Giọng điệu thơ và các biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945 -1975 (Trang 79)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Giọng điệu thơ và các biện pháp tu từ

3.2.1 Giọng điệu thơ

Giọng thơ Tố Hữu biến đổi không ngừng trong mỗi tình huống hiện thực kháng chiến cũng làm dày thêm ý nghĩa của các biểu tượng: giọng thiết tha, đau đớn, nghẹn ngào với những thán từ "ôi", "hỡi", "ơi" liên tiếp, gắn với nỗi đau của dân tộc: "Đồng bào ơi, anh chị em ơi" (Thù muôn đời muôn kiếp không tan), "má ơi!" (Lá thư Bến Tre),"ôi máu yêu", "ôi lửa thiêu"(Giết giặc),

"Ôi cửa Phật cũng dầu sôi lửa bỏng"(Miền Nam), "Ôi nhân loại! Địa cầucháy bỏng"(Theo chân Bác), "Ai nghe tiếng chị kêu hoài: Con ơi!"(Chị là người mẹ), "Ôi kể làm sao xiết được anh! Bao nhiêu máu chảy bấy dòng kênh"(

80

thư Bến Tre),"Miền Nam ơi, máu chảy"(Có thể nào yên)Giọng thơ với những lời hô gọi, thán từ thể hiện sự xót xa thương cảm trước nỗi đau chiến tranh của toàn dân tộc.

Từ đau thương , giọng thơ trở thành giọng căm hận ngùn ngụt qua những động từ mạnh, gắn liền với biểu tượng "lửa", "máu" thể hiện được những trạng thái cảm xúc căng thẳng của mối thù không đội trời chung với giặc ngoại xâm: "Hờn căm đã bốc lửa ran đầu"(Xuân đến), "bừng bừng lửa chiến" (Hồ Chí Minh), "Lửa căm giận sôi dòng máu chảy"(Theo chân Bác), "Đầu tôi cháy bùng lên như cục lửa" (Bắn),"Lửa chiến đấu ta phun vào mặt"(Quang vinh Tổ quốc chúng ta), "Thành những óc tim lửa cháy bừng bừng"(Với Lênin),"Máu hi sinh phải rửa thù này"(Quang vinh tổ quốc chúng ta),"Máu oan hồn quyết chẳng dung tha" (Chị là người mẹ),"Máu kêu trả máu"(Ba mươi năm đời ta có Đảng)Chính giọng thơ đã góp phần bổ sung vào ý nghĩa biểu tượng của "máu", "lửa" trong việc diễn tả lòng căm thù giặc ngút trời của mỗi con người Việt Nam.

Tiếp đến là giọng giục giã, hiệu triệu, đầy hào sảng, như những hồi trống ra quân thôi thúc, và với khí thế ấy, không thể vắng bóng "ngọn cờ", nhờ giọng điệu này, mà ý nghĩa về chí diệt thù, lòng quyết tâm chiến đấu giết giặc được khẳng định sâu sắc:

Mau xung phong! Xung phong!, Cờ bay lên cứu nước

(Giết giặc)

Tiến lên, Quân giải phóng! ...

Dưới cờ đỏ sao vàng!

(Giết giặc)

Cờ ta sẽ phất trên trời, chói đỏ!

Ơi các anh xung kích nằm đó, âm thầm Hãy sẵn sàng tay mác, nhảy lên đâm….

81

Bắc Sơn phất ngọn cờ đầu

Nam Kỳ khởi nghĩa bắc cầu tiến lên

(Ba mươi năm đời ta có Đảng) Ta liên tiếp gặp những cụm từ mang tính chất giục giã hành động, thôi thúc lên đường: "mau xung phong", "tiến lên", "hãy sẵn sàng", "nhảy lên"...tạo một không khí sôi sục, hào hùng, tạo bối cảnh hoành tráng của cả một dân tộc tiến quân, như chính Tố Hữu từng nói "Bốn mươi thế kỉ cùng ratrận".

Ngoài giọng điệu này, có lúc giọng lại tươi vui, réo rắt, với cảm hứng ngợi ca công cuộc xây đời mới góp phần tạo nên ý nghĩa về sự tái sinh, về sự sống, niềm tin cho các biểu tượng.

Như vậy, để làm nổi bật mỗi ý nghĩa của biểu tượng, ta thấy có sự đóng góp song hành của giọng thơ. Nhờ vào giọng thơ, chúng ta có thể nhận ra dễ dàng hơn những ý nghĩa phái sinh của biểu tượng.

3.2.2. Các biện pháp tu từ

Các biện pháp tu từ chính là cách sử dụng từ ngữ đã được gọt giũa, có hình ảnh bóng bẩy làm cho lời thơ, lời văn hay hơn, tứ thơ, ý văn trong sáng, giản dị giàu sức biểu cảm và nâng cao hiệu quả của việc diễn đạt. Trong tiếng Việt đặc biệt là trong thơ văn Việt Nam từ xưa tới nay việc sử dụng các biện pháp tu từ luôn đóng một vai trò quan trọng. Nó không chỉ giúp thể hiện được nội dung, chủ đề của tác phẩm, nhất là thơ mà còn có vai trò lớn trong việc tạo dựng nên giá trị nghệ thuật bền vững cho tác phẩm, làm cho sức diễn đạt vừa trong sáng, súc tích, "ý tại ngôn ngoại" lại vừa thể hiện được tư tưởng, tâm hồn cuả người nghệ sĩ sáng tạo.

Để cho những hình ảnh biểu tượng trở lên giàu ý nghĩa, ta thấy Tố Hữu đã mượn đến các biện pháp tu từ:

Phép ẩn dụ, được sử dụng nhiều hơn cả, những hình ảnh ẩn dụ đa dạng, với tần số xuất hiện nhiều đã lập thành hệ thống tín hiệu thẩm mỹ tập trung thể hiện những ý nghĩa khác nhau của biểu tượng.

Chỉ sự đau thương, hay chí căm thù, thậm chí cả nhiệt huyết cứu nước, hay sự hi sinh đều hầu hết thể hiện qua "máu" và "lửa", Tố Hữu viết Việt Nam "máu chảy", miền Nam "máu chảy" là nói đến thương tích chiến tranh, viết "lửa căm hờn", "tim gang thép bừng bừng lửa chiến" là ta thấy một ngầm ý về lòng căm

82

thù giặc. Những ẩn dụ về tinh thần chiến đấu toàn dân cũng thấy rất rõ, qua những chi tiết "nổi lửa nhân dân", là sức mạnh chiến đấu của toàn thể nhân dân, được ngầm ví như một biển lửa đang dâng lên dồn giặc vào sự diệt vong.

Những hình ảnh ẩn dụ về lửa, còn nhấn mạnh vào sự tái sinh, chẳng hạn:"Giữa đống tro tàn, tay ta nhóm lửa"(Miền Nam) thì hành động "nhóm lửa" là ẩn dụ về sự thắp lên một điều gì mới mẻ, ở đây là xây dựng trên cơ sở của sự tan hoang, bị phá hủy. Hoặc là lửa nhiệt huyết như trong ẩn dụ: "Thơ ơi mang cánh lửa"(Bài ca mùa xuân 1961), "những dòng thơ lửa cháy" ( thể nào yên).

Riêng về hình ảnh ẩn dụ "cờ", "sao", lại thường ngầm diễn tả cho những điều cao cả, đó là niềm tự hào về bản sắc dân tộc: " Lá cờ này là máu là da" (Việt Nam- Máu và hoa), niềm vui về cuộc sống hòa bình: "cờ đỏ đường" (Mục Nam quan), là tiếng gọi thiết tha ra trận: "và sắc đỏ của lá cờ ra trận"(Tuổi 25). Ngôi sao, chỉ ánh sáng của chính nghĩa: "ngôi sao chân lý của đời" (Nước non ngàn dặm), và cả sự anh minh của lãnh tụ Hồ Chí Minh: "ngôi sao ấy lặn hóa bình minh" (Theo chân Bác).

Hầu như nghĩa phái sinh của các biểu tượng máu, lửa, cờ, sao đã nói trong thơ Tố Hữu giai đoạn 1945 -1975 được xây dựng từ hình ảnh ẩn dụ. Điều đó không chỉ giúp nhà thơ đạt được mục đích truyền đi những thông điệp thẩm mỹ của mình, mà còn thể hiện một cách ý nhị cảm xúc, tình cảm của nhà thơ đối vói các nội dung được truyền tải đến người đọc. Biện pháp ẩn dụ quả là một cách "nén" ý rất hữu hiệu trong việc xây dựng biểu tượng thơ.

Ngoài ẩn dụ, Tố Hữu còn sử dụng biện pháp so sánh. Để người đọc hình dung rõ nét về hình ảnh thơ, hay những trạng thái tinh thần, Tố Hữu dùng nghệ thuật so sánh để biểu đạt ý thơ. Đây cũng là một biện pháp tu từ làm giàu hơn ý nghĩa của các biểu tượng:

Chẳng hạn khi muốn diễn tả những trạng thái nhiệt huyết cao trào, nhà thơ so sánh với "ngọn đuốc":"Hồn phải sáng bừng lên như ngọn đuốc" (Thưa các ông Nghị), hay là:"Đầu tôi cháy bùng lên như cục lửa"(Bắn) khiến ta có thể tưởng tượng được ánh sáng, sức nóng của bầu nhiệt huyết dâng tràn. Cũng có khi để diễn tả niềm vui cứ dấn đến từng ngày, từng bước, Tố Hữu so sánh:

Vui cứ đến, ngày mỗi ngày nho nhỏ

Như từng cây cờ đỏ mọc trên đời (Mùa thu mới)

83

Niềm vui, được so sánh rất độc đáo, so với "cây cờ đỏ", vậy là lồng trong so sánh, ta còn ngầm thấy ẩn dụ, "cây cờ đỏ" là biểu trưng của dân tộc, của hòa bình, của niềm tin và hi vọng, của đời mới thắm tươi, rạng rỡ. Niềm vui như vậy chính là niềm hi vọng, niềm tin, vào hiện tại, tương lai phía trước.

Có lúc Tố Hữu lại so sánh nhằm khắc họa chân dung tinh thần của vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của chúng ta: "Mắt sáng ngời như lửa hay như sao" (Huế tháng Tám). Gắn với "lửa", "sao" là gắn với sự anh minh sáng suốt, Tố Hữu muốn tô đậm phẩm chất sáng ngời của người anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại - Hồ Chí Minh.

Tóm lại, để góp phần làm tăng giá trị biểu đạt của các biểu tượng, nhà thơ đã nâng các hình ảnh cụ thể trực quan lên một tầm khái quát lớn, và thông qua cả các biện pháp tu từ, nhà thơ thổi hồn vào những hình ảnh cụ thể, để từ đó nó có thể dùng một "cái biểu đạt" mà thể hiện nhiều "cái được biểu đạt".

84

KẾT LUẬN

Nhà thơ Tố Hữu từng viết: "Tác phẩm có giá trị…Đó là điều mong ước lớn nhất của mỗi chúng ta. Song giá trị không ở độ dài của tác phẩm. Ít chữ mà nhiều nghĩa tốt hơn là nhiều chữ mà ít nghĩa. Có cuốn sách dày hàng trăm trang nhưng chỉ làm khổ người in, người đọc. Ngược lại, hai câu thơ 6 - 8 cũng có thể ngân nga mãi từ đời này sang đời khác."[13, tr.207]. Có lẽ đây cũng là một phương châm nghệ thuật của nhà thơ, ông cho rằng : "Thơ khác với văn xuôi, thơ là ngoài lời"[13, tr.218]. Nhất là thơ thời kháng chiến, càng không thể dông dài, mà tự thân thơ phải có một sức nén về ý nghĩa, về tư tưởng để "thơ cũng trở thành viên đạn"(Tố Hữu). Bởi vậy cho nên việc xây dựng những biểu tượng trong thơ là một phương thức biểu đạt vô cùng hiệu quả, chất lượng. Biểu tượng, ấy là sự cô đặc ý nghĩa của hình ảnh thơ, ấy là "ý tại ngôn ngoại", với sự giàu có trong cách biểu đạt, biểu tượng cho phép con người thả sức liên tưởng, chiêm nghiệm, mà không cần đến những sự miêu tả rườm rà, cho phép nhà thơ có thể sử dụng ít lời để tỏ bày nhiều ý mà vẫn không sáo mòn, nhàm chán.

Thơ Tố Hữu giai đoạn 30 năm chiến tranh (1945- 1975) đã sử dụng rất nhiều hình ảnh biểu tượng để không chỉ nói lên hoàn cảnh chiến tranh nhiều đau thương mất mát, mà còn khái quát lên tâm hồn lạc quan, ý chí kiên cường của Việt Nam, một đất nước nhỏ xinh hiền hòa bên bờ Thái Bình Dương nhưng đủ để làm cho thế giới phải giật mình, nể phục. Tuy nhiên trong khuôn khổ có hạn của luận văn, chúng tôi xin được hướng tâm điểm nghiên cứu vào hai hệ biểu tượng (mà sự phân chia cũng có tính tương đối) một là hệ biểu tượng tiêu biểu diễn tả hiện thực chiến tranhvà hai là hệ biểu tượng diễn tả tình cảm lãng mạn Cách mạng.

Trong đó, những điều được trình bày ở chương một là hệ thống lý thuyết cơ bản về "biểu tượng", như các quan niệm về biểu tượng, tính chất của biểu tượng, sự khác biệt của biểu tượng so với một số khái niệm gần gũi. Theo đó, là quan niệm về biểu tượng của luận văn cũng như toàn bộ chặng đường sáng tác của nhà thơ Tố Hữu.

Nội dung cơ bản của luận văn tiếp tục được thể hiện qua chương hai và chương ba. Trong đó, ở chương hai, chúng tôi khảo sát các biểu tượng nổi trội

85

1945 -1975, đó là bốn biểu tượng thường thấy trong thời kì lịch sử đặc biệt: chiến tranh, như : máu, lửa, lá cờ và ngôi sao.Việc tìm hiểu những ý nghĩa cụ thể của từng biểu tượng đã cho thấy rõ hơn độ "nén" ngôn từ tài tình trong thơ Tố Hữu thời chiến - thời kì không cho phép người nghệ sĩ, cũng như người đọc có nhiều thời gian để gọt giũa, cũng như ngâm ngợi từ ngữ dài dòng. Cũng qua nghiên cứu về ý nghĩa các biểu tượng, thấy rõ hơn nội dung thơ trữ tình chính trị cùng phong cách thơ Tố Hữu. Thơ Tố Hữu bằng cảm xúc chân thật kết hợp ý chí tư duy cách mạng thực sự đã gắn bó song hành cùng từng chặng đường gian lao của Tổ quốc, không chỉ có ý nghĩa ghi lại lịch sử, mà còn là những bài ca, mang âm điệu thương mến, những khúc nhạc trầm với giọt đàn đau thương, và cả những khúc tráng ca thúc giục lên đường, đi theo lý tưởng, đi theo chính nghĩa. Hơn thế nữa, thơ Tố Hữu giai đoạn này đã tấu lên khúc hát về niềm tin, niềm lạc quan cách mạng cả trong chiến đấu bảo vệ và trong xây dựng Tổ quốc. Sang tới chương ba, chúng tôi khảo sát những biện pháp nghệ thuật góp phần hình thành lên những ý nghĩa đa dạng của các biểu tượng.Trong đó việc khái quát hóa, kì vĩ, thiêng liêng hóa những hình ảnh cụ thể để trở thành biểu tượng đã được Tố Hữu sử dụng như là quan điểm sáng tác. Ngoài ra, là sự góp phần của giọng thơ và các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, cũng làm tăng ý nghĩa biểu đạt cho các biểu tượng. Người đọc có thể hình dung rõ nét về đất nước trong chiến tranh qua bốn biểu tượng đã nghiên cứu trên.

86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (2002), Thơ Tố Hữu - Một hiện tượng lớn về văn thơ Việt Nam Hiện đại, Tạp chí Văn hóa, số 12.

2. Bộ Văn hóa thông tin (1972) Mấy vấn đề văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay, Nxb Hà Nội.

3. Nguyễn Phan Cảnh (2001) Ngôn ngữ thơ, Nxb VH-TT, Hà Nội 4. Jean Chevalier, A. Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóathế giới, Nxb Đà Nẵng, Trường Viết Văn Nguyễn Du.

5. De Sausure F. 1973. Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

6. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển tâm lý học, Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội.

7. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục. 8. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục.

9. Hà Minh Đức (1995), Tố Hữu – thơ (Lời giới thiệu). Nxb Giáo dục. 10. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục.

11. Grand Format ( 1993) Petit Larousse, Nxb Thế giới.

12. Lê Bá Hán, (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, TP.Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Thị Hạnh, Thạch Thị Toàn, Nguyễn Anh Vũ (2010), Tố Hữu thơ và đời, Nxb Văn Học, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Hậu, (2001) Về biểu tượng trong lễ hội dân gian truyền thống, (Luận án tiến sĩ lịch sử), Viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

15. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới. 16. Nguyễn Thị Ngân Hoa (2005), Sự phát triển ý nghĩa của hệ biểu tượng trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam ( Luận án tiến sĩ Ngữ văn), Viện ngôn ngữ học.

87

17. Bùi Công Hùng (1983), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, Nxb Khoa học xã hội.

18.Trần Thị Hường 2012 Biểu tượng trong thơ Lưu Quang Vũ ( Luận văn Thạc sỹ), Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội.

19. Tố Hữu (1973), Xây dựng một nền văn hoá lớn xứng đáng với nhândân ta với thời đại ta, Nxb Văn Hoá Hà Nội.

20. Lê Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu. Nxb ĐHQG Hà Nội.

21. Phong Lan (2003) Tố Hữu về tác gia, tác phẩm. Nxb Giáo dục. 22. Mã Giang Lân (2011), Những cấu trúc của thơ, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

23. Mã Giang Lân, Nhìn lại thơ 30 năm chiến tranh, Tạp chí văn học 2/1992.

24. Mã Giang Lân (2004), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục.

25. Mã Giang Lân (2005), Văn học hiện đại Việt NamVấn đề - Tác giả, Nxb Giáo dục.

26. Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục. 27. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục.

28. Nguyễn Thị Nguyệt (2006), Tìm hiểu biểu tượng con đường trong thơ Tố Hữu (Khóa luận tốt nghiệp), Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.

29 Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 2000, Nxb Đại học Quốc Gia.

30. Hoàng Phê (chủ biên) (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học.

31. Trần Đình Sử (1996), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục. 32. Trần Đình Sử (1988), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Giáo dục.

33. Tạp chí văn học 4, (1999), Kết cấu nghệ thuật của thơ ca trữ tình dân gian Nga.

88

34. Nguyễn Bá Thành (2011), Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Minh Thái (1996), Đối thoại mới với văn chương, Nxb Hội nhà văn.

36. Nguyễn Đình Thi (1958), Tập thơ Việt Bắc. Sách Mấy vấn đề văn học, Nxb VH-TT.

37. Đỗ Lai Thúy (1998), Con mắt thơ (Phê bình phong cách Thơ Mới), Nxb Giáo dục.

38.Từ điển Triết học (1986) Nxb Tiến Bộ và Nxb Sự thật.

Một phần của tài liệu Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945 -1975 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)