MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Một phần của tài liệu DIA 7 HK I 13-14 (Trang 65)

Tuần 14 Tiết 27

NS. ND

1. Kiến thức :

- Học sinh hiểu rõ châu Phi có dạng hình khối, đặc điểm, vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản của châu Phi.

2. Kĩ năng :

- Đọc và phân tích lược đồ tìm ra vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và phân bố khoáng sản của châu Phi.

3. Thái độ :

- Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ :

- Bản đồ tự nhiên châu Phi, bản đồ tự nhiên thế giới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:

1. Xác định vị trí các châu lục và lục địa trên bản đồ tự nhiên thế giới ?

2. Theo thống kê hiện nay trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó châu lục có số quốc gia đông nhất là châu nào?

3. Giảng bài mới:

Cả châu lục là một cao nguyên khổng lồ rất giàu khoáng sản, lại có đường xích đạo đi qua ở giữakãnh thổ. Sự độc đáo đó của châu phi đã đem lại cho thiên nhiên những đặc điểm gì? Đó là vấn đề cần giải quyết trong 2 bài về thiên nhiên châu Phi.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1 cá nhân 15’

* Giáo viên giới thiệu trên bản đồ tự nhiên các điểm cực trên đất liền của châu Phi:

- Cực Bắc: mũi Cáp Blăng ở 37020’B. - Cực Nam: mũi Kim 34051’N.

- Cực Đông: mũi Ráthaphun 51024’Đ. - Cực Tây: mũi Xanh (Cápve) 17033’T.

* Quan sát hình 26.1, cho biết châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào ?

- Đông Nam giáp Ấn Độ Dương.

* Đường xích đạo qua phần nào của châu lục ?

* Đường chí tuyến Bắc, Nam qua phần nào của châu lục ?

* Vậy lãnh thổ châu phi chủ yếu thuộc môi trường nào ?

* Đường bờ biển châu Phi có đặc điểm gì ? Có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Phi ?

(so sánh khoảng cách từ biển vào trung tâm ở Bắc Phi và Nam Phi)

* Cho biết tên đảo lớn nhất châu lục? * Qua hình 26.1, cho biết:

1. Vị trí địa lí :

- Xích đạo đi qua chính giữa châu lục.

- Phần lớn lãnh thổ thuộc môi trường đới nóng.

- Bờ biển ít bị cắt xẻ, ít đảo và vịnh biển nên biển ít lấn sâu vào đất liền.

- Tên các dòng biển nóng, lạnh chảy ven bờ ?

- Kênh đào Xuyê có ý nghĩa đối với giao thông đường biển quốc tế như thế nào ? (Giao thông biển quan trọng bậc nhất của hàng hải quốc tế - đường biển đi từ Tây Âu sang biển Viễn Đông qua Địa Trung Hải và Xuyê được rút ngắn rất nhiều…).

Hoạt động 2 cá nhân 20’

* Quan sát hình 26.1, cho biết:

- Châu Phi có dạng địa hình nào là chủ yếu? - Đồng bằng phân bố như thế nào ở châu Phi ?

- Xác định, đọc tên các sơn nguyên và bồn địa chính của châu Phi ?

* Địa hình phía đông khác địa hình phía tây như thế nào? (các sơn nguyên cao 1.500 - 2.000m, tập trung phía đông nam. Thấp dần là các bồn địa và hoang mạc ở phía tây bắc).

- Tại sao có sự khác biệt đó ? (phía đông được nâng lên mạnh, tạo nhiều hồ hẹp sâu và thung lũng sâu). - Vậy hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi là gì ?

* Cho biết sự phân bố của các dãy núi chính và đồng bằng lớn ? (Tây Bắc có dãy Át Lát, Đông Nam có dãy Đrêkenbéc).

* Mạng lưới sông ngòi và hồ có đặc điểm gì ? Xác định vị trí và đọc tên chúng ?

- Sông phân bố không đều, sông lớn nhất bắt nguồn từ khu vực xích đạo và nhiệt đới. Sông Nin dài nhất thế giới 6.671 km… sông châu Phi có giá trị kinh tế rất lớn.

- Hồ tập trung ở Đông Phi, hồ Víchtoria có diện tích lớn nhất 68.000 km2, sâu 80m.

* Kể tên và sự phân bố các khoáng sản quan trọng từ xích đạo lên Bắc Phi, từ xích đạo xuống Nam Phi ? * Em có nhận xét gì về khoáng sản của châu Phi ?

2. Địa hình và khoáng sản :

a. Địa hình :

- Lục địa châu Phi là khối cao nguyên khổng lồ, có các bồn địa xen kẽ các sơn nguyên.

- Độ cao trung bình 750 m.

- Địa hình thấp dần từ đông nam tới tây bắc.

- Các đồng bằng thấp, tập trung chủ yếu ở ven biển.

- rất ít núi cao.

b. Khoáng sản:

- Có nguồn khoáng sản phong phú và giàu có, đặc biệt là kim loại quý hiếm.

4. Củng cố và luyện tập :

1. Xác định trên bản đồ tự nhiên châu Phi các biển và đại dương bao quanh. Cho biết đặc điểm của đường bờ biển có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ?

5. Hướng dẫn học sing tự học ở nhà :

- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 84 sách giáo khoa. - Làm bài tập 1, 2, 3 trang 19 - Tập bản đồ Địa lí 7.

- Chuẩn bị bài 27: “Thiên nhiên châu phi” (tiếp theo):

Bài 27

THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức : 1. Kiến thức :

- Học sinh nắm vững đặc điểm và sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi. - Hiểu rõ mối quan hệ qua lại giữa vị trí với khí hậu với sự phân bố các môi trường tự nhiên của châu Phi.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng đọc, mô tả và phân tích lược đồ, ảnh địa lí.

- Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí (lượng mưa và phân bố môi trường tự nhiên).

- Nhận biết môi trường tự nhiên qua tranh ảnh.

3. Thái độ :

- Ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ :

- Bản đồ tự nhiên châu Phi, lược đồ phân bố lượng mưa, các môi trường tự nhiên ; tranh ảnh về xavan và hoang mạc.

III. TIẾN TRÌNH :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:

1. Xác định vị trí giới hạn của châu Phi trên bản đồ tự nhiên ? 2. Sơn nguyên là dạng địa hình như thế nào?

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1 cả lớp 20’

* Quan sát hình 27.1, so sánh phần đất liền giữa 2 chí tuyến của châu Phi và phần đất còn lại ?

- Hình dạng lãnh thổ, đường bờ biển, kích thước châu Phi có đặc điểm gì nổi bật ?

3. Khí hậu:

- Phần lớn châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến nên là châu lục nóng.

Tuần 14 Tiết 28

NS. ND

- Do những đặc điểm trên, ảnh hưởng của biển với phần nội địa châu lục như thế nào ?

* Dựa vào kiến thức đã học, quan sát hình 27.1, giải thích vì sao Bắc Phi hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới ?

- Ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến.

- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn cao hơn 200m, ít chịu ảnh hưởng của biển.

- Nằm ngay sát lục địa Á - Âu nên chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến lục địa khô, khó cho mưa… ⇒ Giáo viên giới thiệu vài nét đặc sắc về hoang mạc Xahara.

* Qua hình 27.1, nhận xét lượng mưa ở châu Phi ? * Dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng gì tới lượng mưa của vùng duyên hải châu Phi ?

Hoạt động 2 cá nhân 15’

* Quan sát hình 27.2, nhận xét:

- Sự phân bố các môi trường tự nhiên châu Phi có đặc điểm gì ?

- Gồm các môi trường tự nhiên nào?

- Đặc điểm động - thực vật của từng môi trường ? * Vì sao có sự phân bố các môi trường như vậy ? - Vị trí châu Phi.

- Phân bố mưa.

* Môi trường tự nhiên nào là điển hình của châu Phi? (Giáo viên bổ sung kiến thức về hoang mạc và xavan) * Tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi ? * Dựa vào hình 27.3 và 27.4, nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và thảm thực vật ở châu Phi? (mối quan hệ ranh giới phân bố lượng mưa và ranh giới phân bố môi trường tự nhiên châu Phi).

- Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền nên là lục địa khô.

- Hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới: Xahara.

- Lượng mưa phân bố rất không đều.

4. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên : trường tự nhiên :

- Các môi trường tự nhiên nằm đối xứng qua đường xích đạo.

- Xavan và hoang mạc là 2 môi trường tự nhiên điển hình của châu Phi và thế giới, chiếm diện tích lớn.

4. Củng cố và luyện tập :

1. Khí hậu châu Phi có đặc điểm: a. Khô và lạnh.

b. Khô và nóng. c. Hai câu (a + b) sai. d. Hai câu (a + b) đúng.

2. Quan sát hia lược đồ hình 27.1 và 27.2, khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm phù hợp với môi trường:

a. Nhiệt đới khô. b. Địa Trung Hải.

c. Nhiệt đới ẩm. d. Hoamg mạc.

* Đáp án: 1 ( b ), 2 ( d ).

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :

- Học bài, trả lời câu hỏi 1 và 2 trang 87 sách giáo khoa. - Làm bài tập 1, 2, 3 trang 20 - Tập bản đồ Địa lí 7.

- Chuẩn bị bài 28: “Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự

nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi”:

Bài 28: Thực hành

PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN,BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI

I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

- Học sinh nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên châu Phi, giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó.

- Nắm được cách phân tích một bản đồ khí hậu châu Phi và xác định được trên bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi, vị trí của đặc điểm có biểu đồ đó.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một địa điểm, rút ra đặc điểm khí hậu của địa điểm đó.

- Kĩ năng xác định vị trí của địa điểm trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi.

3. Thái độ:

- Lòng yêu thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ:

- Sách giáo viên, bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi, biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm.

- Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

Một phần của tài liệu DIA 7 HK I 13-14 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w