nhiên thế giới ? Điều kiện hình thành như thế nào ? (vị trí chí tuyến, gần hay xa biển, dòng biển lạnh …)
* Để tồn tại trong điều kiện khí hậu khô hạn khắc nghiệt, sinh vật hoang mạc có những cách thích nghi nào ? Ví dụ minh hoạ ? (xương rồng, lạc đà, thằn lằn…)
V. Ô nhiễm môi trường đới ôn hoà :
- Ô nhiễm không khí.
- Ô nhiễm nguồn nước biển và sông.
VI. Khả năng thích nghi của sinh vật hoang mạc : hoang mạc :
- Hạn chế sự thoát hơi nước.
- Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng…
4. Củng cố và luyện tập :
1. Giáo viên chốt lại các ý chính của các chương II, III, IV và V. 2. Nhận xét sự chuẩn bị và giờ ôn tập của học sinh.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
-Ôn lạ i những kiến thức cơ bản của các chương đã học, đặc biệt là bài ôn tập. - Làm tất cả các bài tập bản đồ của các chương II, III, IV, V.
- Chuẩn bị bài 25: “Thế giới rộng lớn và đa dạng”:
Phần ba:
THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
Bài 25:
THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nắm vững đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế - xã hội các châu Phi, châu Mĩ, châu Nam Cực, châu Đại Dương và châu Âu cũng như các khu vực.
- Hiểu được sự khác nhau giữa lục địa và châu lục, các khái niệm kinh tế cơ bản. Tuần 13
Tiết 26
NS. ND
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh ; phân tích, so sánh số liệu thống kê.
- Lập sơ đồ các mối quan hệ địa lí.
3. Thái độ:
- Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. - Nhận thức đúng đắn về chính sách dân số và dân cư. - Ý thức về sự đoàn kết, hợp tác quốc tế.
II. CHUẨN BỊ:
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng. Bề mặt Trái Đất có các lục địa và các đại dương. Trên các châu lục có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về điều kiện tự nhiên, về kinh tế-xã hội và văn hoá …
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1 cá nhân 20”
* Giáo viên giới thiệu ranh giới các châu lục và lục địa trên bản đồ tự nhiên thế giới.
* Cho biết châu lục và lục địa có điểm giống và khác nhau như thế nào ?
* Dựa vào cơ sở nào để phân chia lục địa và châu lục ?
* Vận dụng khái niệm lục địa, châu lục vào quan sát trên bản đồ thế giới, xác định vị trí giới hạn 6 lục địa, 6 châu lục ?
- Nêu tên các đại dương bao quanh từng lục địa ? - Kể tên một số đảo và quần đảo lớn nằm xung quanh lục địa ?
* Quan sát bản đồ thế giới, cho biết: - Lục địa nào gồm 2 châu lục ? - Châu lục nào gồm 2 lục địa ?
- Châu lục nào nằm dưới lớp nước đóng băng ?
Hoạt động 2 cá nhân 15’
* Giới thiệu khái niệm chỉ số phát triển con người (HDI) là sự kết hợp của 3 thành phần: Tuổi thọ, trình độ học vấn và thu nhập bình quân đầu người.
1. Các lục địa và các châu lục :
- Lục địa là khối đất liền rộng lớn có biển và đại dương bao quanh.
- Châu lục bao gồm các lục địa và các đảo thuộc lục địa đó.
- Lục địa đựa vào tự nhiên,
- Châu lục dựa vào mặt lịch sử, kinh tế chính trị.
* Yêu cầu học sinh đọc mục 2, cho biết để phân loại và đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội từng nước, từng châu dựa vào chỉ tiêu gì ?
* Dựa vào các chỉ tiêu, cách phân loại các quốc gia như thế nào ?
- Hơn 20.000 USD/năm ; HDI 0,7 ; tỉ lệ tử vong của trẻ em thấp. (nước phát triển)
- Nhỏ hơn 20.000 USD/năm ; HDI <0,7 ; tỉ lệ tử ving trẻ em cao. (nước đang phát triển)
* Liên hệ đối chiếu với các chỉ tiêu trên của Việt Nam, Việt Nam thuộc nhóm nước nào ?
- Dựa vào 3 chỉ tiêu để phân loại các quốc gia:
- Thu nhập bình quân đầu người. - Tỉ lệ tử vong của trẻ em.
- Chỉ số phát triển con người.
- Chia 2 nhóm nước: Phát triển và đang phát triển.
4. Củng cố và luyện tập :
1. Tại sao nói thế giới chúng ta sống thật rộng lớn và đa dạng ?
a. Rộng lớn:
- Con người có mặt tất cả các châu lục, các đảo và quần đảo. - Vươn tới tầng cao đầy kết quả.
- Xuống dưới thềm lục địa.
b. Đa dạng:
- Hành chính: hơn 200 quốc gia khác nhau về chế độ chính trị, xã hội.
- Có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có bản sắc riêng, khác nhau về phong tục tập quán, tiếng nói, văn hoá, tín ngưỡng.
- Mỗi môi trường có kiến thức tổ chức sản xuất khác nhau, dịch vụ khác nhau… 2. Hiện nay, người ta phân loại các nước trên thế giới và đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của từng nước, từng châu lục theo tiêu chuẩn nào?
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 trang 81 sách giáo khoa. - Chuẩn bị bài 26: “Thiên nhiên châu Phi”:
Chương VI:
CHÂU PHI
Bài 26:
THIÊN NHIÊN CHÂU PHI