Chân tình, sâu sắc trong tình yêu

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta (Trang 42)

5. Kết cấu luận văn

2.1.2. Chân tình, sâu sắc trong tình yêu

Tố Hữu không phải là nhà thơ của tình yêu nhƣ đa số các nhà thơ khác nhƣng Tố Hữu lại có những cách cảm nhận rất bình dị mà tinh tế về tình yêu, có lẽ vì thế mà tình yêu trong thơ ông mang hƣơng sắc rất lạ, vừa giản dị nhƣng tha thiết, vừa chân thành mà đằm thắm dƣ ba. Không có cái vội vàng, vồ vập, đắm say vồ vập nhƣ Xuân Diệu, cũng không có kiểu chân quê nhẹ nhàng tình tứ nhƣng lỡ làng cô đơn nhƣ Nguyễn Bính hay kiểu hoài nghi về một tình yêu trắc trở không thành trong thơ Đồng Đức Bốn, thơ tình Tố Hữu ấm áp và chân thật mà không kém phần say đắm.

Trƣớc giải phóng hầu nhƣ Tố Hữu không viết thơ tình, nếu có thì cũng chỉ làm nền để nói lên cái tôi cống hiến của nhà thơ:

Mà nói vậy : “Trái tim anh đó Rất chân thật, chia ba phần tƣơi đỏ.

Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ và phần để em yêu….

Bài ca mùa xuân 61

Nhiều bài thơ trƣớc giải phóng của ông xuất hiện các cặp đại từ nhân xƣng nhƣ: “mình”, “ta”, “anh”, “em”… nhƣng tất cả đều nhằm nói lên tình quân dân, tình đồng chí, đồng bào….những tình cảm của ân tình cách mạng. Đến chặng đƣờng hoà bình, thơ Tố Hữu dành một phần nhỏ cho tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng. Thơ viết về tình yêu đôi lứa của Tố Hữu chặng đƣờng sau này đã bộc lộ một tâm hồn lãng mạn, trẻ trung:

Ngƣời ơi? Ngƣời ở đừng về! Bâng khuâng giã bạn, tái tê mạn thuyền

Ai về , ai nhớ, ai quên

Mình về, đến hẹn lại lên cùng ngƣời.

Đêm thu quan họ

Câu thơ phảng phất hơi hƣớng của ca dao, dân ca về tình yêu đôi lứa. Ở đó có cái quyến luyến, bâng khuâng, có sự nhớ nhung bịn rịn khi xa cách lúc chia tay. Câu hỏi “Ai về, ai nhớ, ai quên?” tƣởng chừng bâng quơ nhƣng lại là một cách để đôi lứa yêu nhau khẳng định tình yêu chung thủy của mình. Quyến luyến, nhớ nhung, sầu muộn là tâm trạng muôn đời của đôi lứa yêu nhau và Tố Hữu đã viết rất chân thật cảm xúc ấy của con ngƣời.

Với Tố Hữu, tình yêu đôi lứa gắn với tình nghĩa vợ chồng: Thế nào là mới, hỡi em ?

Có bao giờ cũ, ngày đêm, đất trời …

Nhƣ tình yêu ấy bền lâu Xa nhau rồi lại gần nhau mặn nồng.

Hay đâu hƣơng ủ từ lòng hoa xƣa ? Em ơi, đời mấy gió mƣa Tình ta vẫn mới nhƣ vừa bén duyên.

Mới

Chuyện tình yêu muôn đời là vậy. Con ngƣời ta cả đời gần nhau mà có khi vẫn chƣa hiểu hết về nhau. Vì vậy, chúng ta cần hàng ngày khám phá tìm hiểu những điều mới mẻ trong nhau để cuộc sống không bao giờ nhàm chán, để tình yêu không bị cũ đi.

Không còn ở độ tuổi trẻ trung, không có những mãnh liệt dữ dội trong cảm xúc yêu đƣơng thƣở mới bắt đầu bƣớc chân vào khu vƣờn yêu, thơ tình Tố Hữu còn bộc lộ một cái tôi chi chút, đằm thắm , vƣợt lên trên mọi nhu cầu vật chất cao sang và những khát khao xác thịt, tình yêu ấy gắn liền với tình nghĩa và sự thủy chung chăm chút cho nhau mỗi ngày.

Lạ chƣa, vẫn ở bên em Mà anh cứ nhớ, cứ thèm gần hơn!

Cứ lo em giận, em hờn Mải mê anh để cô đơn, em buồn…

….

Em cƣời anh cũng vui lây Anh đau, em lại lệ cay xót thầm…

Tình yêu là thế, em ơi!

Hai ngƣời mà hóa một ngƣời, trăm năm…

Lạ chưa?

Đọc những câu thơ trên ta nhận ra bên cạnh một con ngƣời cô đơn, đau buồn trƣớc hiện thực cuộc sống, Tố Hữu còn có một cái tôi khá trẻ trung, hóm hỉnh trong tình yêu. Có lẽ với Tố Hữu, khi viết thơ tình ở tuổi xế chiều là cách

để ông cân bằng cuộc sống nhiều biến động, để khẳng định tình nghĩa vợ chồng yêu thƣơng, chung thủy và đồng thời còn thể hiện một cái tôi nội cảm đầy chiêm nghiệm, sâu sắc trong tình yêu. Quan niệm và cách thể hiện tình yêu của Tố Hữu cũng là khuôn mặt tinh thần mà ông vẽ lên trong thơ của mình và vì thế có thể xem, phần cảm xúc tình yêu là một điểm nhấn trong bức chân dung tinh thần của Tố Hữu - một Tố Hữu hồn nhiên, chân thành luôn nâng niu trân trọng tình yêu và hạnh phúc đời thƣờng bình dị.

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)