Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta (Trang 95)

5. Kết cấu luận văn

3.3.Ngôn ngữ

Trong lĩnh vực văn chƣơng nói chung, thơ ca nói riêng, ngôn ngữ có vai trò cực kì quan trọng. Đó là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học và cũng là sự sáng tạo kỳ diệu lớn lao nhất của ngƣời nghệ sĩ. Mỗi nhà văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác của mình đã không ngừng tiếp nguồn ngôn ngữ trong nhân dân, chọn lọc và rèn giũa để làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ của mình. Vì thế ngôn ngữ văn học vừa có cái chung vừa có cái riêng, vừa mang dấu ấn chủ quan của ngƣời nghệ sĩ vừa mang đặc trƣng chung ngôn ngữ của nhân dân.

Trong hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” của Tố Hữu, ngƣời đọc nhận ra một mặt có sự tiếp nối lối tƣ duy truyền thống, mặt khác, ngôn ngữ thơ so với thời trƣớc giải phóng có nhiều đổi mới sáng tạo. Ngoài ngôn ngữ đậm chất dân gian quen thuộc, Tố Hữu còn đƣa thứ ngôn ngữ đời sống đậm chất văn xuôi vào các sáng tác của mình tạo để tạo ra vẻ dung dị, tự nhiên, dễ đọc, dễ nhớ.

Ngôn ngữ thơ có nhiều kiểu dạng: Có những loại ngôn ngữ trong sáng giản dị đậm chất dân gian, nhƣng cũng có những loại ngôn ngữ đời thƣờng trần trụi thô ráp, có ngôn ngữ tƣợng trƣng, siêu thực… Hiện tƣợng ngôn ngữ nhiều kiểu dạng làm cho thơ đời hơn, tự nhiên hơn. Trong nguồn mạch chung của thơ ca thời đại, Tố Hữu đã phần nào thể hiện những cách tân về ngôn ngữ

trong hai tập thơ sau giải phóng mà trƣớc hết là việc sử dụng ngôn ngữ đời sống. Ngôn ngữ đời sống trong thơ Tố Hữu đƣợc thể hiện ở một số phƣơng diện: lựa chọn ngôn ngữ, sử dụng từ địa danh, đƣa ngôn ngữ của đời sống dân dã tràn vào thơ…

3.3.1. Hệ thống từ địa danh

Trong thơ Tố Hữu ta bắt gặp một hệ thống từ chỉ tên đất, tên ngƣời mang tính xác định. Những từ chỉ địa danh thƣờng gắn với những kỉ niệm, những tâm sự tình cảm mà nhà thơ từng sống, từng trải qua. Đó là Hà Nội, Huế, Sài Gòn đại diện cho ba miền Bắc – Trung – Nam. Là Nga Sơn, Phồn Xƣơng, Yên Thế, Tĩnh Gia; là Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Luy Lâu, Hà Sơn, Bỉm Sơn, Nông Cống, Quảng Xƣơng, Hậu Lộc… gắn với thời kháng chiến gian khổ, hào hùng nay đang trên đà đổi mới; là Sơn La, Lạng Sơn, Thái Nguyên cái nôi của cách mạng; là Đồng Tháp, Cần Thơ, Côn Đảo, Vũng Tàu… một thời đã từng chịu bao đau thƣơng, mất mát; là sông Hƣơng, núi Ngự miền quê hƣơng máu thịt. Là quảng trƣờng Ba Đình, lăng Bác thiêng liêng, xúc động ; là một góc chiều, một đêm thu Hà Nội với bao xao động tâm hồn. Là sông Đà, Sông Gianh, Hồ Gƣơm đang bừng lên sức sống trong thời đại mới. Còn có cả những địa danh bên nƣớc bạn: Maxcova, Xtalingrat, Xô Viết liên bang với những kỉ niệm không thể lãng quên. Có thể thấy, mỗi địa danh đều chất chứa tâm tình, đều in hằn những dấu ấn khó phai trong tâm hồn nhà thơ.

Bâng khuâng ta lại nhớ Những mùa đông nƣớc Nga Mạc Tƣ Khoa

Trắng Tuyết

Ôi ! Đất nƣớc một thời oanh liệt Lênin ơi !

Xin đƣợc hỏi Ngƣời:

Còn sáng chăng, Cách mạng Tháng Mƣời ? Thế nào đây là xây dựng mới ?

Người đứng đó, Lênin

3.3.2. Nhân vật trữ tình có tên

Thơ Tố Hữu sau giải phóng viết về con ngƣời cụ thể nhiều hơn giai đoạn trƣớc. Đó là những nhân vật cụ thể, có tên riêng nhƣ Lênin, Bác Hồ, nhƣ Nguyễn Du, nhƣ Mẹ Suốt, Mẹ Diệm, nhƣ Nguyễn Phan Chánh, Lê Duẩn, Lê Văn Lƣơng, Lê Hồng Phong… Đặc biệt có bài thơ, tên các nhân vật có vai trò quan trọng trong việc tổ chức câu thơ:

Lê Hồng Phong uyên bác Quắc thƣớc chị Minh Khai Nguyễn Văn Cừ vững chãi Võ Văn Tần dẻo dai

Phan Đăng Lƣu sâu sắc Lê Duẩn, ẩn thiên tài

Mười tám thôn Vườn Trầu

Ở một vài bài thơ, ngƣời đọc thấy sự trở lại của các nhân vật, các địa danh trong thơ trƣớc giải phóng. Đó là Bác Hồ, Lênin, là Sông Hƣơng, Huế, Việt Bắc, Thái Nguyên, là Mẹ Suốt, là anh Trỗi …

Mẹ Suốt ơi !

Giữa bom rơi, đạn nổ Giữa sóng lớn, gió to

Ngực huân chƣơng, mẹ vẫn chèo đò Không chịu nghỉ. Ai ngăn cứ nói: Tui già rồi, có chết khỏi lo

Bọn trẻ sống, còn tay bắn giỏi ! Và mẹ ngã

Bên bờ sông khói lửa.

Một khúc ca

Qua cầu Công Lý thƣơng anh Trỗi Ngƣời thợ anh hùng, hiến tuổi xuân Chín phút cuối cùng rung dữ dội Thiêng liêng tên Bác, gọi ba lần

Qua cầu Công Lý

Việc sử dụng hệ thống các từ địa danh và tên nhân vật cụ thể, có những địa danh và tên nhân vật đƣợc nhắc lại, xuất hiện trở lại, sống lại trong các sáng tác thơ thời kì này khiến ta thấy độ sâu của văn bản nghệ thuật, sức lắng đọng của hình tƣợng thơ, đồng thời đem đến cho thơ Tố Hữu giai đoạn này một cách biểu đạt mới gần với văn xuôi, đậm đà chất hiện thực.

3.3.3. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ

Xu hƣớng của thơ hiện đại là đi gần với cấu trúc của lời nói thƣờng nhằm khám phá nhiều phƣơng diện, nhiều góc độ trong đời sống hiện thực phong phú đa dạng và phức tạp. Ngôn ngữ thơ Tố Hữu thời kì sau giải phóng cũng có xu hƣớng ấy. Ngôn ngữ đời sống tràn vào thơ khá tự nhiên. Bài Hưng

Đạo Vương và bà hàng nước viết tháng 8 năm 1999 kể lại câu chuyện tƣởng

tƣợng về cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa Hƣng Đạo Vƣơng và bà hàng nƣớc cách đây bảy trăm năm, qua đó bộc lộ tâm trạng hoài cổ của thi nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quán nƣớc nghèo. Lửa đỏ lò than Một bà lão đang đun sôi nồi chè vối. Vị tƣớng ghé vào, ngồi trên hòn đá cuội

Nhỏ nhẹ xin mua bát nƣớc ấm lòng Bà quán cƣời: “Ai bán nƣớc đâu ông?” Và rót đầy một tô ngọt chát.

Khách liền uống một hơi cạn bát Mắt tinh anh nhìn bà cụ hồi lâu “Cụ ơi ! Cho tôi hỏi một câu”

Sông nƣớc này, triều lúc nào lên xuống?”

Hưng Đạo Vương và bà hàng nước

Ngôn ngữ thơ thể hiện tình huống gặp gỡ và phần đối thoại sinh động hấp dẫn không kém gì các câu chuyện kể bằng văn xuôi. Ở một số bài thơ khác, nhà thơ lại sử dụng nhiều từ ngữ đậm chất sinh hoạt đời thƣờng:

Anh Bi mình giỏi thiệt ! Cả nƣớc vang tiếng đồn Ấm lòng, ai cũng biết Mì ăn liền “Vi - phôn” !

Chuyện vui xí nghiệp

Tôi sảng khoái ra đƣờng phố rộng Trẻ em chạy trên vỉa hè đá bóng Đoàn ô tô “đời mới” vút qua nhanh Xe máy rồ ga, xịt khói mù xanh Đuôi ve vẩy cành đào phai chớm nở

Du xuân

Đọc những câu thơ trên, ta có thể cảm nhận một điều rằng: Ngôn ngữ thơ Tố Hữu ở mỗi thời kì tuy có sắc thái khác nhau nhƣng đều đạt tới sự hòa hợp giữa chất sống hiện thực và tâm hồn thi sĩ, thể hiện một bản lĩnh nghệ thuật không dễ gì có đƣợc. Trƣớc giải phóng, tuy tăng cƣờng chất sống hiện

thực, nhiều bài thơ cũng gần với văn xuôi nhƣng lúc ấy ngôn ngữ thơ ông mang đậm tính sử thi, giản dị, trong sáng, có cái gì đôn hậu cả một nhà thơ chiến sĩ. Còn về sau, đặc biệt là thời kì đổi mới năm 1986, thơ ông táo bạo, mạnh mẽ, trần trụi mà thấm thía lẽ đời thậm chí nhiều bài thơ còn nhƣ một phản ứng thời sự trƣớc một sự kiện cụ thể nào đó: Quảng cáo, Chào năm 2000, Thăm Bác chiều đông, Tuổi thần tiên, Chuyện vui xí nghiệp…

Xu hƣớng của thơ hiện đại là đi gần với cấu trúc của lời nói thƣờng. Thơ Tố Hữu không nằm ngoài quy luật đó. Ngôn ngữ thơ ông chính là một phƣơng diện hình thức bộc lộ rõ bản chất của cái tôi trữ tình hƣớng nội, vừa âu lo, thảng thốt trƣớc sự thay đổi của lẽ đời, vừa suy tƣ, trăn trở, chiêm nghiệm trƣớc bao biến động của thời thế, đồng thời vẫn lạc quan tin tƣởng vào con đƣờng mà mình đã chọn lựa từ thuở đôi mƣơi.

Một điều đặc biệt nữa trong thơ Tố Hữu thời hòa bình là việc ông sử dụng các từ cảm than, dấu cảm than chấm than (!) hay dấu hỏi, câu hỏi kết (?) trong phần lớn các câu kết cuối bài.

Tập thơ “Một tiếng đờn” có tới 35 bài kết thúc bằng dấu cảm than (!). Tập “Ta với ta” có 20 bài nhƣ vậy. Cùng với dấu cảm than chấm than là một loạt bài kết thúc là dấu hỏi (?). Các dấu câu này không đơn giản bộc lộ thái độ, cảm xúc thông thƣờng mà nhiều khi có thể do bế tắc thời cuộc mà các câu hỏi, câu cảm than trở nên bâng quơ, tạo ra lối kết mở trái với lối kết rành mạch, thể hiện yêu ghét phân minh, lập trƣờng thẳng thắn trong thơ xƣa, thời tráng niên.

Bài thơ Dưỡng sinh nhƣ một lời tƣờng thuật giản dị về các động tác tập thể dục dƣỡng sinh ngƣời già nhƣng kết thúc lại gây bất ngờ khi đƣa ra một câu cảm than nặng tình đời và chất chứa nỗi buồn trong hy vọng “Biết đâu trăm tuổi, còn thơ với đời !”

Hít vào thong thả, thở ra nhẹ nhàng Bàn tay xoa bóp dịu dàng Vuốt đầu thanh thản, mịn màng tóc tơ

Lòng không bợn chút bùn dơ Biết đâu trăm tuổi, còn thơ với đời !

Dưỡng sinh

Ở khá nhiều bài thơ thời kì sau giải phóng, ta bắt gặp những câu kết mở đầy day dứt, ám ảnh. Đó có thể là nỗi ám ảnh khi ta bắt gặp tiếng gọi tha thiết cất lên từ trong sâu thẳm trái tim nhà thơ lúc chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của thời cuộc trên một dòng sông lịch sử:

Sông Gianh xanh tận biển trời Mênh mông sóng dợn, nhớ ngƣời, nhớ ta

Xe ra tuyến lửa, chật phà Bom đạn gào rú, máu pha đỏ dòng

Trƣa nay cầu vút qua sông Chợt nghe ai gọi bên lòng: Phà ơi !

Sông Gianh

Đó cũng có thể là những câu hỏi bâng quơ, day dứt, đầy trách nhiệm của một ngƣời đã từng vững vàng trải qua bao thăng trầm trong cuộc sống vậy mà giờ đây có phần lo âu, bế tắc trƣớc thời cuộc:

Tàn canh, quảng cáo cái gì đây ?

Quảng cáo

Lƣơng tâm hỡi, lẽ nào ta tự sát ?

Chân lý vẫn xanh tươi

Lẽ nào cỏ dại lại là hoa ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vạn xuân

Kính chào cụ Nguyễn Công Trứ

Bên cạnh việc sử dụng các từ cảm than, dấu cảm than, chấm than (!) hay dấu hỏi, câu hỏi kết (?) trong phần lớn các câu kết cuối bài thì dấu chấm lửng (…) cũng đƣợc sử dụng 28 lần trong các câu kết bài một lần nữa cho thấy nỗi lo âu canh cánh về xã hội, con ngƣời cùng tâm trạng bâng khuâng và cả tâm sự có phần bế tắc của Tố Hữu trƣớc bao biến động trong cuộc sống.

Mẹ ơi ! Lụt lúa, lụt đồng

Trôi nhà, trôi cửa, mà lòng chẳng trôi. Lúa xuân nay sắp chín rồi

Nghe cu cƣờm gáy trên đồi Thiên Thai…

Nghe cu cườm gáy…

Không ngủ, lòng thao thức Rạng đông, trông đồi cao Đài chiến công rực sáng Nghe sóng biển rì rào…

Đêm Vĩnh Linh

Mừng nhau, không rƣợu không hoa Cùng nhau chén nƣớc vƣờn nhà chè tƣơi

Tạm chia tay, chẳng muốn rời

Bâng khuâng trông lại bạn đời, chiều sƣơng …

Làng Thượng

Tóm lại, bên cạnh việc sử dụng những dấu hiệu ngôn ngữ đặc biệt, ngôn ngữ thơ Tố Hữu nhìn chung vẫn có sự tiếp nối lối tƣ duy truyền thống, mặt khác, so với thời trƣớc giải phóng ngôn ngữ thơ ông đã có nhiều đổi mới sáng tạo. Ngoài ngôn ngữ đậm chất dân gian quen thuộc, Tố Hữu còn đƣa thứ ngôn ngữ đời sống đậm chất văn xuôi vào các sáng tác của mình tạo để tạo ra

vẻ dung dị, tự nhiên mà tràn trề sức sống, đồng thời góp phần nói lên tiếng nói của đời sống mới muôn màu, muôn vẻ, qua đó bộc lộ cái tôi trữ tình hƣớng nội, vừa âu lo, thảng thốt, vừa suy tƣ, trăn trở, chiêm nghiệm trƣớc bao biến động của thời thế.

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta (Trang 95)