Phát triển thông tin số ngoại sinh

Một phần của tài liệu Thư viện số tại Cục Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia (Trang 73)

9. Cấu trúc Luận văn

3.2.2 Phát triển thông tin số ngoại sinh

Bên cạnh những nguồn tin nội sinh do Cục xây dựng thì tại Cục còn có nguồn tin ngoại sinh đồ sộ. Đó là các nguồn thông tin khoa học và công nghệ thiết yếu của thế giới nhằm đáp ứng các nhu cầu thông tin ngày một đa dạng và cấp bách trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, đào tạo và sản xuất kinh doanh của đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

74

- Trong những năm gần đây, tỷ lệ kinh phí dành cho bổ sung tài liệu không tăng, trong khi giá nguồn tin nói chung và nguồn tin số nói riêng ngày càng tăng. Do vậy, Cục cần có chính sách tăng cƣờng kinh phí để mua các nguồn tin số cũng nhƣ trang bị các thiết bị hỗ trợ cho quá trình khai thác, sử dụng của ngƣời dùng tin.

- Nhằm xây dựng đƣợc một nguồn thông tin ổn định và mang tính hệ thống, liên tục, đủ khả năng đáp ứng các loại nhu cầu thông tin đang ngày càng tăng lên của ngƣời dùng tin trong cả nƣớc, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia cần tiếp tục duy trì một tỷ lệ phân bổ kinh phí nhất định dành cho việc mua các nguồn tin điện tử.

- Ngoài nguồn kinh phí do Nhà nƣớc cung cấp thì Cục cần phải tranh thủ nguồn kinh phí do các tổ chức quốc tế và các tổ chức viện trợ để đặt mua các nguồn tin.

- Tăng cƣờng trao đổi hợp tác với các nƣớc trên thế giới, các tổ chức phi chính phủ, tạo điều kiện cho việc cập nhật, bổ sung các nguồn thông tin trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc bạn trong lĩnh vực thông tin – thƣ viện, áp dụng những kỹ thuật chuyên môn vào hoạt động của Cục.

- Thúc đẩy việc tìm kiếm, thu thập các nguồn tài liệu trực tuyến miễn phí : Hầu hết các CSDL khoa học đều phải trả phí để truy cập. Ví dụ: ScienceDirect, Proquest, IEEE, v.v. Hàng năm các thƣ viện, trung tâm thông tin phải chi hàng nghìn đôla để mua CSDL nƣớc ngoài. Vì vậy, việc thúc đẩy tìm kiếm, thu thập nguồn tài liệu trực tuyến là cần thiết. Một số chƣơng trình quốc tế nhằm giải quyết vấn đề này (giảm hoặc miễn phí truy cập cho các nƣớc đang phát triển): INASP, UN, EIFL...

- Thúc đẩy phát triển Liên hiệp thƣ viện Việt Nam về các nguồn tin điện tử (gọi tắt là Liên hiệp thƣ viện Việt Nam hoặc VLC – Vietnam Library Consortium). Đây là phƣơng thức chia sẻ thông tin điện tử hiệu quả và tối ƣu: vừa tiết kiệm kinh phí, vừa có đƣợc cơ hội bổ sung, chia sẻ, khai thác thuận tiện nhiều nguồn tin có giá trị hàng tỷ đồng, phục vụ thiết thực cho công tác nghiên cứu, đào tạo và phổ biến tri thức.`

75

Một phần của tài liệu Thư viện số tại Cục Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)