Ngợi ca Đảng, ngợi ca Lãnh tụ

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta (Trang 67)

5. Kết cấu luận văn

2.4.2. Ngợi ca Đảng, ngợi ca Lãnh tụ

Với m ột con ngƣời tìm đến lí tƣởng cách mạng từ rất sớm, từng nếm trải nỗi đớn đau tủi nhục của ngƣời dân mất nƣớc và bị đày ải trong lao tù đế quốc nhƣ Tố Hữu, thì Đảng luôn gắn bó mật thiết với Tổ quốc, với nhân dân. Ngợi ca Đảng cũng chính là ngợi ca đất nƣớc, ngợi ca cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trƣớc và sau giải phóng, ngƣời đọc đều có thể dễ nhận ra con ngƣời nghệ sĩ và con ngƣời cách mạng luôn quyện hòa trong tính cách của nhà thơ. Với ông, Đảng là ngƣời mẹ thứ hai đã nuôi dƣỡng, bồi đắp mầm cách mạng cho ngƣời thanh niên Tố Hữu thủa nào:

Từ vô vọng mênh mông đêm tối Ngƣời đã đến. Chói chang nắng dội Trong lòng tôi. Ôi Đảng thân yêu

Sống lại rồi. Hạnh phúc biết bao nhiêu ! Xóm thợ đói nghèo cùng tôi kết bạn Leo lét đèn khuya. Sáng từng chữ

Tuyên ngôn cộng sản

Một nhành xuân

Với Tố Hữu, Đảng đã mang lại ánh sáng cuộc đời, ánh sáng chân lý cách mạng , xoá tan đi con đƣờng mù mịt, đen tối trƣớc đây. Chân lý của Đảng đã sƣởi ấm tâm hồn, thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết của lòng sục sôi kháng chiến. Để trong sự cảm nhận của ông, mỗi ngƣời đều là “một nhành

Ngợi ca Đảng, ngợi ca lý tƣởng cách mạng, Tố Hữu đã bày tỏ lòng biết ơn, tin tƣởng sâu sắc vào sự lãng đạo của Đảng vào con đƣờng cách mạng:

Tổ quốc ta !

Muôn nghìn sức mạnh

Nhƣ hôm qua lao vào trận đánh Ta sẽ đi

Đi tới những ngày mai Nhƣ một đoàn quân Bƣớc thẳng, đƣờng dài.

Một khúc ca

Có thể thấy cho đến cuối cuộc đời mình, niềm tin trong ông vào con đƣờng cách mạng vẫn vẹn nguyên nhƣ thủa nào mới giác ngộ:

Từ đổ nát, ta lại xây dựng mới Rũ bùn dơ, mặt đất sẽ thanh tân

Không sức nào ngăn nổi sức nhân dân Ngày mai sẽ là ngày mai Cộng sản!

Chân lý vẫn xanh tươi

Có lúc, niềm tin ấy đƣợc nhà thơ tâm tình, chia sẻ cùng Bác, ngƣời cha tinh thần của triệu triệu trái tim đất Việt:

Kính thƣa Bác !

Thế kỷ hai mƣơi mốt tới đây Có thể là thế kỷ rồng bay

Bảy mƣơi năm triệu con Hồng cháu lạc Đoàn kết nhau, nhất trí, vững tay

Nhất định sẽ dựng xây Tổ quốc ta ngày nay Ngang tầm thời đại

Chào mừng năm 2000 !

Những năm cuối đời, mặc dù tuổi cao sức yếu nhƣng niềm tin trong ông vào con đƣờng cách mạng vẫn nguyên vẹn nhƣ thủa nào mới giác ngộ:

Ta mơ chăng, hỡi bạn đƣờng yêu quý

Triều đang lên, nƣớc đang chuyển dòng đời Dẫu còn bao hùm sói mặt ngƣời

Bao lầm lỗi, giam tham, ác độc

Không gì ngăn đƣợc bƣớc chân dân tộc ! Cảm ơn đời đã cho ta, 82 tuổi bạc đầu Đƣợc vui sống một thời đã sống, dài lâu Với đồng chí, anh em, bè bạn

Với chân lý sáng ngời và niền tin ở chân trời xán lạn.

Cảm nghĩ đẫu xuân 2002

Nhà thơ cũng khẳng định sự hòa quyện giữa cái tôi riêng tƣ của nghề cầm bút với cái tôi cống hiến đi theo chân lý của Đảng trong sự nghiệp sáng tác của mình:

Tròn 50 tuổi: Đảng và thơ Từ ấy hồn vui mãi đến giờ Mái tóc pha sƣơng chƣa cạn ý Con tằm rút ruột vẫn còn tơ. …

Trăm năm duyên kiếp Đảng và thơ !

Đảng và Thơ

Niềm tin tƣởng, biết ơn Đảng đã chắp cánh cho hồn thơ Tố Hữu bay cao. Nó không chỉ là niềm vui giản đơn nữa mà là “hồn vui” của một cá nhân thi sĩ - chiến sĩ đƣợc bộc lộ một cách rất chân thành:

Đảng của ta, tinh hoa dân tộc

Phủi bụi mờ, hồng ngọc tƣơi nguyên Rồng muốn bay, trừ ngay rắn độc Hạnh phúc chung, xã hội ngƣời hiền.

Chào xuân 99

Cùng với chủ đề ca ngợi Đảng, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một trong những chủ đề lớn và thân thiết nhất của Tố Hữu từ cách mạng tháng Tám cho đến những năm cuối đời. Nhà thơ viết về Bác với tất cả tấm lòng yêu kính, sự biết ơn và cả chất chứa những suy tƣ.

Đèn khuya…. Hà Nội … trên Lăng Một vầng trời sáng nhƣ trăng đêm rằm

Bốn nghìn năm, bốn mƣơi năm Toả quanh nơi Bác đang nằm, hào quang…

Đêm xuân 85

Đến thăm Chùa Hƣơng, khu di tích lịch sử xƣa, cảnh đẹp Chùa Hƣơng gợi nhớ một thời Bác về thăm, gợi lại sự cao cả và tấm lòng vĩ đại của Ngƣời:

Và một hôm nào… sáng tháng năm Rừng mơ ríu rít. Bác về thăm

Dấu hƣơng Ngƣời quyện sƣơng Hƣơng Tích Ngân tiếng chuông đồng, vọng tiếng Tâm…

Chùa Hương

Bác không còn nữa nhƣng nỗi nhớ về Bác, lòng biết ơn sâu sắc về những gì Bác đã dành cho dân tộc của Tố Hữu thì mãi vẫn còn đại diện cho dân tộc nói lên tình cảm thƣơng nhớ, kính yêu vô bờ bến với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc :

Hai mƣơi sáu năm rồi, vắng Bác Ngƣời đi…mà cứ ngỡ bây giờ

Bác đang ngôi đọc thầm trên gác Bên ngọn đèn con, nghĩ tứ thơ.

Thăm Bác chiều đông

Về lại chiến khu xƣa, thăm những địa danh mà Bác đã từng dừng chân, từng sống và làm việc, nỗi nhớ khôn nguôi về Bác lại trào dâng trong lòng nhà thơ. Nỗi nhớ, lòng biết ơn ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho ngƣời thanh niên cách mạng thủa nào bƣớc tiếp chặng đƣờng khó khăn, vất vả trƣớc mắt.

Ta mãi ngồi đây, dƣới bóng đa Tân Trào, hai tiếng tự lòng ta Lặng im, lắng mỗi lời Di chúc… Nào, đứng lên đi ! Đƣờng còn xa !

Về chiến khu xưa

Có thể thấy, trên mỗi bƣớc đƣờng của đời mình, Tố Hữu luôn thấy Bác vẫn còn, vẫn là nguồn sống, nguồn sáng cho cả dân tộc:

Bác Hồ vẫn sống giữa nhân gian Năm châu đứng dậy, cùng nhau tiến Tự hào thay, Tổ quốc Việt Nam !

Ta vẫn là xuân.

Viết về Bác với tất cả lòng biết ơn sâu sắc nhất Tố Hữu đã thể hiện niềm tin vào cuộc đời, tin vào một ngày mai tƣơi sáng vì luôn có Bác bên cạnh.

Hạnh phúc biết bao, thế kỷ 21 này và thiên niên kỷ thứ ba Luôn có Bác trồng ngƣời, trời đất cùng ta

“Xanh sạch đẹp” Chào thế kỷ 21 !

Tóm lại, bối cảnh lịch sử và văn hóa mới sau chiến tranh khiến các nhà thơ không thể nhìn cuộc sống nhƣ trƣớc đây mà buộc họ phải thích ứng với những thay đổi ấy. Một số nhà thơ rơi vào trạng thái cực đoan, muốn tìm lại bản ngã trong bộn bề lo toan khắc nghiệt của cuộc sống đời thƣờng, một số lại cảm thấy cô đơn, ám ảnh bởi những thay đổi chóng mặt trong các mối quan hệ xã hội… Tố Hữu cũng có sự thay đổi mạnh mẽ trong tƣ duy thơ. Cái tôi trữ tình trong thơ ông mang một diện mạo mới, vừa là cái tôi hƣớng nội, cái tôi đời thƣờng với những lo toan thảng thốt, với những cố gắng giữ mình và gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc, vừa chiêm nghiệm triết lý, vừa trĩu nặng ân tình. Nhƣng đáng trân trọng nhất ở cái tôi Tố Hữu là sƣ̣ kiên trì tin tƣởng mãnh liệt vào con đƣờng cách mạng của một cái tôi trữ tình – chính trị tƣởng nhƣ đã thay đổi.

CHƢƠNG 3

NHỮNG HÌNH THỨC BIỂU HIỆN

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)