5. Kết cấu luận văn
2.2.1. Day dứt về những đổi thay
Hòa bình lập lại, đất nƣớc đi ra từ trong máu lửa chiến tranh phải đối diện với rất nhiều khó khăn thử thách về mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Có biết bao việc, biết bao điều khiến con ngƣời ta phải lo toan, phải ngỡ ngàng. Tố Hữu cũng là một trong số những con ngƣời ấy. Chứng kiến đất nƣớc trên con đƣờng đổi mới, nhìn vào xã hội, nhìn vào những bƣớc đi của con ngƣời, ông cứ bâng khuâng, cứ day dứt bởi có bao ngƣời đã có những bƣớc đi lầm lạc, bao ngƣời đã chọn sai đƣờng. Và từ chuyện bị lạc đƣờng theo đúng nghĩa thực, ông đã nâng nó lên thành vấn đề đi lạc đƣờng, lầm đƣờng của con ngƣời. Ông có cách nhìn, cách đánh giá có phần bi quan trong vấn đề này:
Ôi ! Bâng khuâng sống giữa đời này Biết mấy ngƣời đi lạc bƣớc đây ? Say tỉnh, tỉnh say, nào thấy hƣớng Càng đi càng lún xuống đầm lầy!
Lạc đường
“Biết mấy người đi lạc bước đây?” Câu hỏi đồng thời cũng là niềm day
dứt đau đớn, xót xa khi nhìn vào cuộc đời của một cái tôi vốn đầy nhiệt huyết cống hiến cho lý tƣởng cao đẹp. Con ngƣời say rồi lại tỉnh, nhƣng tỉnh rồi lại
say - một cái vòng luẩn quẩn làm cho ngƣời ta bế tắc, cùng quẫn không nhận đƣợc hƣớng đi cho mình và càng đi thì dƣờng nhƣ lại càng lún xuống đầm lầy. Vấn đề đặt ra ở đây là hƣớng nào là hƣớng đi cho cuộc đời? Cái tôi Tố
Hữu đã có lần đƣa ra đáp án mang tính khẳng định: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ?
Một khúc ca
Vậy đấy ! Đƣờng đi đúng đắn của loài ngƣời, hƣớng đi đúng đắn mà mọi ngƣời cần có chính là hƣớng đi tới những chân lý đẹp đẽ, con ngƣời phải biết sống vì mọi ngƣời, sống cho mọi ngƣời. Đấy là con đƣờng bƣớc tới tƣơng lai, xây dựng cuộc đời ngày một tƣơi đẹp hơn.
Đất nƣớc những năm đầu giải phóng còn gặp nhiều khó khăn, đời sống thay đổi nhiều mặt, nền kinh tế thì kiệt quệ, xã hội hỗn độn….Nhìn cuộc đời có những việc buộc ngƣời ta phải suy ngẫm:
Có anh bộ đội sắm đồng hồ Thật giả không rành bụng cứ lo Bèn hỏi cô hàng. Cô tủm tỉm Giả là nhƣ thật. Khó chi mô!
Thật giả
Từ chuyện mua đồng hồ của anh bộ đội, Tố Hữu đã khái quát nên thành một vấn đề cấp bách trong xã hội Việt Nam những năm đầu giải phóng. Đó là hiện tƣợng thật giả hỗn lộn. Cuộc sống hiện tại thế nào mà phải khiến ngƣời ta băn khoăn, lo lắng khi lựa chọn mua một món hàng tƣởng chừng rất đơn giản? Liệu mình mua đƣợc hàng thật hay lại chỉ là hàng giả đây? Cuộc sống hỗn độn đến mức nào mà con ngƣời ngang nhiên công nhận “ giả là như thật”?... Điều này có “khó chi mô”, có khó gì đâu khi ta không thể phân biệt
nổi thật giả thì thật cũng là giả mà giả cũng là thật mà thôi. Câu thơ nhƣ một tiếng thở dài bất lực. Vậy đấy, nếu xã hội còn có từ “thật” để dùng khi mua
hàng thì ắt sẽ có từ “giả” đi kèm với nó. Anh bộ đội ở đây không thể quen với thật giả nên “bụng cứ lo”. Có lẽ thời các anh sống khác xa nhiều, các anh sống vô tƣ, cống hiến hết mình cho lý tƣởng, nên khi va chạm với cuộc sống đời thƣờng thì không “rành” là lẽ đƣơng nhiên thôi. Cái tôi Tố Hữu trƣớc vấn đề thật giả là cái tôi đau đớn, xót xa, bẽ bàng trƣớc hiện thực cuộc sống. Còn gì đau đớn hơn khi nhận ra những giá trị đạo đức đang dần bị mất đi. Ngƣời ta coi thƣờng nhân phẩm của mình, coi thƣờng những giá trị đạo đức của mình. Họ đƣơng nhiên thừa nhận thật - giả. Thật là giả mà giả cũng là thật! Đọc những câu thơ trên ta còn thấy thái độ phê phán gay gắt cuả tác giả trƣớc những thay đổi của giá trị đạo đức giữa cuộc đời thƣờng khi con ngƣời phải đối mặt với cuộc sống thƣờng ngày tốt xấu, trắng đen lẫn lộn mà ngƣời ta khó lòng phân biệt.
Ở một khía cạnh khác, nhà thơ lại nhìn nhận đánh giá một bộ phận các cây bút hiện đại trong cuộc sống thị trƣờng:
Văn chƣơng bút bẩn, bao hàng rởm Lý luận đầu trơn, ối tập dày !
Nói những ba voi, không bát xáo Tàn canh, quảng cáo cái gì đây ?
Quảng cáo
Văn chƣơng truyền thống thiên về khẳng định những giá trị trong cuộc đời. Xƣa, ngƣời cầm bút là ngƣời có cái tâm đáng trọng và ngƣời ta quan niệm:
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vẫn thơ bom đạn phá cƣờng quyền. (Sóng Hồng) Hay:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Còn thời nay thì sao? Tố Hữu bẽ bàng nhận ra có một bộ phận “Văn
chương bút bẩn”, ngƣời ta dùng ngòi bút của mình để “quảng cáo cái gì đây?”. Câu thơ không chỉ thể hiện nỗi chua xót trƣớc thực trạng một bộ phận
con ngƣời dùng văn chƣơng, dùng ngòi bút của mình để làm những việc trái với đạo văn chƣơng. mà còn nhằm bộc lộ thái độ kịch liệt phê phán những điều lố lăng, kệch cỡm của cái gọi là “quảng cáo”, giới thiệu mặt hàng của tác giả. Ông chua xót nhận ra họ ngợi ca, tâng bốc biết bao hàng rởm khiến cho xã hội hiện tại không thiếu gì cảnh “treo đầu dê bán thịt chó”. Giá trị đạo đức của con ngƣời ở đây lại đƣợc đặt lên bàn cân thiệt hơn, đƣợc đo bằng giá trị đồng tiền.
Đêm cuối năm. Riêng một ngọn đèn Dở hay, khôn dại những chê khen Làm ăn, hai chữ, quen mà lạ Thế cuộc, nhân tình, rõ trắng đen.
Đêm cuối năm
Có thể thấy, công cuộc đổi mới trên đất nƣớc thì cứ diễn ra hàng ngày, hàng giờ còn Tố Hữu lại không thể bắt kịp đƣợc nhịp sống sôi động ấy của đời thƣờng. Với ông, chuyện làm ăn sinh sống vừa nhƣ quen lại vừa nhƣ xa lạ, ông bi quan nhận thấy “Thế cuộc, nhân tình, rõ trắng đen”. Nhà thơ cảm thấy lo sợ cho những giá trị đạo đức bị băng hoại trƣớc cuộc sống vật chất. Xã hội đảo lộn vì những cuộc mua bán, đổi chác bằng tiền. Ngƣời ta có thể mua đƣợc mọi thứ, kể cả nhân cách, bằng tiền. Nỗi lo sợ, trăn trở của Tố Hữu chẳng khác gì nỗi lo sợ của Nam Cao ngày trƣớc. Những Hộ, Điền, Giáo Thứ…(trong truyện ngắn Nam Cao) đã từng vật vã với cái đói nghèo, có lúc tƣởng chừng sa ngã nhƣng họ vẫn luôn cố giữ mình. Còn nay, ngƣời ta cũng lao tâm khổ tứ nhƣng là để thỏa lòng tham, để làm giàu bằng mọi cách kể cả
bán linh hồn cho quỷ. Cuộc sống tinh thần trở nên nghèo nàn thảm hại. Đâu rồi những ƣớc mơ, những khao khát vƣơn tới cái đẹp, cái cao cả?
Ôi ! Việt Nam, đất nƣớc nghĩa tình Trái tim lớn yêu Chân Thiện Mỹ Sao gần xa cái Ác cứ rình
Mặt nạ ngƣời che lòng dạ quỷ!
Chào Xuân 99!
Cuộc sống mƣu sinh khiến nhiều ngƣời dần đánh mất những phẩm chất tốt đẹp, khiến ngƣời ta trở nên hám lợi, mƣu toan và không bỏ lỡ những cơ hội để làm giàu cho bản thân. Nguy cơ về sự suy giảm các giá trị đạo đức xã hội đã đƣợc Tố Hữu nhận định rõ ràng trong những vần thơ ra đời những năm đầu đất nƣớc bƣớc vào công cuộc đổi mới. Cách nhà thơ nhìn thẳng vào hiện thực, bóc trần bản chất đời sống nhƣ vậy đã không ít lần khiến cho ngƣời đọc phải chạnh lòng để từ đó bàng hoàng nhận ra mình đã lãng quên trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội, với truyền thống đất nƣớc. Thơ Tố Hữu vì thế đã góp cái nhìn cảnh tỉnh đối với đời sống xã hội, khiến nhiều ngƣời phải nhận thức đúng đắn lại bản thân cho dù điều đó mang lại nhiều đau đớn. Tiếng nói ấy của cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu cũng là nỗi niềm thế sự chung của những lời sám hối xuất hiện trong thơ những năm đất nƣớc bƣớc
vào giai đoạn đổi mới. Điều này cũng khiến cho cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu trở nên đời hơn với những tâm tình thực và đẹp hơn trong cái nhìn muôn mặt đời thƣờng.
2.2.2. Suy tư, triết lí trước lẽ đời
Hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” là tiếng lòng, là những chiêm nghiệm của nhà thơ trƣớc cuộc sống mới. Đã qua rồi thời tuổi trẻ đầy mơ ƣớc, đầy nhiệt huyết, hăm hở dấn thân vào con đƣờng cách mạng. Đã qua
rồi khí thế sôi nổi hào hùng của tuổi thanh xuân. Bƣớc sang tuổi xế chiều của cuộc đời, nhà thơ lại quay trở về với suy nghĩ trầm lắng hơn xƣa. Không còn là cái tôi cống hiến cho lý tƣởng cộng sản nhƣ trƣớc nữa mà cái tôi trong thơ Tố Hữu lúc này là cái tôi băn khoăn, trăn trở trƣớc sự đổi mới, cái tôi đầy suy tƣ triết lí. Liệu đổi mới là đi lên hay tụt hậu đây? Điều này chính ông cũng không thể nào nhận ra đƣợc. Cuộc sống cứ chảy trôi, con ngƣời cứ phải vật lộn kiếm sống để tồn tại. Bởi vậy Tố Hữu cảm thấy xa lạ, ngỡ ngàng và hình nhƣ không thể chấp nhận đƣợc với lối sống thực dụng ấy nữa. Cũng chính vì thế nên cái tôi trữ tình giai đoạn này còn mang một nỗi buồn bàng bạc không tài nào giải thích nổi:
Mới bình minh đó, đã hoàng hôn Đang nụ cƣời tƣơi, bỗng lệ tuôn Đời thƣờng sớm nắng chiều mƣa vậy Khuấy động lòng ta biết mấy buồn.
Một tiếng đờn
Một nỗi buồn, nỗi cô đơn không ngƣời chia sẻ. Đời sao lạ vậy? mới bình minh vậy mà đã hoàn hôn? Từ hiện tƣợng tự nhiên: Bắt đầu một ngày mới là bình minh và khép lại là hoàng hôn buông xuống nhà thơ chiêm nghiệm: Đời ngƣời sao lại sáng nắng chiều mƣa, cƣời khóc bất thƣờng vậy? Sao có thể giải thích nổi đây? Chỉ biết rằng sống trong cuộc đời, đứng trong trời đất này phải trải qua những sóng gió cuộc đời ,nếm trải những mất mát, đau thƣơng thì mới là con ngƣời thực. Biết vậy mà sao Tố Hữu vẫn thấy buồn, một nỗi buồn trải mênh mông trong lòng ngƣời thanh niên cộng sản nhiệt huyết hồi nào .
Cũng chính bởi nhìn cuộc đời toàn thấy những sự đổi thay nhƣ vậy nên Tố Hữu đã nhận ra đƣợc cả những khó khăn, vất vả, những sự thay đổi ngay
trong khi đƣợc hƣởng thụ “trái chín”, một cái nhìn đầy trăn trở trƣớc cuộc đời:
Mùa trái chín, cũng là mùa lá rụng Trong giá đông, sƣơng ủ nụ mầm xuân Ngày mai…Ai biết xa gần
Biển đời sóng gió, mấy thân nổi chìm.
Xuân hành 92
Nhìn cuộc đời bằng con mắt có phần bi quan nhƣ vậy, hồn thơ Tố Hữu không tránh khỏi những lúc đau buồn, bế tắc. Ngày hôm nay có thể là ngày vui, ngày hạnh phúc ngày đƣợc hƣởng “mùa trái chín” nhƣng đi liền với nó, song hành với nó cũng là “mùa lá rụng”, trong sƣơng giá nhƣng vẫn ủ những mầm xuân. Cuộc sống là vậy! Có biết bao sóng gió của cuộc đời, có biết bao điều mà con ngƣời không thể biết trƣớc, không thể đề phòng đƣợc. Vì thế cái tôi Tố Hữu có phần chua xót bi quan khi nhìn vào cuộc đời, khi không thích ứng đƣợc với sự thay đổi bất ngờ của cuộc sống.
Bên cạnh những chiêm nghiệm về cuộc đời, Tố Hữu còn đƣa ra cách lí giải, so sánh rất đỗi bình dị tự nhiên mà đầy thú vị, hóm hỉnh về đời ngƣời. Trong một lần trò chuyện với cháu, khi nghe cháu hỏi đời là gì vậy ông? Tố
Hữu đã trả lời:
“Đời nhƣ cái bánh ngon thơm ấy Cháu cũng nhƣ ông có một đời…
Ông khẳng định đời của mỗi con ngƣời chỉ có một mà thôi. Và cuộc đời cũng nhƣ cái bánh, con ngƣời cứ ăn dần, ăn dần cho đến lúc hết. Nhƣng khi biết cái bánh đời của ông gần hết, cháu hiếu thảo muốn chia cho ông một nửa chiếc bánh của cháu thì:
Ôi cháu của ông, cháu thật ngoan Nhƣng đời lại không thể ăn gian
Bánh đời của cháu còn to lắm Nhớ để ăn chung bạn một bàn !”.
Quả thật cuộc đời này rất công bằng! Đời của mỗi con ngƣời chỉ có một mà thôi và cuộc đời thì không thể đổi trao cho nhau đƣợc. Cái quan trọng ở đây là phải làm thế nào để cho cuộc đời của mình có ý nghĩa. Với lời căn dặn của ông trƣớc cái bánh đời còn to của cháu “Nhớ để ăn chung bạn một bàn !” nhơ lời nhắn nhủ con ngƣời sống phải biết cống hiến biết sẻ chia với đồng loại. Nhƣng tại sao cái bánh đời của cháu lại không thể chia sẻ cùng ông đƣợc mà phải là “Bạn một bàn” vậy? Có lẽ điều này cũng dễ hiểu. Bởi lẽ xƣa ông cũng có cái bánh đời to nhƣ cháu, ông cũng đã chia sẻ cùng bạn đƣờng của mình rồi. Cái bánh đời của cháu cũng cần chia sẻ với những bạn cùng đƣờng của mình, nhƣ ông đã từng làm vậy.
Tố Hữu còn nhận thấy những giá trị của con ngƣời chỉ qua một công
việc làm ăn. Trong một lần đến thăm trại nuôi trăn ở Thủ Đức, chứng kiến mô hình nuôi trăn của những ngƣời làm nghề kinh doanh, Tố Hữu xót xa khi nhận ra:
Da trăn đẹp làm ví
Xƣơng trăn quý, làm cao Ôi trăn sao hiểu đƣợc Giá trị mình là bao ?
Nuôi trăn
Giá trị của con trăn đƣợc đo bằng giá trị của những chiếc ví đẹp, những lạng cao quý giá, đắt tiền. Từ đó, tác giả liên hệ đến giá trị của đời ngƣời. Liệu giá trị của con ngƣời đƣợc đo bằng gì? Có phải nó đƣợc đo bằng giá trị của đồng tiền không? Giữa xã hội hỗn độn, chúng ta không dám khẳng định bất cứ một điều gì cả.
Có thể thấy, những năm sau chiến tranh, nhất là những năm đổi mới, cái say sƣa, hăm hở, niềm tin yêu cuộc sống một thời cứ nhạt dần thay vào đó là là tâm trạng chơi vơi, chênh vênh, là nỗi lo âu trăn trở trƣớc những đổi thay của xã hội. Những lúc ấy, hƣớng về quá khứ, tƣởng niệm những con ngƣời đã khuất, nói lên cái giá máu xƣơng phải trả cũng là một lối đi để nhà thơ tìm về những giá trị tinh thần vĩnh cửu, để chiêm nghiệm, xót xa:
Mái đình Hồng Thái năm xƣa đó Lịch sử âm thầm tỏa khói hƣơng Khách đƣờng xa đến, nhìn cây cỏ Có nặng lòng chăng, nỗi nhớ thƣơng?
Về chiến khu xưa
Nói tóm lại, thơ là sự lên tiếng của thân phận, bộc lộ cái bản ngã. Khi nhà thơ trở về với cái tôi cá nhân, cái tôi nội cảm, hƣớng vào đời sống thế sự cũng là lúc nhà thơ bộc lộ rõ nhất bản ngã của mình. Nhiều nhà thơ thời hậu chiến đã đi theo hành trình tìm lại chính mình nhƣ thế: “ Giật mình tôi trở về
tôi”, “Ta lạc vào người, ta lẫn vào ta” (Vũ Quần Phƣơng), “Ta lang thang khắp phố phường/ Người đông lòng vẫn lạnh lùng phố ơi” (Thiếu khoảng trời
xa – Nguyễn Thị Hồng ) hay Chế Lan Viên trở về với câu hỏi day dứt trƣớc cách mạng “Ta là ai”v.v… Trong xu thế chung ấy, cái tôi trữ tình trong thơTố Hữu tự bộc lộ mình, phơi trải mình, thể hiện sự chiêm nghiệm trăn trở trƣớc những biến động của thời đại cũng là điều dễ hiểu. Chỉ có điều, với ông sự trăn trở suy tƣ về lẽ đời xét cho cùng vẫn là một biểu hiện khác của lòng trung thành tuyệt đối với lý tƣởng lớn, lẽ sống lớn mà ông đã lựa chọn từ những ngày đầu giác ngộ cách mạng.
2.3. Cái tôi lo toan, thảng thốt
Việc khẳng định bản lĩnh cá nhân có một ý nghĩa rất quan trọng trong thơ Tố Hữu giai đoạn viết Một tiếng đờn và Ta với ta. Bởi nó thể hiện lòng
nhiệt huyết, khát vọng cống hiến không mệt mỏi của cái tôi chiến sĩ – thi sĩ cho lý tƣởng cộng sản, thể hiện sự cố gắng giữ mình đồng thời góp phần khẳng định tính nhất quán ổn định trong thơ ông ngay cả khi tƣởng nhƣ có