5. Kết cấu luận văn
2.3.1. Khẳng định bản lĩnh cá nhân
Việc khẳng định bản lĩnh cá nhân có một ý nghĩa rất quan trọng trong thơ Tố Hữu giai đoạn viết Một tiếng đờn và Ta với ta. Bởi nó thể hiện lòng
nhiệt huyết, khát vọng cống hiến không mệt mỏi của cái tôi chiến sĩ – thi sĩ cho lý tƣởng cộng sản, thể hiện sự cố gắng giữ mình đồng thời góp phần khẳng định tính nhất quán ổn định trong thơ ông ngay cả khi tƣởng nhƣ có một cái tôi trữ tình thứ hai xuất hiện lúc nhà thơ đã ở tuổi xế chiều, đã nghỉ hƣu, tƣởng nhƣ ẩn dật.
Trƣớc cuộc đời mới, Tố Hữu có những cảm nhận riêng về con đƣờng cách mạng. Ông thể hiện niềm lạc quan, tin tƣởng, bất chấp mọi khó khăn gian khổ để vững bƣớc bƣớc vào cuộc đời mới. Dù biết rằng cuộc đời này còn biết bao chông gai cám dỗ nhƣng con ngƣời vẫn vững lòng tin vào con đƣờng cách mạng, vẫn một lòng tiến lên phía trƣớc:
Dù ai quay hƣớng đổi lòng
Con thuyền ta, với cờ hồng cứ đi.
Có thể khẳng định rằng Tố Hữu luôn luôn biết vƣợt qua, biết chấp nhận và sẵn sàng chấp nhận mọi sóng gió của cuộc đời để cống hiến cho lý tƣởng của mình.
Mặc quanh ta sóng gió Dù đâu đó chiều tà Bình minh đang dậy đỏ Tim ta cùng chim ca…
Có một ngày như thế
Vững tin vào con đƣờng cách mạng, tin vào lý tƣởng cộng sản mà mình đã lựa chọn, Tố Hữu càng đi, càng bƣớc những bƣớc vững chắc, Dẫu cuộc sống có thế nào, dẫu cuộc đời này còn có những đổi thay, dẫu cho quanh ta còn là “sóng gió” là “chiều tà” thì ta vẫn luôn giữ gìn “tấm lòng son” của mình:
Mỗi chặng đƣờng đi ngoảnh lại nhìn Càng đi, càng vững, lại càng tin Hai bàn tay trắng, nên cơ nghiệp Một tấm lòng son quyết giữ gìn.
Ngẫu hứng
“Mỗi chặng đường qua” nghĩa là đã có bấy nhiêu năm tháng đã trôi qua, có những năm tháng vẻ vang hào sảng, có những lúc tủi cực, gian nan. Giờ đây khi tuổi cao, khi đã có nhiều trải nghiệm, đã từng trải, ngoảnh lại nhìn những chặng đƣờng mình đã đi qua, Tố Hữu càng vững tin vào sự lựa chọn của mình, vững tin vào lý tƣởng cộng sản và tự nhủ sẽ luôn giữ vững “tấm lòng son” của mình. Lời tự nhủ, quyết tâm giữ vững “tấm lòng son” ấy có ý nghĩa biết bao trong cuộc sống hiện tại. Thƣờng khi con ngƣời ta không còn trẻ, khi ngƣời ta phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật thì con ngƣời rất dễ dẫn đến ý nghĩ buông xuôi, mặc cho dòng đời trôi chảy. Mặt khác, trong xã hội này, một xã hội còn biết bao hỗn độn, xô bồ con ngƣời ta dễ nghĩ nhiều về mình hơn là nghĩ cho ngƣời khác, nghĩ về ngƣời khác. Vì thế “Tấm lòng son” của Tố Hữu là biểu hiện của cái tôi một lòng chung thủy với Cách mạng, cái tôi sục sôi nhiệt huyết, cái tôi sẵn sàng cống hiến cả đời mình cho lý tƣởng cộng sản.
Một điểm đáng nói trong thơ Tố Hữu giai đoạn viết Một tiếng đờn và
Ta với ta là ông không bị ảnh hƣởng bởi tuổi tác, bệnh tật mà luôn cống hiến
đến hơi thở cuối cùng cho lý tƣởng cộng sản. Trong khi đó, trên thi đàn thơ ca Việt Nam lúc bấy giờ có một số nhà thơ cả cuộc đời cứ mãi bị ám ảnh bởi bệnh tật, cái chết mặc dù cũng luôn có ý thức quyết chiến với bệnh tật và cái chết ấy. Chế Lan Viên là tiêu biểu cho hồn thơ luôn bị ám ảnh nhƣ vậy.
Tuy rằng, trong thơ của Chế Lan Viên vẫn cháy lên khát vọng sống, khát vọng sáng tạo không mệt mỏi, vẫn có niềm tin tƣởng, lạc quan:
Cuộc đời chẳng ban lơn nhƣ một chú hề Vui cuối cùng sẽ dẹp tan tiếng khóc
Hạnh phúc không đến hồi đầu thì đến hồi kết thúc Tất cả sẽ đoàn viên xin bạn chớ ra về
(Kịch - Chế Lan Viên) ).
Nhƣng cái tôi Chế Lan Viên nhìn chung là cái tôi buồn đau, cái tôi hoài nghi và bi quan trƣớc cuộc sống. Ông yêu tha thiết cuộc sống, nhƣng đồng thời cũng nhận ra và thấm thía cái hữu hạn của đời ngƣời trƣớc cái vô cùng của thời gian, vũ trụ. Ông đau xót thấy bệnh tật đang từng ngày, từng giờ gặm nhấm thân thể mình, thấy sự sống dần dần rời bỏ mình mà không cách nào ngăn cản nổi, thấy mình nhỏ bé, yếu ớt, bất lực trƣớc vũ trụ, trƣớc nghệ thuật thơ ca:
Tôi tỉnh dậy chói lòa trang giấy trắng Nhƣ con đƣờng hun hút về vô tận Để bơ vơ ngòi bút tôi qua
Nhìn trang giấy biết là mình hữu hạn.
(Hồi kí bên trang viết - Chế Lan Viên)
Thậm chí có lúc Chế Lan Viên coi mình là: Ngọn đèn con/ Bỗng dƣng phụt tắt/ Thế là tối om (Số phận - Chế Lan Viên). Với ông sự sống thật mong manh, bên này là cõi thực, bên kia là cõi hƣ, giữa cuộc đời này và thế giới bên kia chỉ là một đƣờng biên rất mỏng:
Gió thổi là sen hồ lật lại phía bên kia Phía ấy gọi anh về
Về đâu chƣa biết nữa
Chỉ biết hồn anh lật lại cùng với gió. Ở trong hồn ai đó ném thia lia.
Trở lại với thơ Tố Hữu chặng đƣờng hoà bình, ta nhận thấy một điểm rõ nhất là ông không bị ảnh hƣởng bởi nỗi lo tuổi tác, bệnh tật. Ông có cái nhìn lạc quan, tin tƣởng trƣớc cuộc đời. Tuổi già nhƣng tâm hồn không già, và tấm lòng thì luôn luôn trẻ mãi. Dƣờng nhƣ thơ Tố Hữu càng về gần những năm tháng cuối đời thì càng nói nhiều đến bản lĩnh cá nhân, đến cái tôi cống hiến không biết mệt mỏi cho cuộc sống đời này:
Mới bảy mƣơi, sao đã gọi già ? Lƣng còn thẳng đứng, vững gân da Bạc phơ mái tóc, mây đƣa mộng Thanh bạch hồn thơ, nắng nở hoa. Phải trái, dại khôn, đầu vẫn sáng, Thuỷ chung, đen bạc, mắt chƣa nhoà Sợ chi khúc khuỷu đƣờng muôn dặm Ta vẫn là ta, ta với ta.
Bảy mươi
Đây là những vần thơ của ngƣời già, ngƣời ý thức đƣợc tuổi tác của mình và nắm chắc quy luật của tạo hóa, vì vậy những vần thơ Tố Hữu vẫn cứ hừng hực khí thế sôi nổi của một cái tôi cống hiến. Mặc dù có lúc ý thức về tuổi tác, về sự hữu hạn của đời ngƣời cũng xuất hiện nhƣng cũng chính lúc ấy ý thức về cái tôi cá nhân cống hiến trong thơ ông lại càng nổi bật:
Bảy mƣơi bảy tuổi. Cuối thu rồi Trời vẫn xanh. Và ta vẫn vui Còn bao năm tháng đời cho sống
Còn chống chèo, mặc nƣớc ngƣợc xuôi.
Cuối thu
Tố Hữu đã đặt trọn niền tin của mình vào cuộc đời, vào lý tƣởng cộng sản, vào sức mạnh thần kỳ của dân tộc. Dẫu rằng cuộc sống này còn biết bao chông gai, khó khăn, bao thế lực thù địch nhƣng ông tin rằng với sức mạnh
toàn dân, với truyền thống bất khuất của lịch sử dân tộc đất nƣớc ta sẽ mãi xanh tƣơi:
Bảy mƣơi tám tuổi mắt chƣa nhoà Thanh thản lòng ta vẫn hát ca Rác rƣởi, thì cùng nhau quét dọn Lẽ nào cỏ dại lại là hoa ?
Vạn xuân
Sức mạnh dân tộc, sức mạnh của nhân dân sẽ quét sạch mọi “rác rưởi”, sẽ làm cho cuộc sống này ngày một thêm giàu mạnh hơn. Cỏ dại thì muôn đời vẫn chỉ là cỏ dại, còn hoa thơm, dẫu có bị vùi dập, trà đạp thì nó vẫn toả ngát hƣơng, mùi hƣơng chiến thắng. Đấy là một niền tin tuyệt đối vào chân lý cách mạng của Tố Hữu.
Chiến thắng bệnh tật, không lo nỗi lo tuổi tác, càng đi Tố Hữu càng vững tin vào con đƣờng mà mình đã chọn lựa, càng khẳng định đƣợc cái tôi cống hiến không mệt mỏi của mình. Dƣờng nhƣ khi càng gần kề ranh giới của hai thế giới thực và ảo, càng về những năm cuối đời thì cái tôi Tố Hữu càng khát khao cống hiến nhất, càng khẳng định đƣợc mình trƣớc cuộc đời này:
Bảy mƣơi, tuổi hiếm ngƣời xƣa Ta nay tám chục, mà chƣa thấy già Vẫn còn ăn nói, ngân nga
Còn lo việc nƣớc, việc nhà, buồn vui. Đƣờng dài, xuôi ngƣợc, ngƣợc xuôi Thủy chung ta vẫn hằng nuôi chí bền
Tám mươi
Rõ ràng, thơ Tố Hữu ở tuổi xế chiều đã thể hiện một cái tôi khát khao cống hiến đời mình cho lý tƣởng cộng sản. Khẳng định bản lĩnh cá nhân,
khẳng định sự kiên định chính nghĩa, kiên định trƣớc con đƣờng mà mình đã lựa chọn từ những ngày đón nhận “Mặt trời chân lý”.