5. Kết cấu luận văn
3.4. Giọng điệu
Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học, nó biểu thị thái độ, cảm xúc, tƣ thế của chủ thể phát ngôn thông qua lời văn nghệ thuật. Trong thơ ca, giọng điệu đƣợc quy định bởi nhiều yếu tố nhƣ cách dung từ, sắc điệu tình cảm, nhịp điệu… giọng điệu trong tác phẩm luôn gắn liền với cái giọng trời phú của mỗi tác giả, nhƣng nó mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tƣợng thể hiện. Vì vậy có thể nói, giọng điệu thể hiện một cách sống động cái tôi trữ tình của chủ thể sáng tạo, là yếu tố cơ bản tạo thành phong cách nghệ thuật.
Thơ Tố Hữu ghi dấu trong lòng ngƣời đọc bằng một giọng điệu rất riêng, giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng điệu của tình thƣơng mến. Trong hai tập thơ thời bình - Một tiếng đờn và Ta với ta - giọng điệu thơ Tố Hữu tƣởng nhƣ vẫn thống nhất, ổn định mang đậm dấu ấn sáng tạo của nhà thơ nhƣng càng về cuối đời càng có sự thay đổi. Nhạc tính trong thơ giảm dần, nhiều câu thậm chí không có tính nhạc; nhiều bài, nhiều câu dễ dãi đơn giản. Giọng điệu triết lý nhiều hơn, các sáng tác đa phần hƣớng tới chuyện thế sự, nhân sinh; gắn với số mệnh cá nhân nhiều hơn với số phận cộng đồng. Trƣớc một sự chuyển nhịp nhƣ vậy, ta càng cảm thấy tính chất phức hợp, đa thanh của một tài năng lớn.
3.3.1. Giọng tâm tình, trầm tĩnh
Ở Từ ấy, Tố Hữu thiên về thể hiện giọng nhiệt huyết, sôi nổi của thời
chúng thân thiết, đậm đà. Ở Gió lộng là giọng bay bổng, tự hào, say sƣa, sảng khoái. Ở Ra trận, Máu và hoa lại là sự kết hợp giữa giọng nói thân thƣơng ân tình của ca dao dân dã với tiếng nói trang nghiêm trầm lắng của thơ ca cổ điển. Bƣớc sang thời hòa bình, cùng với sự thay đổi nhiều mặt của cuộc sống xã hội, giọng điệu thơ Tố Hữu cũng có sự thay đổi. Chất tâm tình đôn hậu, ấm áp vẫn thể hiện trong nhiều sáng tác nhƣng mang sắc thái điềm đạm, trầm tĩnh hơn.
Có đêm mãi chập chờn mơ ƣớc
Lại bâng khuâng… Tự hỏi mình sau trƣớc Cho cuộc đời, cho Tổ quốc thƣơng yêu Ta đã làm gì ? Và đƣợc bao nhiêu ?
Một khúc ca
Những bài thơ của ông khi viết về bạn bè, đồng chí, về quê hƣơng, về những địa danh lịch sử vẫn luôn tràn ngập sự da diết yêu thƣơng:
Một tiếng thơ rơi, ngàn lệ thấm Vắng Anh, ngƣời bớt ấm bao nhiêu ! Thời gian ơi, nhớ chàng Xuân Diệu Dào dạt tình dâng nhịp thủy triều.
Gửi theo anh Xuân Diệu
Huế lại huy hoàng, tháng Tám xanh Hƣơng Giang dìu dịu áo thiên thanh Quê mình lặng lẽ tƣơi duyên thế Nhƣ chẳng bao giờ biết chiến tranh…
Huế lại huy hoàng
Có thể thấy, tự giọng điệu câu thơ, bài thơ đã diễn tả sâu lắng tình cảm đằm thắm, thiết tha ân tình của nhà thơ một cách chân thành, cảm động.
Sử dụng sắc thái giọng điệu tâm tình, trầm tĩnh này, Tố Hữu đã tạo nên những bài thơ dạt dào cảm xúc. Những trang thơ ấy đem đến sự rung động chân thành cho ngƣời đọc từ chính lòng nhân ái, tình yêu thƣơng con ngƣời, yêu thƣơng cuộc đời của một cái tôi từng trải và nhiều chiêm nghiệm. Những trang thơ ấy đi vào dòng đời, dòng ngƣời hôm nay để ngƣời đọc cảm nhận rõ sự hồn hậu ấm áp của nó mặc dù lúc này tiếng nói thơ ca có phần nhạt nhòa dần giữa bao âm thanh của đời sống.
Mặc dù rung rinh…thế giới hồng Vỡ tan từng mảnh, xót đau lòng Anh em đồng chí rơi đâu hết ?
Còn lại đông tây, mấy trụ đồng.
Thăm Bác chiều đông
3.3.2. Giọng chiêm nghiệm, triết lý
Những năm cuối thế kỷ XX , cuộc sống mƣu sinh trên mọi miền quê , nhất là ở các đô thị , mở ra rất nhiều tầng , nhiều vẻ, nên cuộc sống tâm hồn con ngƣời cũng mở ra nhiều bi ến thái mới . Đọc thơ Tố Hữu sau giải phóng, ta nhận ra những bƣớc đi với nhiều day dƣ́t trong tâm can , bộc lộ bao trăn trở của nhà thơ về nhân tình thế thái, về đất nƣớc, nhân dân sau chiến tranh và về hạnh phúc, khổ đau của con ngƣời. Ông đã thƣ̣c sƣ̣ dấn thân bƣớc tới cái đích là nhận thƣ́c cho đƣợc về phẩm giá con ngƣời , về một hạnh phúc không tô vẽ, một hạnh phúc thật. Đó là tiến trình nhà thơ vƣơn tới thơ thƣ̣c chất , nói đúng bản chất cuộc sống và có ích trong đời sống . Khi trải nghiệm cuộc đời, cái tôi nhà thơ trƣớc nay quen sống “trong trẻo” , vẫn thƣờng chỉ biết yêu và tin , nay không tránh khỏi bàng hoàng trƣớc hiện tại “đổi trắng thay đen” , đau xót khi "mất mùa nhân nghĩa" của ”cõi ngƣời", "cõi đời”. Nhƣng đáng trân trọng nhất ở cái tôi Hữu Thỉnh là sự kiên trì tin yêu tin yêu , luôn kiếm tìm, đấu tranh cho những giá trị nhân văn đẹp đẽ. Cái nhìn của ông trong giai đoạn thơ sau kháng
chiến thƣờng tỉnh táo , rạch ròi vì lẽ đó. Đây cũng chính là đặc điểm làm nên "chiều sâu triết lý" trong thơ Hữu Thỉnh.
Giọng chiêm nghiệm, triết lý ở thơ Tố Hữu trƣớc giải phóng rất hiếm gặp nhƣng khi nhà thơ trở về với một khúc riêng tư, một khúc ca Ta với ta
mang nhiều kỉ niệm thời gian thì xuất hiện khá nhiều.
Nhiều đêm trằn trọc…Tiếng còi xa Gọi chuyến tàu vào, gọi chuyến ra Lại tƣởng mình trên toa máy mới Sáng ngày, chạy tới một sân ga
Tiếng còi xa
Chất giọng chiêm nghiệm suy tƣ ấy không đơn giản là xuất phát từ cảm hứng “nửa đời nhìn lại” của các tác giả lớn tuổi mà là sự từng trải của cả một thời đại. Ở nhiều bài, ta thấy giọng thơ không hân hoan, náo nức nhƣ trƣớc mà chùng xuống, đầy suy tƣ, trăn trở về lẽ đời, lòng ngƣời, về sự hữu hạn của thời gian. Đó cũng là biểu hiện của tƣ cách con ngƣời cá nhân chứ không phải tƣ cách ngƣời chiến sĩ cách mạng trƣớc đây. Chính sắc thái giọng điệu này đã góp phần làm cho những trang viết của nhà thơ có bề sâu trí tuệ, đƣa ngƣời đọc tới sự cảm nhận sâu sắc thấm thía nhiều điều từ cuộc sống còn bộn bề, phức tạp.:
Không rét mà sao buốt giá băng Đêm ba mƣơi Tết, tối không trăng Lắng nghe pháo nổ ran ngoài phố Giây phút giao thừa đến đó chăng?
Giao thừa
Đọc những bài thơ của Tố Hữu thời kì sau hòa bình, chúng ta thấy lắng sâu trong giọng thơ chiêm nghiệm suy tƣ không chỉ là những tâm tình thiết tha của một hồn thơ luôn trăn trở trƣớc thân phận con ngƣời, trƣớc vận mệnh
đất nƣớc mà còn có sự sâu sắc thâm trầm của những triết lý nhân sinh. Ông từng băn khoăn:
Ôi ! Bâng khuâng sống giữa đời này Biết mấy ngƣời đi lạc bƣớc đây ? Say tỉnh, tỉnh say, nào thấy hƣớng Càng đi càng lún xuống đầm lầy!
Lạc đường
nhƣng rồi ông đã phát hiện ra quy luật của cuộc sống: Mới bình minh đó đã hoàng hôn Ðang nụ cƣời tƣơi bỗng lệ tuôn Ðời thƣờng sớm nắng chiều mƣa vậy Khuấy động lòng ta biết mấy buồn!
Một tiếng đờn
Có thể thấy, giọng thơ chùng xuống, đầy suy tƣ, trăn trở về lẽ đời, lòng ngƣời, về sự hữu hạn của thời gian là nét nổi bật của thơ Tố Hữu ở hai tập thơ cuối cùng, trong tƣ cách con ngƣời cá nhân hơn là tƣ cách ngƣời chiến sĩ cách mạng trƣớc đây. Qua những dòng cảm xúc mãnh liệt, sâu sắc và tinh tế ấy, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc trong thơ Tố Hữu tình yêu sâu nặng với quê hƣơng, Tổ quốc, với cuộc đời và con ngƣời.
Tóm lại, nếu chất tâm tình tha thiết tạo nên sự đằm thắm hồn hậu trong thơ Tố Hữu thì chất triết lý lại tạo nên chiều sâu suy nghĩ trong giọng điệu thơ ông ở hai tập thơ cuối đời. Tuy rằng, giọng chiêm nghiệm suy tƣ thực chất chính là sự chuyển hóa của giọng điệu trữ tình tha thiết để thơ ông đậm đà chất nhân văn, nhân bản.
KẾT LUẬN
Cùng với sự vận động của đời sống dân tộc, cái tôi trong thơ Tố Hữu ở từng giai đoạn cũng có những thay đổi. Từ cái tôi cá nhân với nhiệt tình cống hiến cho lý tƣởng cộng sản trong “Từ ấy”, đến cái tôi nhập vai quần chúng trong “Việt Bắc”, cái tôi nhân danh cách mạng, nhân danh dân tộc của những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” trở nên đa dạng hơn.
Tuy vẫn tiếp tục cái tôi tin tƣởng, ngợi ca vẻ đẹp đất nƣớc thanh bình, ngợi ca Đảng, ngợi ca Lãnh tụ và tiếp tục bày tỏ những cảm nhận riêng của mình trƣớc hiện thực cách mạng dân tộc trong thời đại mới. Nhƣng nếu nhƣ trƣớc đây thơ Tố Hữu là tiếng nói mang tính cộng đồng, là tiếng nói đồng chí, đồng lòng thì đến thời kỳ này Tố Hữu lại bộc lộ một cái tôi hƣớng nội, cái tôi nội cảm. Thậm chí ông còn là ngƣời đối diện với chính mình, là sự trở về “Ta với ta”, trở về bản ngã với nỗi buồn và sự cô đơn. Đặc biệt ngƣời đọc còn nhận ra một cái tôi chiêm nghiệm, trăn trở trƣớc những biến động của thời đại, một cái tôi đầy suy tƣ, triết lí trƣớc lẽ đời mà vẫn luôn cố gắng bảo toàn gìn giữ mình và gìn giữ những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Song nhìn chung, cái tôi trữ tình Tố Hữu về cơ bản là nhất quán, thống nhất, có những yếu tố ổn định và có những yếu tố biến đổi nhƣng những biến đổi ấy do biến động của thời đại và sự chuyển động của lịch sử. Chính chất trữ tình chính trị đã làm cho cái tôi Tố Hữu trở thành một thuộc tính ổn định, ít nhiều mang tính bất biến (thuộc về tố chất bên trong). Ổn định ngay cả khi ngƣời ta tƣởng có một cái tôi trữ tình thứ hai và nhận thức ra vẫn là của một nhà cách mạng, một nhà chính trị -ngay cả khi đã về hƣu, tƣởng nhƣ đã ẩn dật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Aristole. Nghệ thuật thơ ca, (1999), Nxb Văn học, Hà Nội.
[2]. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ ca Việt Nam 1945 – 1995, Nxb Khoa học xã hội.
[3]. Vũ Tuấn Anh (1996), “Sự vận động của cái tôi trữ tình và tiến trình thơ ca”, Tạp chí văn học.
[4]. Nguyễn Thị Kim Dung (2005), Cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên sau Cách mạng, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội
[5]. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn
học, Hà Nội.
[6]. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[7]. Hà Minh Đức (2004), Tố Hữu cách mạng và thơ, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
[8]. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [9]. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
[10]. Nhiều tác giả (1992), Lịch sử triết học, Nxb Tƣ tƣởng văn hóa, Hà
Nội.
[11]. Nhiều tác giả (1986), Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ, Maxcơva.
[12]. Lê Lƣu Oanh (1996), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
[13]. Trần Đình Sử (1992), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
[14]. Trần Đình Sử (2001), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[15]. Nguyễn Bá Thành (2012), Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
[16]. Lê Anh Tuấn (2013) Đặc điểm nghệ thuật của thơ Tố Hữu từ Việt Bắc đến Một tiếng đờn, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2.