Tập thơ "Gió lộng"

Một phần của tài liệu Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945 -1975 (Trang 28)

6. Kết cấu luận văn

1.2.3 Tập thơ "Gió lộng"

Đến tập Gió lộng, thơ Tố Hữu thực sự đem đến ngọn gió mới, thể hiện nỗi niềm phấn chấn của người xây dựng đất nước.Tập thơ được Tố Hữu viết trong khoảng thời gian miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ nghĩa và miền Nam đang tiếp tục đấu tranh chống Mỹ.Tập thơ Gió Lộng khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam đương thời: niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất đất nước, tình cảm quốc tế vô sản rộng mở với các nước anh em. Tập thơ mang đậm khuynh hướng sử thi cùng cảm hứng lãng mạn tích cực.

Trước hết trong Gió Lộng là cái vui đầy tự hào của người chiến thắng:

Một vùng trời đất trong tay Dẫu chưa toàn vẹn, đã bay cờ hồng!

29

Việt Nam, dân tộc anh hùng

Tay không mà đã thành công nên Người!

( Bài ca mùa xuân 1961)

Tiếp đó là tiếng ca vui của nhà thơ trước không khí sôi nổi, rộn rịp của đất nước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong hoàn cảnh một nước nông nghiệp còn nhiều khó khăn:

Ta nắm tay nhau xây lại đời ta

Ruộng lúa, đồng khoai, nương sắn, vườn cà Chuồng lợn, bầy gà, đàn trâu, ao cá

Dọn tý phân rơi, nhặt từng ngọn lá Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ!

( Bài ca mùa xuân 61)

Và vui hơn nữa là chúng ta đã xây dựng được những quan hệ mới giữa người với người:

Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người, sống để yêu nhau!

( Bài ca mùa xuân 61)

Trên miền Bắc, cuộc sống như một ngày hội lớn, nhìn đâu cùng thấy niềm vui.Tuy thế, vẫn không quên nỗi đau chia cắt đất nước, không lúc nào không nhớ đến miền Nam:

Mấy hôm nay, như đứa nhớ nhà Ta vẩn vơ hoài, rạo rực, vào ra Nghe tiếng mõ và nghe tiếng súng Miền Nam dậy ,hò reo náo động.

( Bài ca mùa xuân 61)

Nhớ tới miền Nam vẫn đang bền bỉ đấu tranh với quân xâm lược Mĩ, nhà thơ cũng đồng thời thể hiện một ý chí thống nhất đất nước.

30

Tóm lại, tập Gió Lộng đã thể hiện niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng vào cuộc sống mới XHCN ở miền Bắc, ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, ngợi ca Đảng - Bác Hồ, thể hiện tình cảm với miền Nam, cổ vũ cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, khẳng định tình cảm quốc tế vô sản. Tập thơ đã đưa đến cho đời sống cách mạng một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng.

Một phần của tài liệu Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945 -1975 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)