E hãy nêu một sô sản phẩm nông nghiệp chín hở đới ôn hòa 3 Giảng bài mới:

Một phần của tài liệu DIA 7 HK I 13-14 (Trang 37)

3. Giảng bài mới:

công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng bậc nhất ở đới ôn hoà. Ở đây, những dấu hiệu của một xã hội công nghiệp như: các nhà máy, khu công nghiệp và đô thị luôn hiện ra trước mắt chúng ta. Hệ thông giao thông các loại đan xen nhau.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

Hoạt động 1: cả lớp 15

* Giáo viên giới thiệu 2 thuật ngữ: - Công nghiệp chế biến.

- Công nghiệp khai thác.

* Bằng kiến thức lịch sử cho biết các nước đới ôn hoà bước vào cuộc cách mạng công nghiệp từ thời gian nào ? (năm 60 thế kỉ XVII). Từ đó đến nay nền công nghiệp đã phát triển như thế nào ?

* Giáo viên giới thiệu: Trong công nghiệp có 2 ngành quan trọng là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

- Công nghiệp khai thác phát triển ở những nơi nào ? (nơi nhiều khoáng sản và rừng).

- Xác định các khu vực tập trung tài nguyên, khoáng sản ? (Bản đồ công nghiệp Bắc Mĩ).

* Tại sao nói ngành công nghiệp chế biến ở đới ôn hoà là thế mạnh và đa dạng ?

- Thế mạnh có ngành truyền thống phát triển từ rất lâu đời như luyện kim, cơ khí, hoá chất…

Đa dạng: Sản xuất từ nguyên liệu, nhiên liệu đến các sản phẩm dùng hàng ngày. Máy móc từ đơn giản đến tinh vi, tự động hoá, đòi hỏi trí tuệ cao như điện tử, hàng không vũ trụ…

* Đặc điểm của công nghiệp chế biến đới ôn hoà ?

* Vai trò công nghiệp của đới ôn hoà đối với thế giới

1. Nền công nghiệp hiện đại, có cơ cấu đa dạng: cơ cấu đa dạng:

- Nền công nghiệp hiện đại có bề dày lịch sử, được trang bị máy móc thiết bị tiên tiến.

- Công nghiệp chế biến là thế mạnh và rất đa dạng từ ngành truyền thống đến ngành công nghệ cao.

- Phần lớn nguyên - nhiên liệu đều nhập từ các nước đới nóng.

- Phân bố sản xuất chủ yếu ở cảng sông, cảng biển hoặc các đô thị.

như thế nào (3/4 tổng sảm phẩm công nghiệp của toàn thế giới) ? Những nước nào có công nghiệp hàng đầu thế giới ? (Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Ca-na-đa…).

Hoạt động 2: nhóm cặp 15

* Giáo viên giới thiệu “cảnh quan công nghiệp hoá”: Là môi trường nhân tạo được hình thành bởi các quá trình phát triển công nghiệp ở một địa phương.

* Cho học sinh quan sát hình 15.1 và 15.2, giáo viên giải thích:

- Đây là môi trường hình thành do quá trình công nghiệp hoá, trong đó có các công trình nhà cửa, nhà máy, cửa hàng đan xen với tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, sân bay, cảng biển…

- Cảnh quan được phân loại từ thấp lên cao: Nhà máy - Khu công nghiệp - Trung tâm công nghiệp - Vùng công nghiệp.

* Đới ôn hoà là nơi có nền công nghiệp phát triển sớm cách đây hơn 250 năm. Vậy các cảnh quan công nghiệp phát triển như thế nào ? Biểu hiện ra sao ?

* Đọc nội dung mục 2 sách giáo khoa, kết hợp quan sát hình 15.1:

- Khu công nghiệp được hình thành như thế nào ? (nhiều nhà máy có liên quan với nhau…). Lợi ích kinh tế của việc thành lập khu công nghiệp ? (dễ hợp tác trong sản xuất, giảm chi phí vận chuyển).

- Trung tâm công nghiệp được hình thành như thế nào ?

- Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố ở đâu ?

- Các trung tâm công nghiệp có đặc điểm gì ? (có nhiều ngành, sản phẩm đa dạng).

- Vùng công nghiệp được hình thành như thế nào ? (nhiều trung tâm công nghiệp tập trung trên một lãnh thổ). Quy mô ? Đới ôn hoà có những vùng công

2. Cảnh quan công nghiệp :

- Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp mọi nơi trong đới ôn hoà, được biểu hiện ở các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

- Cảnh quan công nghiệp là niềm tự hào của các quốc gia trong đới ôn hoà, các chất thải lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường.

- Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố ở các thành phố công nghiệp.

nghiệp lớn nào nổi tiếng thế giới ? (vùng Đông Bắc Hoa Kì, Trung tâm nước Anh, Bắc Pháp, vùng Rua của Đức, ven biển Đông Bắc Trung Quốc, Nhật Bản …).

* Quan sát hình 15.3, nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp chính của đới ôn hoà ?

* Quan sát hình 15.1 và 15.2, cho biết:

- Nội dung hình 15.1 ? (nhà máy san sát với nhau, với các đường cao tốc có giao lộ nhiều tầng để chuyên chỡ nguyên liệu, hàng hoá.

- Nội dung hình 15.2 ? (… nằm giữa cánh đồng, cây xanh).

* Trong 2 khu công nghiệp trên khu nào có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhiều cho không khí và nguồn nước ? Vì sao ? (Hình 15.1 gây ô nhiễm nặng vì tập trung quá nhiều nhà máy, lượng chất thải cao…).

* Giáo viên bổ sung: Xu thế của thế giới ngày nay là xây dựng các khu công nghiệp xanh kiểu mới thay thế cho khu công nghiệp cũ.

4. Củng cố.

- Khoanh tròn câu trả lời em cho là đúng nhất.

a. Siêu đô thị khổng lồ nhất Thế Giới hiện nay có tới trên 27 triệu dân là thành phố.

A. Niu-Ióoc C. Pari . B. Tô-ki-ô.

b. Tỉ lệ đới thất nghiệp ở đới ôn hoà hiện nay khá cao:

A. Từ 3% - 5% B. Từ 5% - 10%. C. Từ 10% - 12% D. Từ 12% - 15%

c. Các đô thị ở đới ôn hoà ngày nay, ngày càng mở rộng diện tích không những phát triển theo chiều cao mà còn

A. Theo chiều sâu. B. Lấn ra biển C. Cả 2 đều đúng.

5. Dặn dò.

- Về nhà học thuộc bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài 17.

ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỚI ÔN HÒA

Tuần 9 Tiết 17

NS. ND

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được những đặc điểm cơ bản của đô thị hoá cao ở đới ôn hoà (Đô thị hoá phát triển về số lượng, chiều rộng, chiều cao, chiều sâu, liên kết với nhau thành chùm đô thị hoặc siêu đô thị phát triển có quy hoạch).

- Nắm được các vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hoá ở các nước phát triển và cách giải quyết.

2. Kĩ năng:

- Hướng dẫn học sinh làm quen với sơ đồ lát cắt qua các đô thị và biết cách đọc lát cắt đô thị.

3. Thái độ:

- Ý thức đúng đắn về chính sách phát triển đô thị và phân bố dân cư. - Ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ :

- Bản đồ dân cư và các đô thị thế giới, ảnh một số đô thị lớn của các nước phát triển.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:

1. Trình bày các ngành công nghiệp ở đới ôn hoà ?

3. Giảng bài mới:

Đại bộ phận dân số ở đới ôn hoà sống trong các đô thị lớn, nhỏ . Đô thị hoá ở đới ôn hoà có những nét khác biệt với đô thị hoá ở đới nóng. Bài học hôm nay thấy được sự khác biệt đó .

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

Hoạt động 1: cá nhân 10

* Nguyên nhân nào cuốn hút người dân vào sống trong các đô thị ở đới ôn hoà ? (sự phát triển mạnh của công nghiệp và dịch vụ). Tỉ lệ dân sống trong đô thị ?

* Tại sao cùng với việc phát triển công nghiệp hoá, các siêu đô thị cũng phát triển theo ? (do nhu cầu lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng).

* Hoạt động công nghiệp tập trung trên địa bàn thích hợp thì các đô thị có sự phát triển tương ứng như thế nào ? Điều kiện của sự phát triển đó là gì ? (nhờ hệ thống giao thông hết sức phát triển).

* Qua hình 16.1, 16.2 cho biết trình độ phát triển đô thị ở đới ôn hoà khác với đới nóng như thế nào ? Biểu

1. Đô thị hoá ở mức độ cao :

- Hơn 75% dân cư đới ôn hoà sống trong các đô thị.

- Các thành phố lớn thường chiếm tỉ lệ lớn dân đô thị của một nước.

- Các đô thị mở rộng, kết nối với nhau liên tục thành từng chùm đô thị, chuỗi đô thị.

hiện ? (những toà nhà cao chọc trời, hệ thống giao thông ngầm, kho tàng, nhà xe dưới mặt đất…không ngừng mở rộng ra xung quanh, còn vươn cả theo chiều cao và chiều sâu).

* Đô thị hoá ở mức độ cao ảnh hưởng như thế nào tới phong tục tập quán, đời sống tinh thần của người dân trong môi trường đới ôn hoà ?

Hoạt động 2: thảo luận từng bàn.20

* Quan sát hình 16.3 và 16.4, cho biết: - Tên hai bức ảnh ?

- Hai bức ảnh mô tả thực trạng gì đang diễn ra ở các đô thị và siêu đô thị ?

- Việc tập trung dân quá đông vào các đô thị và siêu đô thị sẽ làm nảy sinh những vấn đề gì đối với môi trường ?

- Dân đô thị tăng nhanh nảy sinh những vấn đề gì về xã hội ?

- Việc mở rộng đô thị ảnh hưởng tiêu cực đến việc nông nghiệp ra sao ? (bị thu hẹp diện tích canh tác rất nhanh, dành đất cho xây dựng và phát triển giao thông).

⇒ Giáo viên liên hệ ở Việt Nam.

* Để giải quyết vấn đề xã hội trong các đô thị cần có những giải pháp gì ?

- Thực tế một số nước đã làm gì ?

- Để phát triển kinh tế đồng đều, cân đối trong một quốc gia cần tiến hành như thế nào ?

- Để xoá bỏ ranh giới nông thôn va thành thị, giảm các động lực tăng dân trong các đô thị cần có giải pháp gì ?

⇒ Lưu ý học sinh: Những vấn đề ở đây cũng chính là vấn đề nước ta gặp phải và cố gắng giải quyết.

- Đô thị phát triển theo quy hoạch.

- Lối sống đô thị đã phổ biến cả ở vùng nông thôn trong đới ôn hoà.

2. Các vấn đề của đô thị :

a. Thực trạng:

- Việc dân cư ngày càng tập trung vào sống trong các đô thị lớn đặt ra nhiều vấn đề: Ô nhiễm không khí, nước ; ùn tắc giao thông.

- Nạn thất nghiệp đi đôi với tình trạng thiếu công nhân trẻ, có tay nghề cao, thiếu nhà ở, công trình phúc lợi.

- Diện tích canh tác thu hẹp nhanh

b. Giải pháp:

Nhiều nước tiến hành quy hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập trung”. - Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh. - Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới.

- Đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn.

Một phần của tài liệu DIA 7 HK I 13-14 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w