Đặc điểm của vùng đô thị hóa cao của đới ôn hòa là gì?

Một phần của tài liệu DIA 7 HK I 13-14 (Trang 42)

- Đới ôn hòa có các vấn đề gì nảy sinh trong các đô thị lớn hiện nay?

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :

- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 55 sách giáo khoa. - Làm bài tập 1, 2, 3 trang 13 - Tập bản đồ Địa lí 7. - Chuẩn bị bài 17: “Ô nhiễm môi trường đới ôn hoà”:

Bài 17

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒAI. MỤC TIÊU BÀI HỌC : I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được nguyên nhân gây ô nhiễm không hkí, nước ở các nước phát triển.

- Hậu quả do ô nhiễm không hkí và nước gây ra cho thiên nhiên và con người trong phạm vi một đới và có tính chất toàn cầu.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột từ số liệu sẵn có. - Phân tích ảnh địa lí.

3. Thái độ:

- Ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ :

- Các ảnh về ô nhiễm không khí và nước ở các nước phát triển và ở nước ta SGK.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định tổ chức2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:

- Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hoà biểu hiện như thế nào ? Ảnh hưởng tới việc bảo vệ môi trường ra sao ?

- Siêu đô thị khổng lồ nhất thế giới hiện nay có tới 27 triệu dân là thành phố?

3. Giảng bài mới:

Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà, đặc biệt là ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước đã đến mức báo động. Nguyên nhân là do sự lạm dụng kĩ thuật … và chủ yếu là sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người .

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

Hoạt động 1.cá nhân 10

- Hai bức ảnh 17.1, 17.2 cảnh báo điều gì trong khí quyển ? (khói, bụi từ các phương tiện giao thông, từ sản xuất công nghiệp thải ra, không khí làm không khí bị ô nhiễm). 1. Ô nhiễm không khí : a. Nguồn ô nhiễm : Tuần 9 Tiết 18 NS. ND

* Nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm ?

⇒ Giáo viên: Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp, lượng CO2 tăng nhanh:

- Trung tâm công nghiệp châu Âu, châu Mĩ thải lượng Co2 hàng chục tỉ tấn khí, trung bình 700 - 900 tấn / km2 / năm thải.

- Chủ yếu các khí độc: CO2, SO4, NO2 …

* Ngoài ra còn có những nguồn ô nhiễm nào ? (Nguồn ô nhiễm do các hoạt động tự nhiên: Bão cát, lốc bụi, núi lửa, cháy rừng và quá trình phân huỷ xác động thực vật …).

* Không khí bị ô nhiễm gây nên những hậu quả gì ? (Mưa axít, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn).

⇒ Giáo viên giải thích mưa axít là gì ?

* Tác hại nghiêm trọng của mưa axít ? (Hình 17.2. * Tác hại của khí thải có tính toàn cầu ? (hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn).

- Hiệu ứng nhà kính là gì ?

- Ô nhiễm bầu không khí có tính chất toàn cầu.

- Số liệu ở bài tập 2 cho thấy Hoa Kì là nước có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người lớn nhất thế giới, chiếm ¼ lượng khí thải toàn cầu (20 tấn / năm / người) nhưng không chịu kí Nghị định thư Ki-ô-tô cắt giảm lượng khí thải.

Hoạt động 2. thảo luận nhóm.20

* Quan sát ảnh hình 17.3 ; 17.4 và kết hợp với sự hiểu biết thực tế, nêu một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước sông và nước biển ở đới ôn hoà ?

* Học sinh trả lời, giáo viên bổ sung và chuẩn xác theo bảng sau:

- Do sự phát triển công nghiệp, động cơ giao thông, hoạt động sinh hoạt của con người thải khói, bụi vào không khí.

b. Hậu quả :

- Mưa axít gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông, lâm nghiệp và môi trường sống.

- Khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng dần lên, khí hậu toàn cầu biến đổi gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người.

2. Ô nhiễm nước :

Ô nhiễm nước sông Ô nhiễm biển Nguyên nhân - Nước thải nhà máy.

- Lượng phân hoá học, thuốc trừ sâu.

- Tập trung chuỗi đô thị lớn trên bờ biển ở đới ôn hoà.

- Chất thải sinh hoạt đô

thị. trên biển.- Chất thải phóng xạ, chất thải công nghiệp. - Chất thải từ sông ngòi chảy ra.

Tác hại

- Ảnh hưởng xấu đến ngành nuôi trồng hải sản, huỷ hoại cân bằng sinh thái. - Ô nhiễm này tạo hiện tượng thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ, gây tai hại cho mọi mặt ven bờ các đại dương.

* Giáo viên bổ sung và phân tích thêm về hiện tượng thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ.

4. Củng cố và luyện tập :

1. Vấn đề ô nhiễm lớn nhất hiện nay ở đới ôn hoà là gì? 2. Bài tập 2:

a. Biểu đồ lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới của các nước: b. Tổng lượng khí thải: - Hoa Kì : 281421000 x 20 = 5.628.420.000 tấn. - Pháp: 59330000 x 6 = 355.980.000 tấn. * Đáp án: 4.1 ( d ). 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :

- Học bài, trả lời câu hỏi 1 trang 58 sách giáo khoa. - Làm bài tập 1, 2 trang 14 - Tập bản đồ Địa lí 7.

Bài 18

THỰC HÀNH

NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒAI. MỤC TIÊU BÀI HỌC : I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức: Củng cố một số kiến thức cơ bản về:

- Các kiểu khí hậu đới ôn hoà. - Các kiểu rừng đới ôn hoà.

- Ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được kiểu khí hậu qua biểu đồ khí hậu. - Phân tích ảnh địa lí.

- Biết vẽ, đọc, phân tích biểu đồ gia tăng lượng khí thải độc hại.

3. Thái độ:

- Ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ :

1 Bản đồ tự nhiên thế giới, biểu đồ các kiểu khí hậu phóng to, ảnh các kiểu rừng ôn đới.

Một phần của tài liệu DIA 7 HK I 13-14 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w