Nhân vật người kể chuyện:

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 51)

II. Yếu tố tự truyện trong hệ thống nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Khải:

1. Nhân vật người kể chuyện:

Chúng ta cũng biết rằng để tác phẩm tới đƣợc với ngƣời đọc, vai trò của nhân vật ngƣời kể chuyện rất quan trọng. Ngƣời kể chuyện là “hình ảnh ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm”. (Từ điển thuật ngữ văn học, tr187). Ngƣời kể chuyện thƣờng tham gia vào câu chuyện nhƣ vừa đƣợc chứng kiến và thuật lại câu chuyện vừa dẫn dắt cốt truyện, cũng có thể là ngƣời đứng ngoài (trần thuật ngôi thứ ba). Nhƣ vậy, ngƣời kể chuyện có thể trùng, có thể khác với hình tƣợng tác giả. Nguyễn Minh Châu cũng có một số tác phẩm trần thuật từ ngôi thứ nhất, nhƣng ngƣời kể chuyện ít khi trùng khít với tác giả. Ví dụ nhân vật ngƣời kể chuyện trong: “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Một lần đối chứng”, “Chiếc thuyền ngoài xa”, “Mảnh đất tình yêu”. Còn với Nguyễn Khải, ta thấy xuất hiện hình tƣợng tác giả qua ngƣời kể chuyện với rất nhiều chi tiết tiểu sử. Có khi là ông Khải, anh Khải, có khi là một nhà văn, nhà báo… Nhìn chung, nhân vật ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết mang yếu tố tự truyện của Nguyễn Khải khác với rất

nhiều ngƣời viết cùng thời, nhƣng thƣờng không phải là ngƣời nắm vững toàn bộ bí mật của câu chuyện, là ngƣời ban phát triết lý đƣợc đúc rút từ sự sự trải nghiệm của bản thân và của cộng đồng. Ngƣời kể chuyện của Nguyễn Khải có một gƣơng mặt riêng, cụ thể, có cá tính, lai lịch tiểu sử, có ý kiến, tƣ tƣởng riêng trƣớc mỗi vấn đề đặt ra. Ngƣời kể chuyện trở thành một nhân vật văn học cũng có nhiều ƣu điểm và cả khuyết điểm nhƣ một ngƣời bình thƣờng. Cũng chủ quan, kiêu ngạo, cũng nông nổi, thậm chí hồ đồ, cũng “ngại va chạm” hay “né tránh”, cũng “háo danh”, “khôn vặt”. Đó là ngƣời kể chuyện

“rất gần với chúng ta” . (Vƣơng Trí Nhàn). Ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải có khả năng tự điều chỉnh hành vi, luôn tự biết nhìn nhận và triết lý rồi lại nhìn nhận lại để “tạ lỗi”. Với nhân vật ngƣời kể chuyện, nhà văn có dịp đƣa ra những suy nghĩ, tâm sự của mình về đời sống, về những vấn đề thời thế, về đạo đức nhân sinh thông qua kinh nghiệm cá nhân. Ngƣời kể chuyện cũng là hình thức đối thoại của nhà văn với nhân vật và bạn đọc. Trƣớc kia, Nguyễn Khải tránh nói về mình, ít đƣa cuộc đời mình lên trang viết thì bây giờ, những chi tiết tiểu sử lại đƣợc thể hiện khá phong phú. Trong truyện ngắn “Hai ông già ở Đồng Tháp Mười” chẳng hạn, cái tôi tiểu sử thể hiện rất đậm khi ngƣời kể chuyện quan sát những cử chỉ lúng túng, e ngƣợng của ông Hai thƣ kí, ngƣời kể chuyện – tác giả đã liên tƣởng đến tuổi thơ cay đắng của mình: “Tôi có bữa rất đói, bữa lại ăn rất ngon, nhưng không tài nào nuốt nổi, như có tuổi thơ mình trong đó, có nước mắt mình trong đó, thương mình một chút, thương đời nhiều hơn”. Và biết bao nhiêu trăn trở về văn chƣơng, về nghiệp viết văn ở thời đã qua và thời hiện tại mà ở đó ngƣời kể chuyện trùng với tác giả. Trong truyện ngắn “Anh hùng bĩ vận”, nhà văn đã dùng lời của nhân vật ngƣời kể chuyện để giễu nhại mình: “Đời văn của tôi rất nhạt, là một viên chức nhà nước ăn lương để viết. Không nghĩ ngợi gì nhiều, không sóng gió, không chìm nổi. Đôi khi cũng muốn bơi ngược một tí, rẽ ngang một tí nhưng rồi mệt quá lại khuôn mình theo dòng chảy, theo dòng mà bơi, bơi cùng đồng đội vừa an nhàn vừa an toàn vui vẻ”. Hoặc trong truyện ngắn “Cái thời lãng mạn”, nhà văn tâm sự: “Vì một niềm tin mà tôi cầm bút. Nay vứt bỏ nó, thay vào cái khác thì sẽ thành giám đốc, cố vấn, chuyên gia kinh tế chứ đâu còn là nhà văn”. Đối thoại với chính mình, nhìn lại mình với con mắt của một ngƣời đã trải qua nhiều thành bại, hiểu mình

hơn và hiểu đời hơn, nhà văn không còn nói bằng giọng hùng hồn, giọng cao, “không cho ai cãi” nhƣ trƣớc kia mà nói bằng giọng trầm lắng và giàu suy tƣ:

“Bao nhiêu năm trời cứ loay hoay tìm kiếm nền văn học mới, con người mới với những băn khoăn, ngộ nhận, những đánh giá quá khích về nhiều tác phẩm của bạn bè, tới lúc nhận rõ cái đúng, cái sai, cái hay cái dở thì đã già mất rồi”.(Nghề văn cũng lắm công phu).

Hình tƣợng của tác giả ở các tiểu thuyết từ năm 1980 rất khớp với con ngƣời tác giả trong tạp văn tuỳ bút. Nhân vật ngƣời kể chuyện của Nguyễn Khải luôn là ngƣời thâm trầm, sâu sắc, am hiểu tâm lý con ngƣời và có vốn hiểu biết phong phú về đời sống, thƣờng xuyên quan sát, đánh giá đời sống bằng cái nhìn của trí thức. Vì thế, ngƣời kể chuyện thƣờng rất sinh động và hấp dẫn bạn đọc.

Trong sáu cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Khải mà chúng tôi tìm hiểu thì có ba cuốn tiểu thuyết xuất hiện nhân vật Ngƣời kể chuyện – nhân vật xƣng Tôi, ngƣời cầm bút (Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người, Vòng sóng đến vô cùng) và một tiểu thuyết xuất hiện Ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba – Hắn (Thượng đế thì cười). Ngƣời kể chuyện ở đây tham gia hoặc chứng kiến sự việc với mục đích kể lại và chiêm nghiệm. Trong tác phẩm Nguyễn Khải nói chung, tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của ông nói riêng, Ngƣời kể chuyện xuất hiện nhiều nhƣng không đơn điệu mà có sự biến ảo khôn lƣờng với nhiều góc nhìn và giọng điệu khác nhau, với tiếng nói, ngôn ngữ riêng của mình. Xu hƣớng của Nguyễn Khải trong những năm gần đây là đào sâu khai thác vấn đề đạo đức, thế sự. Vì là các tác phẩm mang yếu tố tự truyện nên tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả đƣợc gửi gắm rất nhiều vào nhân vật này.

Hoá thân vào nhân vật ngƣời kể chuyện, Nguyễn Khải muốn bộc lộ sự quan sát, trải nghiệm của mình với cuộc sống. Điều đó tạo nên sự gần gũi, thân mật, sự đồng cảm giữa ngƣời kể chuyện – nhân vật và nhà văn xuất hiện trực tiếp làm ngƣời đọc có cảm giác tin cậy vào sự xác thực của câu chuyện. Đồng thời, ta cũng thấy ở tiểu thuyết, ngƣời kể chuyện có những nét riêng, độc đáo; ngƣời kể chuyện mang yếu tố tự truyện của Nguyễn Khải.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)