Quan điểm trần thuật của Nguyễn Khải

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 76)

II. Yếu tố tự truyện trong quan điểm trần thuật

1. Quan điểm trần thuật của Nguyễn Khải

a/ Trần thuật khách quan.

Nguyễn Khải không đi sâu miêu tả và phản ánh đời sống xã hội trên một bức tranh rộng lớn. Ông chỉ xoay quanh những câu chuyện vụn vặt, đời thƣờng đang xảy ra ngay trong đời sống hiện tại. Từ một điểm nhìn, nhà văn mở rộng tầm quan sát ra cuộc sống xung quanh để rút ra những bài học triết lý về sự đời. Tác phẩm của ông đậm đặc hình ảnh, thông tin về đời sống con ngƣời trong sự đổi mới của đất nƣớc. Chỉ riêng tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối

năm” cũng cho ta thấy sự sinh động muôn màu của cuộc sống: công việc, sinh hoạt, tâm sự... của nhiều loại ngƣời trong xã hội, sự phức tạp của nội các Ngô Đình Diệm... “Thời gian của người” lại cho thấy cả một quá trình thăng trầm vào sinh ra tử của các nhân vật nhƣ: Quân, Vĩnh, Ba Huệ, Hai Riềng...

b/ Trần thuật từ nhiều điểm nhìn.

Dân chủ hoá văn học là một trong những yêu cầu của trào lƣu đổi mới văn học sau 1975. Là một nhà văn "nhạy cảm" và sắc sảo, Nguyễn Khải là một trong số những nhà văn nhận thức rất sớm về sự thay đổi mối quan hệ giữa nhà văn với hiện thực, với công chúng độc giả và với chính mình. Nhà văn quan niệm mỗi nhân vật nhƣ một ý thức, một tiếng nói, một lập trƣờng, một chủ thể độc lập. Nhà văn để cho họ có quyền phát biểu nhận thức của mình trƣớc hiện thực đƣợc mô tả. Nhân vật có quyền phát ngôn nhƣ một chủ thể để đối thoại với nhân vật khác. Những phát ngôn ấy có thể đồng hƣớng hoặc trái ngƣợc mà không phụ thuộc vào ý thức của tác giả. Nhà văn không còn là ngƣời đứng trên nhân vật, điều khiển mọi hành vi của nhân vật ở đây đã thay đổi, "không phải nhân vật là cái gì trong thế giới này mà trước hết thế giới này là cái gì đối với nhân vật và nó là cái gì đối với bản thân nó" (M.Bakhtin). Chính từ điều này nên trong văn học thời kỳ mới đã xuất hiện phƣơng thức trần thuật từ nhiều điểm nhìn, ngƣời đọc sẽ cảm nhận đƣợc chân lý không phải từ phía tác giả mà từ phía mỗi nhân vật. Khuynh hƣớng dân chủ của văn học đã đƣợc thể hiện rõ ở quan điểm trần thuật này.

Trong ba tiểu thuyết gần đây của Nguyễn Khải, tác giả đã thành công trong quan điểm trần thuật từ nhiều điểm nhìn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình nhận xét: "Lời kể rất ít khi là lời trần thuật trung tính. Kể bằng phân tích, bình luận, vừa kể vừa chất vấn, giãi bày, vừa kể vừa ngẫm nghĩ. Người kể chuyện luôn luôn là nhân vật quan trọng của câu chuyện, trực tiếp tham gia vào câu chuyện, khoảng cách giữa anh ta với các nhân vật khác được rút ngắn tối đa để cho quan hệ đôi bên trở nên hoàn toàn bình đẳng, thân mật"

Với quan điểm trần thuật từ nhiều điểm nhìn, ở tiểu thuyết của mình, Nguyễn Khải đã tổ chức một cuộc đối thoại có sự tham gia của nhiều ý thức độc lập qua hệ thống hình tƣợng cụ thể. Ở “Cha và con và...”, tuy lập trƣờng

tác giả vẫn chi phối nhân vật nhƣng sự lựa chọn cách sống quan điểm về đời sống khác nhau giữa nhân vật cha già quản hạt, ông thầy Xuất, cha Hoè, cha Thƣ ít nhiều cho ta thấy giá trị của kinh nghiệm cá nhân, tính độc lập về tƣ tƣởng của nhân vật. Nhân vật không chỉ nhìn theo hƣớng mà tác giả chỉ dẫn, họ còn nhìn ra xung quanh để hiểu đối tƣợng mình và để nhìn lại chính mình: "Cha Thư khẽ nhắm mắt ngẫm nghĩ mình đã nói câu này với ai? Đã từng nói với ai? Khốn mình lại khinh rẻ chính mình, tông đồ của chúa khinh rẻ lẫn nhau và bậc huynh trưởng khinh rẻ đám môn đệ ở dưới. Còn người ngoại đạo thì họ mặc kệ, chẳng trọng mà cũng chẳng khinh. Đối với họ bọn áo chùng chỉ là những kẻ vô công rồi nghề, ăn bám xã hội - xã hội phải vui vẻ nuôi họ vì còn có người tin ở các phần việc thiêng liêng".(Cha và con và...).

Bên cạnh đó, Nguyễn Khải còn sử dụng một số phƣơng thức tăng các điểm nhìn trần thuật bằng cách di chuyển điểm nhìn. Diễn biến câu chuyện không chỉ phụ thuộc vào điểm nhìn của tác giả mà có thể di chuyển điểm nhìn trần thuật theo các nhân vật trong truyện nhƣ trong “Gặp gỡ cuối năm”, “ Thời gian của người”. Ở đây nhân vật là các chủ thể kể chuyện cùng tham gia tiến trình trần thuật với ngƣời trần thuật. Lúc này vị trí của tác giả - ngƣời kể chuyện nhƣ di chuyển không ngừng với các nhân vật do mình sáng tạo. Điểm nhìn của nhân vật - ngƣời kể chuyện có giá trị tƣơng đƣơng điểm nhìn ngƣời trần thuật chuyển dịch xen kẽ các điểm nhìn từ ngƣời kể chuyện nàysang ngƣời kể chuyện khác trong cùng một tác phẩm. Chẳng hạn lời của Việt (Gặp gỡ cuối năm) là lời ngƣời dẫn chuyện, nhận xét của anh là những bình xét, đánh giá của tác giả chuyển sang. Việt là nhân vật trực tiếp phát ngôn những ý định tƣ tƣởng, thái độ của tác giả. Còn lời của Bình, Quý,Chƣơng, Đại... cũng thể hiện cách nhìn và điểm nhìn khác nhau của họ đối với hiện thực. Nhƣ vậy, việc di chuyển điểm nhìn trần thuật khiến cho các sự kiện đƣợc kể từ nhiều góc độ, nhiều bình diện khác nhau trở nên chânthực, sinh động và đa dạng hơn.

c/ Trần thuật theo dòng thời gian

Một đặc điểm nữa trong quan điểm trần thuật của ông là cuộc sống của các nhân vật hầu nhƣ không thể thiếu cả quá khứ lẫn tƣơng lai, đặc biệt là quá khứ. Nhà văn, có lẽ đúng nhƣ giáo sƣ Hà Minh Đức nhận xét: "miêu tả

quá khứ để có cáchđánh giá thoả đáng với những vấn đề đã qua và góp phần với hiện tại". Nhân vật của nhà văn thƣờng xuyên bồi hồi, hoài niệm về cuộc sống đã qua của mình, đồng thời không ngừng nghĩ đến tƣơng lai. Quá khứ đối với các nhân vật trong “Cách mạng”, “ Gặp gỡ cuối năm” hay trong “Một cõi nhân gian bé tý” là cái giúp cho họ có thể hiểu thêm về chính mình, để biết chấp nhận hiện tại. Con ngƣời tìm thấy trong quá khứ và trong cả tƣơng lai rất nhiều thứ: sức mạnh, niềm tự hào và cả sự tự tin, những thứ có thể giúp họ tiếp tục đi trên con đƣờng của mình. Hiện tại là một sự tiếp nối, đan xen những cái của ngày hôm nay với những cái của ngày hôm qua, đồng thời hiện tại cũng chính là sự chuẩn bị, sự bắt đầu cho tƣơng lai. Các chiến sỹ cách mạng nhƣ Quân, Ba Huệ, Hai Riềng, ông già Mƣời là những ngƣời suốt đời chiến đấu, hy sinh cho lý tƣởng cao quý mà họ đã lựa chọn, vì một tƣơng lai tốt đẹp cho dân tộc. Ngƣời đọc nhận ra rằng quá khứ có ảnh hƣởng gần nhƣ quyết định đến số phận, đến con đƣờng đi của mỗi cá nhân, quy định ra tƣơng lai của họ. Ngay cả trong những trƣờng hợp con ngƣời chỉ còn sống trong hiện tại nhƣ một nhân chứng, một con ngƣời của quá khứ, nhƣ ông già Mƣời ở Đồng Tháp hay Mọ Vũ và những đồng chí của ông ta, thì bản thân cái quá khứ của họ vẫn hàng ngày hiện diện, tác động đến cuộc sống hiện tại. Chúng hoặc là niềm tự hào hoặc là sự nhắc nhở, thậm chí là nỗi ân hận, niềm xấu hổ cho những con ngƣời của thế hệ hôm nay.

Tuy hƣớng đến ngày hôm nay nhƣng qua các sáng tác của Nguyễn Khải ngƣời đọc nhận thấy hiện thực mà Nguyễn Khải quan tâm không phải chỉ là hiện thực và con ngƣời của những sự kiện đang tồn tại ở ngoài kia. Sự vận động của hiện thực đƣợc ông nhìn nhận chủ yếu từ bên trong tƣ duy của con ngƣời, từ góc độ của tƣ tƣởng. Đối tƣợng quan trọng mà những khám phá nghệ thuật của Nguyễn Khải hƣớng tới là thế giới tinh thần phong phú và phức tạp của con ngƣời đƣơng thời. Ông tìm mọi cách xuyên qua các sự kiện xã hội, các tƣ tƣởng của thời đại để lật xới, khám phá sự vận động bí ẩn của đời sống tinh thần con ngƣời và mối quan hệ giữa đời sống tinh thần con ngƣời với hiện thực lịch sử.

d/ Trần thuật theo dòng tư tưởng

Theo Nguyễn Khải, dòng chảy tinh thần lặng lẽ phía sau dòng chảy sự kiện mới chính là nơi ẩn chứa nguồn gốc của nhiều vấn đề của hiện thực.

Mảng hiện thực tinh thần đặc biệt này phản ánh một cách sâu sắc, lý giải một cách sáng tỏ sự vận động của đời sống và là một trong những phƣơng diện quan trọng thể hiện diện mạo con ngƣời thời đại. Nói nhƣ giáo sƣ Trần Đình Sử, đối với Nguyễn Khải: "Đời sống - đó còn là tư tưởng. Những tư tưởng sống trong đầu óc của những người đang sống hôm nay".

Ông đi sâu vào đời sống tinh thần bên trong của con ngƣời trong xã hội, tập trung khám phá, tái hiện những nét mới trong quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời (tình đồng đội, tình bạn, tình yêu, tình vợ chồng...). Ngƣời đọc không chỉ tìm thấy diện mạo cuộc sống mới (không khí lao động hăng say, ý thức tập thể...) mà quan trọng hơn, tìm thấy ảnh hƣởng của chính những biểu hiện mới này của cuộc sống đối với tâm tƣ, tình cảm, nhận thức của những con ngƣời lao động. Sự đùm bọc, yêu thƣơng, sự quan tâm vun vén của tập thể cho hạnh phúc v.v... đã có sức mạnh cải tạo, đem lại cho những con ngƣời từng mất hết niềm tin, từng bị hắt hủi, lòng tự tin, yêu đời, sự hồn nhiên trong sáng, đem lại cho họ một ý thức mới về cuộc sống, về chính bản thân.

Với một cái nhìn hiện thực đầy tỉnh táo và một thái độ luôn cố gắng khách quan ở mức cao nhất trong “Cách mạng”, “ Gặp gỡ cuối năm”, “ Thời gian của Người” hay hàng loạt truyện ngắn, tạp văn viết sau ngày miền Nam đƣợc giải phóng, nhà văn đã xuyên qua các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nƣớc để tìm kiếm, khám phá ảnh hƣởng lớn lao của những sự kiện này đối với đời sống ý thức, tinh thần của các tầng lớp trong xã hội. Nhà văn cho rằng bản chất của con ngƣời là phức tạp, đời sống bên trong con ngƣời là "ngoắt ngéo" và cuộc đời con ngƣời là chuỗi mắt xích vô tận của những nghịch lý, những ngẫu nhiên, bất ngờ. Ông viết từ rất sớm, ngay trong truyện ngắn “Hãy đi xa hơn nữa”: "Con người và đời sống tinh thần của con người thường làm cho nó cũng phải ngạc nhiên về sự phong phú, phức tạp và sự vận động hết sức kỳ lạ của nó". Ông cho rằng con ngƣời có thể khám phá mọi bí mật của cái thế giới vật chất bao quanh nó trừ những bí mật của chính nó. Trong các sáng tác của Nguyễn Khải ta có thể bắt gặp nhiều nhân vật là những con ngƣời lý tƣởng, mẫu ngƣời có một chiều kích khiến cho mảnh đất sinh ra họ trở nên "chật chội", bên cạnh các nhân vật là "những nạn nhân vật vờ của

một thời đại" (Hà Minh Đức). Từ những cảm nhận riêng của mình, Nguyễn Khải đã đi đến một khuynh hƣớng khám phá, thể hiện con ngƣời khá độc đáo.

2. Yếu tố tự truyện trong quan điểm trần thuật

Trƣớc một sự việc, một hiện tƣợng, mỗi con ngƣời đều có cách nhìn nhận đánh giá riêng. Nhà văn đã thể hiện quan điểm này bằng hình tƣợng trong tác phẩm “Gặp gỡ cuối năm”. Ở tiểu thuyết này, nhà văn đã dựng lên một cuộc đối thoại quanh bàn tiệc tất niên với đủ mọi hạng ngƣời: chính khách của chính quyền nguỵ, quan chức của chính quyền mới, những ngƣời cấp tiến, những ngƣời cộng sản, chống cộng sản... Họ nói về đủ mọi thứ chuyện, có những chuyện tƣởng nhƣ vu vơ không xoay quanh đề tài nào để cuối cùng đi đến sự lựa chọn cách sống: Hoà nhập hay không hoà nhập. Nhƣ vậy, mỗi câu chuyện dù lớn nhỏ đều là một mảng hiện thực đƣợc nhìn nhận đánh giá bằng rất nhiều cách khác nhau. Nhƣng tất cả đều là từ con mắt của nhà văn dƣợc thể hiện dƣới nhiều góc đọ mà thôi. Chẳng hạn khi nói về ông Truyền mỗi ngƣời có một cách đánh giá, nhìn nhận:

"Chị Hoàng:

- Cái năm ông Truyền ra ứng cử cùng một liên doanh với lão lang băm Hồ Nhật Tân, mình ghét quá. Lão kia là đứa vô danh, mình là người có danh lại nhào tới xin làm ét cho nó.

Anh Quý:

- Nghe người ta bảo ông Truyền có tính khiêm nhường. Năm đánh lão Vi thì đi đất mặc áo đụp nâu, như anh nông dân. Năm nọ ra ứng cử Phó tổng thống là vì bị sức ép chứ thực tình chỉ muốn là người dân thường...

... Anh Đại giơ cao hai tay:

- Nói như thế là đúng! Có tàn nhẫn một chút nhưng kết luận như thế là rất đúng. Không còn hào khí để làm cách mạng nữa thì cố giữ lấy cái tiết tháo - chí ít cũng là một thái độ tự trọng". (Gặp gỡ cuối năm - Tr 54).

Tuy nhiên, các ý kiến khác nhau ấy vẫn đƣợc xây dựng tồn tại độc lập có giá trị tƣơng đƣơng nhau trong cuộc thoại, nó cũng đƣợc nói lên bằng nhiều giọng điệu khác nhau. Ngƣời kể chuyện ở đây dù chỉ là một thành viên tham gia cuộc thoại. Anh ta không biết những gì mà độc giả không biết:

phải đợi một lát nữa. Những ai sẽ có mặt ở nhà này trong lát nữa?" (Gặp gỡ cuối năm – Tr 8). Anh ta không đứng trên nhân vật mà bị cuốn hút vào cuộc thoại và phát ngôn mọi vấn đề với tƣ cách cá nhân. Nghĩa là anh ta (nhà văn) trở thành một trong các nhân vật để dẫn dắt ngƣời đọc, đồng thời cho ngƣời đọc thấy sự phân thân của mình qua vị trí khác nhau của nhiều nhân vật. Đây chính là cách thể hiện nội tâm, đời sống tinh thần phong phú của mình một cách hấp dẫn và tài năng nhất. Nhiều nhà văn đồng nghiệp đều cho rằng Nguyễn Khải là một kẻ ba phải trong cuộc sống nhƣng điều này lại rất có lới cho các nhân vật của ông vì dù nhân vật đại diện cho lập trƣờng nào thì cũng đều có cơ hội đƣợc thể hiện hết mình, đều đƣợc ông cho là có lý và đƣợc đẩy đến tận cùng cái chân lý của chính mình.

Cách tổ chức ấy dẫn đến là: Vai trò của ngƣời kể chuyện càng giảm thì các điểm nhìn càng đƣợc phân tách tên nhiều bình diện. Tác giả Huỳnh Nhƣ Phƣơng cũng nhận ra điều này trong bài viết của mình: "Ngƣời kể chuyện thƣờng xuất hiện nhƣ một nhân vật tham dự vào diễn biến của câu chuyện. Nhà văn chứng kiến, chia sẻ, can thiệp và chèo lái cốt truyện theo ý đồ khai thác của mình. Trong “Gặp gỡ cuối năm”, Việt vừa là chứng nhân, vừa là tác nhân của các sự kiện.

Nhân vật xƣng tôi đã "hành nghề" ngay trong khi tồn tại nhƣ một thành phần của tuyến nhân vật: Đào xới đề tài, ngẫm nghĩ, cắt nghĩa và chăm chú theo dõi đƣờng đi của các nhân vật mà chính mình đang đối diện...". Nhân vật ngƣời kể chuyện của Nguyễn Khải thƣờng không phải là ngƣời nắm vững toàn bộ bí mật của câu chuyện nhƣng là ngƣời ban phát chân lý đƣợc đúc rút từ sự trải nghiệm của bản thân và của cộng đồng. Ngƣời kể chuyện trong tác phẩm văn học của Nguyễn Khải có một gƣơng mặt riêng, cụ thể, có cá tính, có lai lịch tiểu sử, có ý kiến, tƣ tƣởng riêng trƣớc mỗi vấn đề đặt ra và đƣợc xây dựng rất thật nhƣ con ngƣời ông ngoài đời: cũng chủ quan, kiêu ngạo, cũng nông nổi, thậm chí hồ đồ, cũng ngại va chạm hay "né tránh", cũng "háo danh", "khôn vặt". Đó là ngƣời kể chuyện "rất gần với chúng ta" (Vƣơng Trí Nhân). Ở ngƣời kể chuyện của Nguyễn Khải có khả năng tự điều chỉnh tƣ tƣởng hành vi, luôn tự biết nhìn nhận và triết lý rồi lại nhìn nhận lại để "tạ

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)