Trong giai đoạn Từ ấy

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta (Trang 27)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1. Trong giai đoạn Từ ấy

Đặc sắc chủ yếu của thơ Tố Hữu thời kỳ “Từ ấy” không phải là những khám phá phong phú về thế giới mà là sự biểu hiện một cách chân thật cái tôi hết sức trong sáng, hồn nhiên của một thanh niên khát khao lý tƣởng, tự ca hát niềm vui lớn của mình khi bắt gặp lý tƣởng cộng sản chủ nghĩa và đƣợc chiến đấu hy sinh cho lý tƣởng ấy.

Tố Hữu bày tỏ niềm vui khi bắt gặp lý tƣởng cách mạng: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vƣờn hoa lá

Rất đậm huơng và rộn tiếng chim

Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của một thanh niên 17 tuổi đang bế tắc chƣa tìm đƣợc đƣờng đi cho mình thì bắt gặp lý tƣởng cách mạng. Chàng thanh niên đó đã giác ngộ đuợc lý tƣởng cách mạng và đi theo con đƣờng mà mình đã tìm ra. Đó là con đƣờng đấu tranh vì độc lập, vì tự do của dân tộc. Nhà thơ đã thể hiện một cái tôi cá nhân cảm tính ở phƣơng diện tích cực, mạnh mẽ. Lần đầu tiên, trong thơ Tố Hữu xuất hiện một lời tuyên bố dõng dạc:

Hãy đứng dậy! Ta có quyền vui sống Cứ tan xuơng, cứ chảy tuỷ, cứ rơi đầu ! Mỗi thây rơi sẽ là một nhịp cầu

Cho ta buớc đến cõi đời cao rộng

Hãy đứng dậy

Niềm “Vui sống” ở đây là niềm vui của cái tôi cứng cỏi, dám hy sinh. Vui sống ở đây không phải là hƣởng lạc, “Vui vẻ trẻ trung”, mà là chiến đấu, hy vọng, sống với ý thức đầy đủ về nhân cách. Nếu thơ ca cách mạng thời trƣớc đánh vào tự ái dân tộc, nòi giống vốn có trong mỗi con ngƣời thì thơ Tố Hữu tác động vào tự ái của nhân cách cá nhân mỗi ngƣời.

Thể hiện tính cá thể, cái tôi Tố Hữu trong “Từ ấy” có những nét riêng rất đáng yêu. Đó là dáng điệu vừa hiên ngang vừa non nớt của cậu học sinh trƣờng Quốc học Huế mới giác ngộ cách mạng:

Ta nện gót trên đƣờng phố Huế Dửng dƣng không một cảm tình chi ! Không gian sặc sụa mùi ô uế

Mà nƣớc dòng Hƣơng mãi cuốn đi…

Có lúc đó lại là niềm say mê chiến đấu chung của một cá nhân có xƣơng thịt, có ý thức rất rõ cái phần riêng tƣ của mình, hiểu đƣợc cách mạng chính là con đƣờng giải phóng cá tính chân chính:

Tôi đã sống những ngày điên phẫn uất Nhƣng chƣa hề một bữa nhƣ hôm nay Tôi đã nghe ran nóng máu hăng say Rung cơ thể khắp đầu tay ngọn tóc Nhƣng chƣa biết có bao giờ lại mọc Ở trong tôi một núi lửa hơi đầy

Thét vang trời, ghê gớm nhƣ hôm nay…

Tranh đấu

Cái tôi Tố Hữu trong “Từ ấy” còn là cái tôi chấp nhận hy sinh, là nhiệt huyết khát khao đƣợc cống hiến đến cùng cho lý tƣởng cách mạng.

Truớc sự lựa chọn giữa sống – chết để cống hiến cho lý tƣởng Tố Hữu sẵn sàng chấp nhận sự hy sinh, chấp nhận cái chết:

Dẫu phải chết một phần ta cứ chết

Không kêu ca, không hối tiếc, than phiền Quyết không để cả đoàn tan nát hết Bạn thuyền ơi! Nỗ lực bơi chèo lên!

Giờ quyết định

Đó còn là một cái tôi chân thành cởi mở, sống xúc động với toàn bộ thể chất, tự thể hiện tất cả niềm vui, niềm say mê, nỗi buồn, sự đấu tranh bản thân trong những phút yếu đuối. Tuy nhiên, cái tôi Tố Hữu lúc này chƣa thực sự “buộc hồn tôi với mọi người”. Chƣa có sự thống nhất riêng - chung. Bởi trong Từ ấy, cái tôi trữ tình thƣờng đứng ở vị trí số một (trừ một số bài nhƣ: Bà má Hậu Giang, Hồ Chí Minh…), mặc dù càng về cuối tập thơ thì cái tôi trữ tình ấy càng lùi dần chứ không giữ nguyên nhƣ cái tôi trữ tình trong thơ Mới.

2.1.2. Trong các giai đoạn viết “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”

Nếu nhƣ Từ ấy là tập thơ chứa đựng một cá tính mạnh mẽ, một khí chất say sƣa, bộc lộ tâm sự của ngƣời thanh niên băn khoăn trên đƣờng đi tìm lý tƣởng cùng niềm vui giác ngộ cách mạng và niềm tin trong đấu tranh, thử thách; là cái tôi nhiệt tình cống hiến cho lý tƣởng, thì sang tập Việt Bắc, cái tôi nhiệt huyết cảm tính ấy đã chuyển thành cái tôi tình nghĩa, cái tôi không còn ở vị trí trung tâm mà dƣờng nhƣ lui về bình diện thứ hai. Nhà thơ nhƣ thu mình lại, tự biến thành cái khung để tôn lên nhân vật trung tâm của cuộc kháng chiến, tập trung thể hiện hình ảnh những con ngƣời đại diện của quần chúng kháng chiến với những tâm tình, ý nghĩa và tiếng nói của họ.

Cái tôi trữ tình của nhà thơ đã hoá thân vào các nhân vật quần chúng hoặc có hiện diện thì cũng chỉ là một đƣờng viền để làm nổi bật hình ảnh những con ngƣời quần chúng, trực tiếp bày tỏ lòng yêu mến và niềm cảm phục với họ trong sự gần gũi, thân thiết của tình đồng chí, đồng bào…

Đọc thơ Tố Hữu ta thấy hiện lên hình ảnh chị nông dân con mọn vƣợt lên những gian khổ, thiếu thốn, hăng hái tham gia công tác kháng chiến:

Em là con gái Bắc Giang

Rét thì mặc rét, nƣớc làng em lo Nhà em phơi lúa chƣa khô

Ngô chửa vào bồ, sắn thái chƣa xong Nhà em con bế con bồng

Em cũng theo chồng đi phá đƣờng quan

Phá đường

Hay chỉ là một anh vệ quốc quân nông dân hiền lành làm lên chiến thắng Việt Bắc vang dội:

Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ Anh vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế

Cá nước

Ngợi ca vẻ đẹp của con ngƣời vƣợt lên trên cả vẻ đẹp của thiên nhiên, Tố Hữu nhằm tôn vinh ngƣời anh hùng của kháng chiến.

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vƣơn tới Là nguỵ trang reo với gió đèo…

Lên Tây Bắc

Đặc biệt trong thơ Tố Hữu thời kỳ này là những vần thơ viết về ngƣời mẹ Việt Nam anh hùng. Viết về những ân tình cách mạng. Ở đây, cái tôi Tố Hữu là cái tôi đại diện cho dân tộc, cái tôi quần chúng để nhằm ngợi ca vẻ đẹp của ngƣời mẹ anh hùng, và từ đó bộc lộ, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, niềm kính yêu của những đứa con với ngƣời mẹ quê hƣơng, ngƣời mẹ đất nƣớc.

Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm… … Bầm của con. Mẹ vệ quốc quân.

Con đi xa cũng nhƣ gần

Anh em đồng chí quây quần là con Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí Bầm quý con, bầm quý anh em.

Bầm ơi!

Tóm lại, ở tập thơ Việt Bắc, cái tôi của nhà thơ đã hoà nhập thực sự vào đời sống của nhân dân, thấu hiểu và gần gũi với cuộc đời, tâm tình, ƣớc

nguyện của quần chúng kháng chiến. Cái tôi trữ tình của Tố Hữu trong tập thơ này là cái tôi nhập vai nhằm làm nổi bật, tôn vinh lên hình tƣợng những con ngƣời kháng chiến, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và niềm cảm phục của mình trƣớc sự hy sinh cao cả của ngƣời dân kháng chiến. Đó là là cái tôi trữ tình chính trị - cách mạng. Cái tôi trữ tình chính trị - cách mạng này tiếp tục đƣợc thể hiện trong các tập Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.

Từ Việt Bắc sang Gió lộng, nổi bật lên là hình tƣợng cái tôi sử thi,

mang tính khái quát và đại diện cho nhân dân, dân tộc, cách mạng . Đi liền với cái tôi sử thi ấy là giọng hào sảng, kiêu hãnh và đầy tin tƣởng

Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đƣợc sống trong hoà bình, dân chủ. Nhà thơ reo vui trƣớc sự khởi sắc của đất nƣớc. Ông thấy rõ sự đổi mới, sự thay đổi giữa xƣa và nay:

Xƣa là rừng núi, là đêm

Giờ thêm sông biển, lại thêm ban ngày Ta đi trên trái đất này

Dang tay bè bạn, vui vầy bốn phƣơng.

Xưa…nay

Đó là niềm hân hoan khi nhà thơ ca vang bài ca chiến thắng hào hùng của dân tộc:

Ôi tiếng của cha ông thủa trƣớc Xin hát mừng non nƣớc hôm nay Một vùng trời đất trong tay

Dẫu chƣa toàn vẹn đã bay cờ hồng ! Việt Nam , dân tộc anh hùng

Tay không mà đã thành công nên ngƣời !

Gió lộng là một niềm vui lớn nhƣng là niềm vui chƣa trọn vẹn. Một nỗi

da diết xót xa nằm trong tấm lòng chung của đất nƣớc khi Miền Nam còn phải chịu đựng cảnh chia cắt đau thƣơng. Vì thế ta còn gặp trong thơ Tố Hữu một cái tôi dành trọn vẹn trái tim mình cho Miền Nam, hƣớng về một ngày mai thống nhất.

Có lúc là tiếng thét căm giận trƣớc tội ác của kẻ thù đang dày xéo quê hƣơng đất Việt:

Đồng bào ơi, anh chị em ơi ! Hỡi lƣơng tâm tất cả loài ngƣời

Hãy nghe tiếng của nghìn ngƣời bị chết Không sống nữa nhƣng không chịu chết Nghìn hồn oan bay khắp trần gian

Thù muôn đời, muôn kiếp không tan ! Thù muôn đời muôn kiếp không tan

Có lúc là ý chí sắt đá, là niềm căm giận sâu sắc trƣớc tội ác của kẻ thù. Vậy nên, con đƣờng ra trận, con đƣờng vào Nam chiến đấu luôn là nguồn

cảm hứng chính trong thơ Tố Hữu chặng đƣờng này. Ở đây, ta thấy một cái tôi sẵn sàng khí thế hừng hực khi hƣớng về Miền Nam, sẵn sàng cống hiến hết mình cho Miền Nam, cho lý tƣởng cộng sản, cho con đƣờng tiến lên độc lập, tự do của dân tộc. Với một tình cảm da diết và yêu mến, nhà thơ đã phát hiện vẻ đẹp tân hồn và tính cách Việt Nam trong sự hài hòa giữa tinh thần dũng cảm kiên cƣờng và tấm lòng giàu cảm xúc yêu thƣơng.

Mặt khác cái tôi sử thi trong các tập thơ này còn đƣợc thể hiện ở cảm hứng ngợi ca, khâm phục những hình tƣợng anh hùng. Đó là ngƣời mẹ Việt Nam kiên cƣờng, bất khuất với buồng tim chở che cho những chiến sĩ cộng

công oanh liệt, là ngƣời con gái Việt Nam kiên cƣờng bất khuất, là O du kích hiên ngang trƣớc kẻ thù. Họ đều là những anh hùng của đất Việt anh hùng.

Ôi bóng ngƣời xƣa, đã khuất rồi Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim nhƣ ngọc sáng ngời!

Mẹ Tơm

Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây, hay là mây là suối

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt hay là đồng ?

Người con gái Việt Nam

Tố Hữu giành nhiều tình cảm của mình khi viết về Bác, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Khi Bác mất, nhà thơ đã thay mặt cả dân tộc Việt Nam thắp lên một nén hƣơng thơm viếng Bác với tất cả tấm lòng thành kính, thƣơng tiếc:

Bác ơi ! Tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp ngƣời

Bác ơi!

Cái tôi sử thi trong thơ Tố Hữu chặng đƣờng này còn là cái tôi khám phá dân tộc trong chiều sâu lịch sử, trong chiều rộng nhân loại. Lịch sử Việt Nam, truyền thống bất khuất, kiên cƣờng của ông cha ta đã tiếp thêm sức mạnh, động viên ta trên mỗi bƣớc đƣờng đi tới. Chúng ta tìm gặp quá khứ để giành lấy tƣơng lai. Cách mạng đem lại cho dân tộc hôm nay chính hình bóng của mình đã tƣợng hình trong quá khứ vẻ vang: Bốn ngàn năm ta lại là ta.

cuộc chiến đấu hôm nay, góp phần tạo lên những giá trị lớn lao cho dân tộc cho thời đại:

Thời đại lớn cho ta đôi cánh Không gì hơn độc lập tự do Bốn mƣơi thế kỷ cùng ra trận Có Đảng ta đây có Bác Hồ.

Tố Hữu đã chỉ ra điểm giao kết giữa quá khứ và hiện tại với một cảm hứng lịch sử sâu sắc:

“Đƣờng mòn Hồ Chí Minh” là con đƣờng sáng tạo Trƣờng Sơn cao hay địa đạo âm thầm

Cũng linh hồn ta tự bốn ngàn năm Ta xây đắp để ngang tầm thế kỷ.

Tuổi 25

Trong cảm nhận của Tố Hữu. Việt Nam là riêng mà cũng là chung của loài ngƣời, là sức mạnh thần kỳ, là đại diện cho triệu triệu trái tim hồng:

Việt nam !

Ngƣời là ta mà ta chƣa bao giờ hiểu hết Ngƣời là ai ? mà sức mạnh thần kỳ Giữa cái chết, không phút nào chịu chết Lửa quanh mình, một tấc cũng không đi !

Sống cho ta, cho cả loài ngƣời Là trái tim, cũng là lẽ phải Việt nam ơi !

Ngƣời là ai ? Mà trở thành nhân loại.

Nói tóm lại, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu trƣớc giải phóng có những biểu hiện khác nhau. Từ cái tôi cá nhân với nhiệt tình cống hiến cho lý tƣởng cộng sản trƣớc cách mạng tháng Tám trong “Từ ấy” đến cái tôi nhập vai quần chúng trong kháng chiến chống Pháp ở “Việt Bắc” và đến cái tôi nhân danh cách mạng, nhân danh dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ. Dẫu là có những biến đổi, những biểu hiện khác nhau, nhƣng cái tôi trữ tình Tố Hữu vẫn thống nhất ở một điểm, đó là đã “ đi từ cái riêng ra cuộc đời chung”, để cái tôi hòa hợp với cái ta chung của dân tộc, nhƣ “ nai về suối cũ” ( Chế

Lan Viên). Nhiều giai đoạn đã đứng trên vị thế của ngƣời dẫn dắt mở đƣờng,

CHƢƠNG 2

CÁI TÔI TRỮ TÌNH TỐ HỮU

QUA “MỘT TIẾNG ĐỜN” VÀ “TA VỚI TA”

Ra đời sau khi đất nƣớc hoàn toàn thống nhất và đang trên đƣờng xây dựng cuộc sống mới với nhiều biến động và thăng trầm, hai tập thơ Một tiếng

đờn và Ta với ta của Tố Hữu đã bộc lộ tiếng lòng của nhà thơ - ngƣời bƣớc ra

từ cuộc chiến tranh hào hùng không thể nào quên - trƣớc cuộc đời cũng nhƣ những chiêm nghiệm khi đã ở tuổi xế chiều.

Ngay từ tên gọi của mỗi tập thơ - Một tiếng đờn và Ta với ta - ngƣời

đọc đã nhận ra sự thay đổi trong tƣ duy thơ của Tố Hữu so với các tập thơ trƣớc đó. Cách đặt tên cho hai tập thơ phần nào phản ánh cái góc riêng, cái bản sắc đơn lẻ của một hồn thơ suốt đời ca ngợi cái “ta” cách mạng, cái “ta” dân tộc. Đây đƣợc coi là nét mới của cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu so với các chặng đƣờng thơ của ông trƣớc giải phóng.

2.1. Cái tôi hƣớng nội, cái tôi nội cảm

Ở các chặng đƣờng trƣớc, ta thấy Tố Hữu dƣờng nhƣ không bao giờ đề cập đến đời sống cá nhân, có chăng thì chỉ làm nền để nổi bật nên cái tôi cống hiến, cái ta dân tộc. Vì thế, từ cái tôi cá nhân cá thể cống hiến cho lý tƣởng cộng sản, cái tôi nhập vai quần chúng và cái tôi sử thi, cái tôi hòa với cái ta trong thơ Tố Hữu các chặng đƣờng trƣớc giải phóng, giờ đây một cái tôi hƣớng nội, cái tôi nội cảm quả là mới mẻ trong đời thơ Tố Hữu. Điều đó cho thấy Tố Hữu đã mở rộng cái tôi trữ tình của mình ở một khía cạnh mới. Không còn cái tôi reo mừng với niềm vui giác ngộ lý tƣởng cộng sản, không còn cái tôi với nhiệt huyết kháng chiến và sẵn sàng hy sinh…. đến chặng đƣờng này, cái tôi Tố Hữu đi vào khám phá những nét riêng, những khía cạnh

cụ thể trong đời sống tinh thần hiện tại. Từ những khám phá, những cảm nhận riêng ấy, nhà thơ bộc lộ cái tôi buồn vui của mình trƣớc cuộc sống đang đổi mới từng ngày.

2.1.1. Trở về bản ngã với nỗi buồn và sự cô đơn

Nỗi buồn và niềm cô đơn xuất hiện khi có sự tan vỡ của giấc mơ, khi có nỗi bất lực trƣớc những đòi hỏi tất yếu, trƣớc sự tha hóa của những giá trị

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)