cú, thất vọng, "bị dồn đuổi, thua mãi"... Đó cũng là trạng thái tâm lý điển hình cho nhiều nhân vật trí thức cũ ở Miền Nam sau giải phóng. Ở những nhân vật: Mọ Vũ, ông Mọn trong "Một cõi nhân gian bé tí", nhà văn nhấn mạnh bi kịch của sự lựa chọn sai lầm. Mọ Vũ cũng nhƣ ông Mọn phải chịu "tuổi già thất bại" do những việc làm của thời trẻ. Mọ Vũ là một trong những ngƣời cầm đầu của Quốc Dân Đảng, làm phản không phải vì muốn phá hoại lợi ích dân

tộc mà vì có những nhận thức sai lầm. Vì những việc làm ấy, cả đời ông bị tù tội và đáng sợ nhất là tuổi già, đƣợc về quản chế tại quê nhà thì ông lại trở thành gánh nặng của con cháu. Ông phải chịu đựng nỗi đau về tinh thần của một con ngƣời luôn mặc cảm mình tội lỗi, cô đơn và bất lực với chính mình. Hơn nữa, mọ Vũ lại là nguyên nhân gián tiếp gây những thất bại cho đứa cháu ngoại của mình, phải chịu đựng ánh mắt oán hờn của nó. Trở về quê hƣơng ở cái tuổi không còn nhận đƣợc ngƣời quen, trở nên lẩn thẩn và ốm yếu, Mọ Vũ vẫn là một đối tƣợng bị theo dõi, gặp ngƣời nào, đi đâu phải báo với uỷ ban..., ngay đến cả câu nói cũng phải e dè, ý tứ. Mọ Vũ dƣờng nhƣ bị cách biệt với những ngƣời thân quen của mình, với làng nƣớc của mình. Ngƣời bạn của mọ Vũ - ông Mọn (giáo Đạt) cũng là một cuộc đời đầy sóng gió, lầm lạc và đau khổ. Tuổi già của ông Mọn - dù sống cùng con cháu cũng vẫn là một tuổi già cô đơn, khổ vì nghĩ nhiều, vì dằn vặt nhiều. Tám mƣơi tuổi ông Mọn mới biết thế nào là gì vì trƣớc đó ông không có thời gian để mà nghĩ ngợi, chỉ biết làm sao cáng đáng cho nổi gia đình mà ông là trụ cột. Suy nghĩ về những gì đã qua trong cuộc đời là dấu ấn của tuổi già, một tuổi già cô đơn và không một chút thanh thản. Trong cõi nhân gian, những ngƣời nhƣ mọ Vũ, nhƣ ông Mọn - "những con người già yếu cũ kỹ - bị hoàn cảnh gạt sang một bên" là những con ngƣời cô đơn nhất, buồn thảm nhất. Cuộc đời của họ đƣợc gợi nên bằng hình ảnh thơ: "Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân" - "Trên con đường nhỏ gió lạnh thổi dồn vào một người". Có vẻ nhƣ Nguyễn Khải muốn dùng yếu tố thời thế để biện minh cho nhân cách của họ: họ không xấu, họ chỉ chọn lầm thời thế!

Đọc những tác phẩm này, chúng ta thấy rằng Nguyễn Khải đang viết về những ngƣời thân quen của mình, của thế hệ mình nên ông tỏ ra rất thấu hiểu và tinh tƣờng trong việc thể hiện những bi kịch tinh thần của họ. Và ông luôn thẳng thắn nhìn vào những trải nghiệm đau xót của những trí thức. Nguyễn Khải có nói lên những khó khăn của ngƣời trí thức nhƣng ông không nhấn mạnh hiện tƣợng "cơm áo ghì sát đất” mà là đặt ra vấn đề: lựa chọn giữa cái thiện và cái ác- một sự lựa chọn mang tính quyết định với mỗi nhà văn. Hải trong "Một cõi nhân gian bé tí" không phải là một trí thức cũ nhƣng cũng là một bi kịch lạc thời. Anh là "nạn nhân của một thời có quá nhiều quan niệm ngặt nghèo". Nhân vật này mang bi kịch của một ngƣời thất vọng

trong niềm tin sâu xa, một ngƣời không thực hiện đƣợc khát vọng và ý nguyện của mình. Ngƣời trí thức bị đẩy vào vòng xoáy của cuộc sống hiện tại với hẫng hụt rất lớn. Cơ chế thị trƣờng cổ vũ giá trị cá nhân, tạo nên một

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 39)