Cái tôi tin tƣởng, ngợi ca

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta (Trang 64)

5. Kết cấu luận văn

2.4. Cái tôi tin tƣởng, ngợi ca

Cuộc sống thời bình có quá nhiều điểm khác biệt so với cuộc sống thời chiến tranh. Vì thế, giống nhƣ hầu hết các nghệ sĩ, Tố Hữu phải xác lập vị thế của mình sao cho thích hợp với hoàn cảnh lịch sử mới. Từ chỗ là ngƣời ngợi ca đất nƣớc và nhân dân bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn, giờ đây nhà thơ chuyển từ “bè cao” sang “giọng trầm” - cái giọng trầm đủ để tâm tình, triết luận, để chia sẻ, tri âm. Cái nhìn sử thi đã dần phai nhạt và tƣởng chừng không còn nữa. Thơ Tố Hữu bộc lộ một cái tôi hƣớng nội, cái tôi chiêm nghiệm, triết lý, cái tôi lo toan, thảng thốt giữ mình… song ngƣời đọc vẫn nhận ra một mạch ngầm trong sự vận động của tƣ duy thơ ông trong hai tập

Một tiếng đờn và Ta với ta: Đó là sự tiếp nối của cảm hứng sử thi nhƣ một quán tính nghệ thuật nhƣng thiên về cảm xúc tin tƣởng, ngợi ca.

Bày tỏ cảm xúc trƣớc ân tình cách mạng, cảm hứng tự hào, ngợi ca Tổ quốc, ngợi ca vẻ đẹp hào hùng của những hình tƣợng anh hùng… tuy không còn xuất hiện nhƣ là đặc điểm nổi bật trong thơ Tố Hữu giai đoạn trƣớc, khi mà số phận dân tộc và số phận cá nhân hòa làm một, cái tôi và cái ta hoàn toàn thống nhất, nhƣng bằng cái nhìn tỉnh táo và giàu màu sắc chiêm nghiệm, hai tập thơ cuối đời của Tố Hữu vẫn tiếp tục mạch cảm xúc ấy tuy nhiên lại mang những nét đặc thù riêng.

2.4.1. Ngợi ca vẻ đẹp đất nước thanh bình.

Đó là cảm xúc khi đất nƣớc hoàn toàn giải phóng, khi cả dân tộc bắt tay vào công cuộc hàn gắn các vết thƣơng chiến tranh, khôi phục và xây dựng đất nƣớc. Tố Hữu phát hiện ra những vẻ đẹp đáng tự hào trên mảnh đất một thời từng ghi dấu ngƣời anh hùng Hoàng Hoa Thám lúc giục nghĩa quân lên đƣờng giết giặc cứu nƣớc:

Sáng nay thu đẹp đất trời

Đồng mùa lúa chín nhƣ phơi hoa vàng Phồn Xƣơng ngói mới đỏ làng

Tƣởng nhƣ ngày hội rƣớc Hoàng tƣớng công…

Phồn Xương

“Đồng mùa lúa chín” và “ngói mới đỏ làng” là những hình ảnh tiêu biểu cho một cuộc sống ấm no hạnh phúc, là tiêu biểu cho vẻ đẹp của đất nƣớc thời kỳ hoà bình. Cảm hứng ngợi ca, tự hào còn đƣợc thể hiện rõ ở những bài thơ viết về sự thay đổi trong đời sống sinh hoạt của con ngƣời. Nhà thơ say sƣa khi nhìn tấp nập thuyền bè xuôi ngƣợc trên sông, nhìn những bãi bờ xanh ngắt trải dài, nhìn ngƣời lao động, nhìn cuộc sống đang đổi mới từng ngày:

Thuyền chài thôi kiếp dạt trôi Thong dong bè nứa, quẫy đuôi cá lồng

Đôi bờ xanh nõn ngô đông Chè nƣơng, lạc bãi, lúa đồng sum suê

Áo màu vui mắt chợ quê Ai xa Cẩm Thuỷ, có về lại lên !

Cẩm Thuỷ

Nhà thơ còn miêu tả vẻ đẹp của đời sống mới trong sự đối chiếu xƣa - nay: Ngày xƣa, mái rạ phên tre

Mà nay nhà bạn bốn bề gạch xây Vƣờn xƣa, dứa dại, gai mây Mà nay na mít, trái cây trĩu cành.

Hậu Lộc Sƣơng thu xanh ngát ngàn Nƣa Về thăm Nông Cống đƣờng xƣa ngỡ ngàng

Đồng chiêm, mùa lúa chín vàng Xóm lều rơm hóa phố làng ngói xây

Nông Cống

Qua đây, lại nhớ năm nào Xé trời đạn lửa, bom đào, đất rung

….

Bây giờ trời lặng đất yên

Vàng đồng lúa chín, lạc chen xanh đồi Ngọt ngào tôm cá biển khơi Phố làng ngói mới, mặt ngƣời thanh tân

Tĩnh Gia

Bằng phép đối chiếu giữa xƣa và nay, giữa một bên là quá khứ hào hùng, gian khổ, thiên nhiên hoang vu với một bên là hiện tại thanh bình, thiên nhiên trù phú, Tố Hữu đã làm nổi bật nên vẻ đẹp của đất nƣớc thời kỳ hoà

bình. Tuy nhiên cảm hứng ngợi ca này chủ yếu xuất hiện trong phần đầu tập

Một tiếng đờn, càng về sau ta càng thấy chất suy tƣ, chiêm nghiệm mới là

cảm hứng chủ đạo trong thơ ông.

2.4.2. Ngợi ca Đảng, ngợi ca Lãnh tụ.

Với m ột con ngƣời tìm đến lí tƣởng cách mạng từ rất sớm, từng nếm trải nỗi đớn đau tủi nhục của ngƣời dân mất nƣớc và bị đày ải trong lao tù đế quốc nhƣ Tố Hữu, thì Đảng luôn gắn bó mật thiết với Tổ quốc, với nhân dân. Ngợi ca Đảng cũng chính là ngợi ca đất nƣớc, ngợi ca cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trƣớc và sau giải phóng, ngƣời đọc đều có thể dễ nhận ra con ngƣời nghệ sĩ và con ngƣời cách mạng luôn quyện hòa trong tính cách của nhà thơ. Với ông, Đảng là ngƣời mẹ thứ hai đã nuôi dƣỡng, bồi đắp mầm cách mạng cho ngƣời thanh niên Tố Hữu thủa nào:

Từ vô vọng mênh mông đêm tối Ngƣời đã đến. Chói chang nắng dội Trong lòng tôi. Ôi Đảng thân yêu

Sống lại rồi. Hạnh phúc biết bao nhiêu ! Xóm thợ đói nghèo cùng tôi kết bạn Leo lét đèn khuya. Sáng từng chữ

Tuyên ngôn cộng sản

Một nhành xuân

Với Tố Hữu, Đảng đã mang lại ánh sáng cuộc đời, ánh sáng chân lý cách mạng , xoá tan đi con đƣờng mù mịt, đen tối trƣớc đây. Chân lý của Đảng đã sƣởi ấm tâm hồn, thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết của lòng sục sôi kháng chiến. Để trong sự cảm nhận của ông, mỗi ngƣời đều là “một nhành

Ngợi ca Đảng, ngợi ca lý tƣởng cách mạng, Tố Hữu đã bày tỏ lòng biết ơn, tin tƣởng sâu sắc vào sự lãng đạo của Đảng vào con đƣờng cách mạng:

Tổ quốc ta !

Muôn nghìn sức mạnh

Nhƣ hôm qua lao vào trận đánh Ta sẽ đi

Đi tới những ngày mai Nhƣ một đoàn quân Bƣớc thẳng, đƣờng dài.

Một khúc ca

Có thể thấy cho đến cuối cuộc đời mình, niềm tin trong ông vào con đƣờng cách mạng vẫn vẹn nguyên nhƣ thủa nào mới giác ngộ:

Từ đổ nát, ta lại xây dựng mới Rũ bùn dơ, mặt đất sẽ thanh tân

Không sức nào ngăn nổi sức nhân dân Ngày mai sẽ là ngày mai Cộng sản!

Chân lý vẫn xanh tươi

Có lúc, niềm tin ấy đƣợc nhà thơ tâm tình, chia sẻ cùng Bác, ngƣời cha tinh thần của triệu triệu trái tim đất Việt:

Kính thƣa Bác !

Thế kỷ hai mƣơi mốt tới đây Có thể là thế kỷ rồng bay

Bảy mƣơi năm triệu con Hồng cháu lạc Đoàn kết nhau, nhất trí, vững tay

Nhất định sẽ dựng xây Tổ quốc ta ngày nay Ngang tầm thời đại

Chào mừng năm 2000 !

Những năm cuối đời, mặc dù tuổi cao sức yếu nhƣng niềm tin trong ông vào con đƣờng cách mạng vẫn nguyên vẹn nhƣ thủa nào mới giác ngộ:

Ta mơ chăng, hỡi bạn đƣờng yêu quý

Triều đang lên, nƣớc đang chuyển dòng đời Dẫu còn bao hùm sói mặt ngƣời

Bao lầm lỗi, giam tham, ác độc

Không gì ngăn đƣợc bƣớc chân dân tộc ! Cảm ơn đời đã cho ta, 82 tuổi bạc đầu Đƣợc vui sống một thời đã sống, dài lâu Với đồng chí, anh em, bè bạn

Với chân lý sáng ngời và niền tin ở chân trời xán lạn.

Cảm nghĩ đẫu xuân 2002

Nhà thơ cũng khẳng định sự hòa quyện giữa cái tôi riêng tƣ của nghề cầm bút với cái tôi cống hiến đi theo chân lý của Đảng trong sự nghiệp sáng tác của mình:

Tròn 50 tuổi: Đảng và thơ Từ ấy hồn vui mãi đến giờ Mái tóc pha sƣơng chƣa cạn ý Con tằm rút ruột vẫn còn tơ. …

Trăm năm duyên kiếp Đảng và thơ !

Đảng và Thơ

Niềm tin tƣởng, biết ơn Đảng đã chắp cánh cho hồn thơ Tố Hữu bay cao. Nó không chỉ là niềm vui giản đơn nữa mà là “hồn vui” của một cá nhân thi sĩ - chiến sĩ đƣợc bộc lộ một cách rất chân thành:

Đảng của ta, tinh hoa dân tộc

Phủi bụi mờ, hồng ngọc tƣơi nguyên Rồng muốn bay, trừ ngay rắn độc Hạnh phúc chung, xã hội ngƣời hiền.

Chào xuân 99

Cùng với chủ đề ca ngợi Đảng, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một trong những chủ đề lớn và thân thiết nhất của Tố Hữu từ cách mạng tháng Tám cho đến những năm cuối đời. Nhà thơ viết về Bác với tất cả tấm lòng yêu kính, sự biết ơn và cả chất chứa những suy tƣ.

Đèn khuya…. Hà Nội … trên Lăng Một vầng trời sáng nhƣ trăng đêm rằm

Bốn nghìn năm, bốn mƣơi năm Toả quanh nơi Bác đang nằm, hào quang…

Đêm xuân 85

Đến thăm Chùa Hƣơng, khu di tích lịch sử xƣa, cảnh đẹp Chùa Hƣơng gợi nhớ một thời Bác về thăm, gợi lại sự cao cả và tấm lòng vĩ đại của Ngƣời:

Và một hôm nào… sáng tháng năm Rừng mơ ríu rít. Bác về thăm

Dấu hƣơng Ngƣời quyện sƣơng Hƣơng Tích Ngân tiếng chuông đồng, vọng tiếng Tâm…

Chùa Hương

Bác không còn nữa nhƣng nỗi nhớ về Bác, lòng biết ơn sâu sắc về những gì Bác đã dành cho dân tộc của Tố Hữu thì mãi vẫn còn đại diện cho dân tộc nói lên tình cảm thƣơng nhớ, kính yêu vô bờ bến với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc :

Hai mƣơi sáu năm rồi, vắng Bác Ngƣời đi…mà cứ ngỡ bây giờ

Bác đang ngôi đọc thầm trên gác Bên ngọn đèn con, nghĩ tứ thơ.

Thăm Bác chiều đông

Về lại chiến khu xƣa, thăm những địa danh mà Bác đã từng dừng chân, từng sống và làm việc, nỗi nhớ khôn nguôi về Bác lại trào dâng trong lòng nhà thơ. Nỗi nhớ, lòng biết ơn ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho ngƣời thanh niên cách mạng thủa nào bƣớc tiếp chặng đƣờng khó khăn, vất vả trƣớc mắt.

Ta mãi ngồi đây, dƣới bóng đa Tân Trào, hai tiếng tự lòng ta Lặng im, lắng mỗi lời Di chúc… Nào, đứng lên đi ! Đƣờng còn xa !

Về chiến khu xưa

Có thể thấy, trên mỗi bƣớc đƣờng của đời mình, Tố Hữu luôn thấy Bác vẫn còn, vẫn là nguồn sống, nguồn sáng cho cả dân tộc:

Bác Hồ vẫn sống giữa nhân gian Năm châu đứng dậy, cùng nhau tiến Tự hào thay, Tổ quốc Việt Nam !

Ta vẫn là xuân.

Viết về Bác với tất cả lòng biết ơn sâu sắc nhất Tố Hữu đã thể hiện niềm tin vào cuộc đời, tin vào một ngày mai tƣơi sáng vì luôn có Bác bên cạnh.

Hạnh phúc biết bao, thế kỷ 21 này và thiên niên kỷ thứ ba Luôn có Bác trồng ngƣời, trời đất cùng ta

“Xanh sạch đẹp” Chào thế kỷ 21 !

Tóm lại, bối cảnh lịch sử và văn hóa mới sau chiến tranh khiến các nhà thơ không thể nhìn cuộc sống nhƣ trƣớc đây mà buộc họ phải thích ứng với những thay đổi ấy. Một số nhà thơ rơi vào trạng thái cực đoan, muốn tìm lại bản ngã trong bộn bề lo toan khắc nghiệt của cuộc sống đời thƣờng, một số lại cảm thấy cô đơn, ám ảnh bởi những thay đổi chóng mặt trong các mối quan hệ xã hội… Tố Hữu cũng có sự thay đổi mạnh mẽ trong tƣ duy thơ. Cái tôi trữ tình trong thơ ông mang một diện mạo mới, vừa là cái tôi hƣớng nội, cái tôi đời thƣờng với những lo toan thảng thốt, với những cố gắng giữ mình và gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc, vừa chiêm nghiệm triết lý, vừa trĩu nặng ân tình. Nhƣng đáng trân trọng nhất ở cái tôi Tố Hữu là sƣ̣ kiên trì tin tƣởng mãnh liệt vào con đƣờng cách mạng của một cái tôi trữ tình – chính trị tƣởng nhƣ đã thay đổi.

CHƢƠNG 3

NHỮNG HÌNH THỨC BIỂU HIỆN

3.1. Biểu tƣợng thơ

Biểu tƣợng là đặc trƣng phản ánh cuộc sống bằng hình tƣợng của văn học nghệ thuật, theo Từ điển thuật ngữ văn học, “biểu tƣợng là phƣơng thức

chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình thức đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát đƣợc bản chất của hiện tƣợng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tƣ tƣởng, hay một triết lý sâu xa về con ngƣời và cuộc đời…” [26]. Biểu tƣợng xuất hiện trong tác phẩm là tín hiệu nghệ thuật để ngƣời đọc phát hiện ra các tầng nghĩa đi vào mạch ngầm sáng tạo của nghệ sĩ. Đọc hai tập thơ sau giải phóng của Tố Hữu, chúng ta dễ dàng nhận thấy, các biểu tƣợng ở hai tập này không mới so với trƣớc và mặc dù vẻ ngoài nhƣ lặp lại nhƣng thực chất đã biến nghĩa theo hoàn cảnh, theo chủ đề, tâm trạng (khác đi rồi) của nhà thơ về già. Nhiều biểu tƣợng đƣợc dùng lại, khiến ngƣời đọc liên tƣởng tới các bài thơ, câu thơ trƣớc giải phóng. Đó cũng đƣợc coi là một hiện tƣợng liên văn bản.

Trong “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”, phần lớn hình ảnh thơ lấy từ cuộc sống hết sức chân thực, đƣợc nhà thơ nâng lên ở một tầm cao khái quát trở thành những biểu tƣợng độc đáo có sức biểu cảm cao. Thế giới biểu tƣợng trong thơ ông khá phong phú, sống động: Mùa xuân, Miền Nam, Tháng Năm,

con đường, con thuyền, sóng gió, bình minh, cờ hồng, tiếng kèn, cánh chim, bình minh, hoàng hôn, lộc non, chồi biếc, mái ngói đỏ tươi, cánh đồng lúa chín …

Sau đây, chúng tôi đi sâu khảo sát một vài biểu tƣợng tiêu biểu trong hai tập thơ này.

3.2.1. Biểu tượng mùa xuân

Với Tố Hữu, mùa xuân trở thành một hình ảnh biểu tƣợng xuyên suốt các chặng đƣờng thơ. Mùa xuân trong thơ ông là biểu trƣng cho chiến thắng, cho Độc lập, Tự do, đó còn là biểu trƣng cho cái đẹp, cho sức mạnh của tuổi trẻ, cho tƣơng lai tƣơng sáng của dân tộc, cho những con ngƣời đẹp đẽ, kiên trung, là mùa xuân của đất trời, mùa xuân trong lòng ngƣời.

Mùa xuân trong thơ Tố Hữu trƣớc giải phóng có rất nhiều ý nghĩa. Đó là mùa xuân của lộc non, chồi biếc, là mùa xuân hồng:

Xuân bƣớc nhẹ trên nhành non lá mới Bạn đời ơi ,vui lắm, cả trời hồng.

Ý xuân

Mùa xuân luôn đƣợc ví với tuổi trẻ:

Đất nƣớc huy hoàng 25 tuổi trẻ

Tuổi 25

Trẻ lại rồi thế kỷ 20 Và trẻ mãi, mỗi ngƣời Một nhành xuân của Đảng

Một nhành xuân Đó là hình ảnh của mùa xuân chiến thắng:

Đất nƣớc ta ơi

Xin bắn 20 phát đại bác vang trời Chào xuân 67

Xuân của chúng ta

Nam Bắc hai miền chiến công lừng lẫy

Chào xuân 67

Đó còn là hình ảnh mùa xuân của lòng dũng cảm: Anh chị em ơi

Hãy giƣơng súng lên cao, chào xuân 68 Xuân Việt Nam

Xuân của lòng dũng cảm.

Bài ca xuân 68

Xuân còn là xuân sớm, xuân của những bất ngờ, ngỡ ngàng: Xuân đến năm nay, sớm lạ thƣờng

Trời đang rét ngọt, sáng chiều sƣơng Ong kêu ong dậy đƣờng hoa vải

Rực lúa chiêm trăng, bƣớm bƣớm vàng.

Xuân sớm

Ở đây, mùa xuân mà Tố Hữu nhắc đi nhắc lại nhiều lần là xuân nhân loại, xuân của những chiến công vang lừng, xuân của lòng dũng cảm, xuân chiến thắng. Đó là xuân của niềm vui, của hạnh phúc trong cảm nhận của cái tôi trữ tình Tố Hữu trƣớc những cuộc đời cách mạng, trƣớc mùa xuân đại thắng của dân tộc Việt Nam. Tố Hữu theo dõi từng bƣớc chuyển mình của thời gian và những bƣớc tiến lớn của lịch sử dân tộc. Có lẽ không một hình ảnh nào biểu tƣợng cho độc lập tự do bằng hình ảnh mùa xuân mới với những nét đặc trƣng riêng của nó phù hợp với lịch sử cách mạng của dân tộc.

Đến chặng đƣờng hoà bình, hình ảnh mùa xuân càng xuất hiện một cách dày đặc. Có tới 28 bài trong tổng số 113 bài trong thơ Tố Hữu chặng đƣờng hoà bình trực tiếp viết về hình ảnh mùa xuân.

Chiến thắng vang rộng trên khắp mọi miền của tổ quốc, cuộc đời đã đổi mới, con ngƣời mở lòng mình ra đón nhận những vang động của cuộc đời, tận hƣởng cuộc sống mới.

Xuân bỗng đến bất ngờ làm lòng ngƣời ngỡ ngàng. Đó là xuân sớm: Mùa đông hết tự bao giờ

Mải mê ngày tháng, ai ngỡ đã xuân !

Phút giây

Mùa xuân đến trong lòng ngƣời, xuân sớm bởi cách cảm nhận của lòng ngƣời mong chờ mùa xuân:

Chƣa phải tết. Mà hoa đào rộ nở Ào ào xuân. Hớn hở từng giờ Xứ sở mình lạ thật. Cứ nhƣ mơ Đã biết trƣớc, vẫn bất ngờ vui thế.

Mừng bạn, mừng ta

Mùa xuân thật lạ, đã biết trước, mà khiến ta vẫn bất ngờ vui. Vì sao

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)