Yếu tố tự truyện trong giọng điệu

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 73)

II. Yếu tố tự truyện trong hệ thống nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Khải:

2. Yếu tố tự truyện trong giọng điệu

Điều đầu tiên mà chúng ta nhận thấy là ngay trong giọng điệu kể chuyện “con cà con kê” của Nguyễn Khải – cái giọng điệu rất dông dài ấy chính là sự thể hiện cách tự sự với bản thân mình. Chúng ta thử nghĩ đến những lúc tự suy xét bản thân thông thƣờng bao giờ cũng kể lể lại tất tần tật những gì đã xảy ra lúc đó, hôm đó. Và Nguyễn Khải cũng vậy. Nhƣng ông không chỉ kể lể để trình bày, để tâm tình mà ông còn dùng con mắt thời gian để suy xét nữa để bật lên những triết lý không chỉ cho riêng bản thân mình. Ông có lần nói về cách tự sự ấy: Tôi có nói cái lòng yêu ghét riêng của tôi đâu, cái khuynh hƣớng riêng của tôi đâu (...) mà chỉ thuật lại những gì tôi đã biết, không thêm, không bớt, càng chính xác càng tốt, vì thời gian tự nó đã là nhà bình luận rồi, một nhà bình luận có khuynh hƣớng hẳn hoi(...). Nhƣ vậy, trƣớc tiên chúng ta có thể khẳng định đó là những chuyện ông đã trải qua nhƣng ai sống mà chẳng từng trải qua vô số chuyện nếu ông không có mong muốn đi tìm lời bình luận, phán xét của thời gian thì đó cũng chỉ là những lời dông dài mà thôi. ở đây Nguyễn Khải nhƣ muốn soi chiếu vào bản thân, nhƣ đang tự làm một cuộc kiểm điểm lại bản thân mình nhờ cái giọng điệu con cà con kê ấy. Nói một cách chính xác thì Nguyễn Khải trở lại chuyện cũ để tìm cách chiêm nghiệm bản thân.

Chẳng hạn nhƣ câu chuyện không có gì trong “Thượng đế thì cười”, những vấn đề của nó xoay quanh trục thời gian trong một không gian bao hàm những lý do, căn nguyên, gợi mở từ cuộc sống, làm tiền đề cho sự ra đời của những tác phẩm gắn với những nhân vật, những cốt truyện. Từ đó, ông có dịp

nhìn nhận lại, đánh giá lại những cái đƣợc và chƣa đƣợc, những cái vô ích và những cái hữu ích, những cái tới và chƣa tới, những cái thành công và chƣa thành công của tác phẩm, của bản thân tác giả. Những trang viết này không đơn thuần chỉ mang tính chất duy nghiệm, mà còn mang tính chất nghiệm sinh. Đọc “Th##ng #õ th# c#êi” thấy tác giả gợi lên câu chuyện bà vợ rồi đi theo một hƣớng khác hẳn: Nhân vật chính thấy có nhu cầu tuyên bố về mình, vĩnh viễn hóa mình, nhƣng lại e làm thế sẽ mang tiếng là kiêu căng, nên ngả sang vòng vo kể lể tâm sự. Chiếm vai trò trung tâm trong câu chuyện là các ca, các trƣờng hợp có liên quan đến sự kiên cƣờng của nhân vật và sự liên tục của hắn trong việc theo đuổi niềm tin. Đằng sau những chiến công cụ thể là ý thức rõ ràng của nhân vật về ƣu thế của bản thân, cái ƣu thế khiến nhân vật không thấy có gì phải vƣơn lên mà chỉ cố cúi thấp xuống cho vừa với hoàn cảnh. Câu chuyện không đƣợc tác giả bố trí thành lớp lang rõ rệt theo một quá trình phát triển cụ thể, mà các chƣơng chỉ nối đuôi nhau để dần dà đi sâu vào những khía cạnh khác nhau trong quan niệm sống và phép xử thế của nhân vật.

Hay khi Nguyễn Khải diễu cảnh đời trớ trêu, tầm thƣờng, nhạt nhẽo; diễu con ngƣời háo danh, hèn nhát, cơ hội; ông cũng diễu cả những thói xấu, điểm yếu trong chính bản thân mình. Bằng cái giọng diễu cợt hóm hỉnh, mang màu sắc cảm thông nhiều hơn phỉ báng, Nguyễn Khải đã đƣa ngƣời đọc đến với thế giới nội tâm thật phong phú, phức tạp trong con ngƣời tƣởng nhƣ chỉn chu đến đơn giản của ông. Cái tốt đi liền với cái xấu, cái cao cả ở cạnh cái tầm thƣờng và việc đấu tranh để tự hoàn thiện mình không ngừng là một việc làm cần thiết. Nhân vật Nguyễn Khải nhắc nhiều đến trong “Thượng đế thì cười” chớnh là vợ ụng (tức vợ hắn trong tỏc phẩm). Mặc dù ông cho rằng vợ mình là thật thà, là đến già còn không tin nhau, còn có những nghi ngại không đáng có về chồng... nhƣng chính ông lại viết những dòng cảm động để biết ơn vợ mình và coi vợ mình đã cho mình những giá trị thật của đời mình. Bởi thế, ở cuối cuốn sách, tác giả viết những dòng thành thật mà chua xót:

"Những thứ bà giúp tôi đều là những giá trị thật, mãi mãi không thay đổi, còn những gì tôi cống hiến cho đời như tôi thường nghĩ, đến lúc này, tôi lại phân vân không rõ nó có là giá trị thật như những gì bà đã cho bố con tôi không?”.

bằng những giấc mơ chăng ?" Ông đặt ra lời than thở:"Lấy cái ngắn hẹp để mặc vào cái rộng lớn làm sao vừa!”. Ông đúc rút ra bài học kinh nghiệm:

“Nhưng một đời văn mà không có những ham muốn, đau khổ, dằn vặt, thất bại của mọi đời thường thì lấy gì mà viết, đời không có đam mê, không có thất bại thì nhạt bằng nước ốc, nước đã trong làm sao quấy thành bột thành hồ".

Tuy tự nhận mình là "vai diễn cùng với nhiều vai diễn khác" nhƣng Nguyễn Khải vẫn khác ngƣời khác khi ông tự đúc rút cho riêng mình những triết lý nhân sinh. Đây là những đoạn văn có giọng điệu giàu tính triết lý của Nguyễn Khải: "Cả hai lần hắn (tức Nguyễn Khải) đều thất bại, mặt mũi lem luốc vì từ chỗ quyền lực chui ra, làm sao còn giữ được gương mặt sạch."; "ở nhân vật đỉnh cao, người ta thường rất khó nhận ra diện mạo thật của họ, cứ như họ đang sắm vai của một cái tôi khác”.; "Lấy vợ cái sắc không quan trọng bằng cái nết"; "Hạnh phúc không thể chia bớt với ai khác, bất hạnh cũng thế, phúc ai nấy hưởng, tội ai nấy chịu, mỗi người là một nấm mồ với niềm vui và nỗi đau riêng của họ"; " Người cầm dao không thể có cùng một nỗi đau với người bị chém. Vết chém lành nhưng vẫn còn sẹo, còn bàn tay cầm dao buông dao ra đâu có để lại vết tích gì";"Làm người thắng đã khó, làm người bại, vì thời thế mà phải chịu bại, còn khó hơn nhiều"... Thậm chí còn có những khái quát sâu sắc và nhớ đời: "Tuổi trẻ có thể chết vì sự tan vỡ của một mối tình. ấy là nói cái thời lãng mạn còn chi phối xã hội. Còn ở thời này, tất cả đã là sự tính toán rất tỉnh táo, thì mất một mối tình, chàng trai hay cô gái chỉ buồn nhiều lắm khoảng một tháng, có bao nhiêu trò chơi rất công nghiệp sẽ bù đắp nhanh chóng khoảng trống ấy."; "Nhưng ngẫm cho kỹ thì được cái hôm nay lại mất cái mai sau"... Ông nghiêm túc soi rọi lại mình một cách thành khẩn, không né tránh: "Xét đến cùng, mỗi chúng ta đều ít nhiều có tội trước những bất hạnh của vô số người mà ta đã nguyện một đời phục vụ cho sự no ấm và an toàn của họ”. Tất cả đều một giọng kể lể nhƣng với rất nhiều sắc độ và mỗi sắc độ lại chất chứa nhiều bộc bạch của Nguyễn Khải.

Nói đến giọng điệu, không thể không chú ý đến văn bản ngôn từ. Bởi lẽ giọng điệu không tự trên trời rơi xuống. Nó cũng không phải là thứ hễ nhà văn muốn là đƣợc. Ngƣời đọc cảm nhận giọng điệu của chủ thể, của các nhân vật qua các yếu tố duy nhất: đó là ngôn ngữ. Ngôn ngữ, cụ thể là ngôn từ và

câu văn, đây cũng là công cụ hữu hiệu của ông khi muốn thể hiện mình. Chiếm đa số trong các tiểu thuyết sau 1975, là giọng điệu của nhân vật xƣng

tôi.

Một điểm đặc biệt trong lời tự sự của ông là bên cạnh việc tổ chức những đoạn đối thoại dài hấp dẫn và hùng biện, Nguyễn Khải thƣờng dùng lối đối thoại gián tiếp, tức lời đối thoại nằm trong lời kể chuyện. Toàn bộ cuộc đối thoại tay đôi quyết liệt và lý thú giữa hai nhân vật đại diện cho hai thế hệ già và trẻ trong truyện ngắn. Chúng tôi và bọn hắn đƣợc thể hiện gián tiếp trong lời kể của nhân vật Tôi. Lời nhân vật không đƣợc gạch đầu dòng mà để trong ngoặc kép, nhân vật đang đối thoại đƣợc gọi bằng "nó" - một đại từ dùng để chỉ ngƣời vắng mặt: "Nó hỏi giọng xỏ xiên: "ông chủ của nó là ai? " Tôi nói cũng hơi huyênh hoang: "Tôi cũng chỉ có một ông chủ như anh, đó là bạn đọc" nó cười rất đểu, trong hai chúng tôi nói mới là thằng đểu: "Bạn đọc bây giờ đâu có thích văn của chú" [29, tr.351]. Biến đối thoại trực tiếp của nhân vật trở thành lời thoại gián tiếp trong ngôn ngữ ngƣời kể chuyện đó tạo cho giọng điệu văn của ông trở thành một câu chuyện của bản thân nhân vật Tôi ấy hay chính là nhà văn Nguyễn Khải.

Chính nhờ cái giọng kể chuyện cà kê hóm hỉnh và dân dã, nhiều khi mang màu sắc tâm tình này cùng với ngôn từ và một lối hành văn sinh động, biến hoá mà nhà văn thiết lập đƣợc cho mình mối quan hệ thân mật và tin cậy với ngƣời đọc. Ngƣời đọc nhƣ đƣợc chứng kiến cuộc đời ông với những chuyện kể chi tiết nhất, nhƣ đƣợc trũ chuyện tõm sự cựng ụng qua cỏi giọng kể ấy.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)