Giọng điệu của tiểu thuyết Nguyễn Khải

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 68)

II. Yếu tố tự truyện trong hệ thống nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Khải:

1. Giọng điệu của tiểu thuyết Nguyễn Khải

Khảo sát toàn bộ văn xuôi Nguyễn Khải, chúng tôi thấy có hơn 80% tác phẩm của nhà văn đƣợc viết dƣới hình thức những câu chuyện kể. Trong 6 cuốn tiểu thuyết viết sau năm 1975 có tới 4 cuốn đƣợc thể hiện dƣới hình thức chuyện kể của nhân vật Tôi. Trong 31 tác phẩm đƣợc tuyển vào Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải, có tới 22 truyện xuất hiện nhân vật ngƣời kể chuyện. Đó là chƣa nói đến số lƣợng trên 60 bút ký, tạp văn. Ngƣời kể chuyện luôn là một nhân vật quan trọng của câu chuyện. Anh ta chứng kiến, chia sẻ, bình luận về mọi diến biến và dẫn dắt cốt truyện. Những cuộc hội ngộ lớn trong “Thời gian của Người”, “Gặp gỡ cuối năm”; những số phận đặc biệt trong “Một cõi nhân gian bé tí”, “Vòng sóng đến vô cùng” hay những mảnh đời nhỏ nhoi trong “Mẹ và các con”, “Phía khuất mặt người”, “Một chiều mùa đông”, “Người của nghề”... thậm chí những gƣơng mặt chỉ thoáng lƣớt qua nhƣ “Anh hùng bĩ vận”, “Người của làng pháo”, “Hai ông già ở Đồng Tháp Mười” v.v... đều đƣợc nhà văn đem kể với độc giả thành những câu chuyện dài và mỗi chuyện đều ít nhiều mang một tầm vóc, một sự huyền bí riêng của mình.

Một tác phẩm của Nguyễn Khải thƣờng chỉ có dăm ba gƣơng mặt với một vài lý do gặp gỡ, nhƣng rồi câu chuyện đã diễn ra thật dài. Nó dây mơ rễ má từ ngƣời này qua ngƣời khác, từ chuyện nọ tới chuyện kia, cà kê đến mức có khi đủ thành những cuốn tiểu thuyết dày tới mấy trăm trang. Đúng nhƣ nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình Lại Nguyên Ân: "nó giống như cái điệu, cái giọng của người trong dân dã đang kể cho nhau những chuyện đường đời" [45]. Có lẽ cũng vì thế mà tác phẩm của Nguyễn Khải không chỉ là những bức tranh sinh động, chi tiết về hiện thực mà còn là những pho tƣ liệu phong phú về nhiều lĩnh vực của đời sống.

Một trong những điều giúp ngƣời đọc khi lang thang trong cái thế giới khô khan của nhà văn không cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, có lẽ chính là

nhờ sự dẫn dắt của cái giọng điệu kể chuyện sinh động, hóm hỉnh, không lẫn vào ai đƣợc của văn ông. Ở vào giai đoạn sáng tác đầu nhà văn có phần cao giọng, khi ngợi ca nghiêm trang, khi phê phán gay gắt, nhƣng rồi trong các sáng tác thuộc giai đoạn sau với cái nhìn ngày càng đƣợm màu nhân thế, giọng điệu của ông dần trở nên từ tốn, nhẹ nhàng, vừa hóm hỉnh vừa tinh tế.

Có thể thấy, trong câu chuyện về bữa tiệc đặc biệt ở nhà bà Hoàng, ngoài một số đối thoại có tính chất tranh luận, tung hứng đƣa đẩy giữa chủ nhà và mấy vị thực khách, toàn bộ câu chuyện là lời kể nhẩn nha nhƣng rành rẽ của ngƣời kể chuyện khi thì về tiểu sử của nhân vật này, khi lại tới tính cách của nhân vật nọ; là lời kể nhẩn nha nhƣng rành rẽ của các nhân vật về đủ mọi thứ chuyện trên đời. Từ thuyết Kết cầu hoà bình, chia khu vực ảnh hƣởng của cựu Bộ trƣởng Ngoại giao Mỹ Kissinger đến nghệ thuật nuôi chó cảnh. Từ động cơ phát triển dịch vụ khách sạn, bán gạo thừa của Thái Lan; kinh doanh phòng trà, tiệm nhảy của Hồng Công hay bán buôn đồ hộp của Úc, Marốc đằng sau hành động về hùa với Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam của các nƣớc này cho đến chuyện tử vi tƣớng số. Vừa kể, vừa bình, vừa lý sự. Đang lúc tranh luận cao siêu về ý nghĩa cái chết của "nhà cách mạng đã thất tiết Nguyễn Thế Truyền” thì thức ăn đƣợc dọn ra, thế là câu chuyện lại quay sang thói ngông của bà chủ nhà khi bà này thƣờng mời những ngƣời khách thật sang đến ăn những bữa ăn thật quê kiểng. Chƣa hết, chỉ một tiếng gọi đƣa thêm thức ăn của nhân vật Chƣơng: "chị Bơ ơi!" thế là bắt đầu:

“Chị Bơ tên thật là chị Hỉ, cũng như tên thường gọi của chị Hoàng là Bò, các cháu nội của bà Bò đứa là Chuột, đứa là Đen, lại có cả một con Thêm nữa. Nói thật tục, tên đặt thật thô, bông đùa rất sỗ sàng là thói tục của cả một dòng họ. Các đời trước lễ nghi, quan dạng nhiều quá, đời sau không phá phách một chút không thể sống nổi. Ông nội chị Bơ và ông nội chị Hoàng là anh em ruột... Cả một câu chuyện dài về một ông bác nửa ruột thịt nửa làm công, một bà chị nửa họ hàng nửa con ở, suốt đời chỉ biết hầu hạ, sống theo(yêu theo, ghét theo) kẻ khác nhưng lúc nào cũng hãnh diện về dòng dõi của mình”.

Cái giọng điệu gặp gì kể nấy kiểu con cà sang con kê này tỏ ra là một phƣơng tiện hữu hiệu giúp nhà văn tái hiện cái thế giới thƣợng lƣu đã lỗi thời, nhu nhƣợc nhƣng lại đầy tham vọng và ảo tƣởng. Và hình nhƣ chỉ có cái

giọng cà kê này mới có thể giúp ông mô tả đƣợc hình ảnh về một cõi nhân gian vừa rộng lớn vừa "bé tí" bao quanh những kiếp ngƣời. Những chuyện vụn vặt xoay quanh cuộc vật lộn với bát cơm manh áo của những ngƣời đàn bà một đời nhẫn nhục chịu đựng và hy sinh; những nỗi niềm cô độc của một lớp ngƣời đã bƣớc vào tuổi già; những trăn trở lo toan, tính toán bề bộn của con ngƣời ngày hôm nay... tất cả, nhờ có cái giọng điệu cà kê hóm hỉnh và dân dã mà hiện lên sinh động, phong phú và hấp dẫn. Cái giọng điệu dềnh dàng kiểu: “Quái, cái bà lão này là ai mà thoạt nhìn tôi đã ngờ ngay là người tôi rất quen. Mặt hơi to và vuông, miệng rất rộng, hai cánh tay dài, chân cũng dài, là người cao và to xương, là ai nhỉ? là ai mình đã từng gặp không chỉ một lần mà là nhiều lần. Rượu rất êm và rất thơm, hạt lạc tròn có mùi húng lìu, vỏ mỏng bong ra trong lòng bàn tay nóng giẫy. Lạc để trong lọ là bày hàng, còn khi bán cho khách lại lấy từ trong cái túi vải vẻ cũ kỹ dưới mấy lớp chăn. Phải có nhiều khách uống quen mới có loại rượu này và rang lạc kiểu này” .

Giọng điệu ấy thực sự đã đem lại một phong vị riêng cho văn xuôi Nguyễn Khải. Nhƣ một ngƣời kể chuyện dân gian hóm hỉnh và thông thái, nhà văn làm cho độc giả cảm thấy nhƣ ông có thể kể đến "ngàn lẻ một đêm" những câu chuyện bất tận về những cảnh đời, những con ngƣời của cuộc sống trần gian.

Giọng văn ấy khi thì diễu đời: "Thay đổi nhiều nhỉ, vui nhỉ, cứ nghĩ làm người văn minh phải lâu mà hoá ra cũng chóng". Khi thì diễu ngƣời:

"Tôi đã có kinh nghiệm trò chuyện với các ông anh hơn mình mấy tuổi, về hưu trước mình mấy năm (...) Đại để, nói gì thì nói, phải là cái anh đang chìm, trước sau gì cũng chìm, vùng vẫy được tý nào hay tý ấy, chứ xu thế là chìm, trước sau gì cũng phải chìm" [29, tr.126]. Khi lại diễu mình: "Cái cháy lên của tôi trong trò chuyện với chúng nó đã khó nhọc lắm, cháy lên để tỏ ra mình chưa lụi, chưa thể lụi, kỳ thực cũng đã bắt đầu cháy bằng cái tàn bấc rồi" [29, tr.181]. Thật khó có thể mô tả lại sự hóm hỉnh, ngộ nghĩnh, cái duyên riêng của Nguyễn Khải trong những đoạn văn có rất nhiều nơi các tác phẩm của ông, kiểu nhƣ: “Bà lão nấu ngon quá, nghề riêng mà, nên chỉ mấy ngày sau ông lão lại mò đến xin ăn một bữa nữa. Rồi ngày nào cũng đến đòi ăn, ăn bữa trưa. Rồi ăn cả bữa tối. Rồi đòi ngủ lại, vì say quá, vì trời tối quá,

thiếu gì lý do xin được ngủ lại của một ông già đang ngất ngây trước hạnh phúc mới”. Tôi toét miệng cười. Chị Đại trợn mắt nhìn tôi, quát to: "Thằng mất dạy! Mày nghĩ gì mà cười hả?" [29, tr.489].

Nếu sự hóm hỉnh tạo nên cái duyên quyến rũ thì nét dân dã lại giúp cho nhà văn và thế giới nghệ thuật của ông trở nên gần gũi hơn với độc giả. Nhờ vào cái giọng dân dã này, nhà văn đã biến những vấn đề chính trị xã hội mang tính lý luận cao siêu mà ông thƣờng mang ra bàn luận trở thành những vấn đề giản dị, gần gũi. Hãy nghe ông nói về sự hợp lý của một mô hình kinh tế xã hội của một thời: Một nhà ngƣời, già trẻ lớn bé xúm quanh một mảnh ruộng, bóp từng hòn đất, nhổ từng cọng cỏ, mài đến nhẵn bóng mọi góc bờ làm gì mà không đủ ăn. Có mấy thƣớc vƣờn còn nuôi sống đƣợc ngƣời huống hồ những mấy sào ruộng! Đất đã ít lại tập thể, lại họp hành, lại đấu tranh, lại biểu đồ này, thống kê nọ, rồi tính toán, cứ rối lên nhƣ canh hẹ, rút lại có cái cốt tử là miếng ruộng thì để nó đứng trơ một mình nhƣ con côi con ghẻ hay sự hình thành lối làm ăn tiêu cực phổ biến của một xã hội bị kìm hãm quá lâu trong vòng vây của sự trì trệ: Là chui rào (...) thoạt đầu là kẻ trộm chui, sau đó là ngƣời lƣơng thiện chui, kế đến các bậc chính nhân quân tử cũng chui nốt, cho nó tiện, cho nó nhanh mà lại có hiệu quả. Chui miết cái lỗ chui ấy đã trở thành cửa đi chính thức, gần nhƣ đã đƣợc cả xã hội mỉm cƣời mà công nhận.

Ngay cả khi triết lý, ông cũng thích lối nói dân dã, làm cho các ý tƣởng sâu xa của mình trở nên gần gũi, giản dị. Kiểu nhƣ: "Chẳng có gì là vô ích trong cuộc sống. Có cái cần như tiền mặt, phải dùng tới nó hằng ngày, hằng giờ với những giá trị hiển nhiên, lại có cái như nền tảng, như chân móng, như giằng cột là những giá trị chuẩn mức cho cả một đời người" .

Giọng điệu của nhà văn cho thấy ông có một vốn sống phong phú, một khả năng di chuyển linh hoạt điểm nhìn trần thuật, một kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và một quan niệm về khả năng chiếm lĩnh hiện thực của văn học. Dƣới ngòi bút của nhà văn, hình nhƣ bất cứ một điều gì cũng có thể trở thành chất liệu của sáng tạo. Có vẻ nhƣ điều quan trọng không phải là nhà văn đang nói về cái gì mà là đang nói lên điều gì và nhà văn có thực sự là ngƣời muốn và có đƣợc những điều để nói với độc giả hay không mà thôi.

Để tạo dựng đƣợc một giọng điệu độc đáo cho riêng mình, Nguyễn Khải đã có lối sử dụng từ ngữ, kiến tạo câu văn khá lý thú. Nói về ý thức của bản thân trong việc sử dụng ngôn ngữ, Nguyễn Khải cho biết ông rất tâm đắc với câu nói của nhà văn Nguyễn Huy Tƣởng dành cho ông ngày ông mới chập chững bƣớc vào nghề: "Dùng chữ cũng như dùng tiền, chỉ bỏ ra rất ít mà vẫn mua được vật có giá mới là người biết tiêu tiền" [29, tr.638].

Trong thực tế, Nguyễn Khải là một trong những nhà văn rất dụng công về mặt sử dụng từ ngữ, tổ chức xây dựng lời văn. Cái uyển chuyển, linh hoạt, giản dị mà quyến rũ của văn ông toát lên một phần nhờ ở từ ngữ, câu văn.

Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện trong văn ông là một đóng góp đáng kể cho văn xuôi đƣơng đại. Trong ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, ông đã sử dụng dạng câu phức một cách thật đắc địa. Những câu văn phức hợp nhƣ những âm thanh phức điệu đã làm phong phú thêm khả năng miêu tả, ý nghĩa biểu cảm cho ngòi bút: “Người già coi trọng miếng ăn không chỉ vì thích ăn ngon, mà còn vì miếng ngon miếng bùi thường gợi nhớ những ngày sung sướng đã xa xôi, những năm tháng khó nhọc vừa nếm trải, và bây giờ - nhờ trời vẫn còn sống, còn khoẻ mạnh để được thưởng thức lại cái miếng ngon đã quên với con với cháu”.

Bên cạnh hệ thống câu phức, Nguyễn Khải sử dụng xen kẽ hệ thống câu đơn. Kết quả là ông đã tạo đƣợc một mạch văn khi nhanh, khi chậm, đầy biến hoá.

Ngoài ra, trong ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, Nguyễn Khải còn sử dụng một câu khá đặc biệt. Kiểu nhƣ: "Nói đúng quá! Đúng là thế! Buồn nhỉ? Buồn cười nhỉ?"/ "Cái vui của nhà nghèo cũng rẻ nhỉ?"/ "Đồng đội đấy, đồng tuế đấy, người Hà Nội đấy, tuổi già cũng tệ nhỉ?"/ "Vô lý nhỉ? Tôi thích anh, mê anh, có phần nào hơi sợ anh nữa mà không lạ ư?"... Điều này đã làm cho các tín hiệu thẩm mỹ trở nên đa nghĩa, kích thích hứng thú nhận thức của ngƣời đọc.

Nguyễn Khải cũng rất hay sử dụng lối nói của dân gian: "Đồng tiền nó lạ lắm, càng đếm lại càng thiếu. Các cụ đã dạy: chớ có đếm tiền"(Gặp gỡ cuối năm), "... đi lại nhon nhón. Người thế là khổ, các cụ vẫn nói thế" (Đời khổ), "các cụ nói: năm mươi tuổi hiểu được mệnh trời" (Nếp nhà); "các cụ

xưa thường nói: tâm viên ý mãn" (Gặp gỡ cuối năm)... Ông cũng sử dụng cả khẩu ngữ hiện đại: "máu phá đám", "sĩ diện dởm", "rách việc", "nói cho ngay", "nói gọn một câu", "bầu bán"... cả thành ngữ và tục ngữ dân gian:

"rối như canh hẹ", "khinh người rẻ của", "giẫy như đỉa phải vôi", "trâu quá xá, mạ qua thì" v.v... Chỉ trong một truyện ngắn “Đời khổ”, tác giả đã dùng tới gần mƣời câu thành ngữ: "làm có chúa múa có trống", "quân tử ẩn hình, tiểu nhân lộ tướng", "một rương vàng không bằng một nang chữ", "người khôn nhọc lo người dại ăn no lại nằm", "con thẳng da bụng mẹ chùng con mắt" v.v.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)