Tập thơ "Ra trận" và "Máu và Hoa"

Một phần của tài liệu Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945 -1975 (Trang 30)

6. Kết cấu luận văn

1.2.4 Tập thơ "Ra trận" và "Máu và Hoa"

Hai tập Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa (1972-1977) là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và hào hùng của cả dân tộc cho tới ngày toàn thắng. Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng của cả dân tộc trong cuộc chiến đấu ở cả hai miền Nam, Bắc. Khẳng định ý nghĩa to lớn, cao cả của cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với lịch sử dân tộc và thời đại, thơ Tố Hữu cũng thể hiện những suy nghĩ, phát hiện mới của nhà thơ về dân tộc và con người Việt Nam mà tác giả luôn ngợi ca với niềm tự hào và cảm phục.

Đúng như cái tên tập thơ, Ra trận thể hiện khí thế hào hùng, xốc tới của cả một dân tộc:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai ( Theo chân Bác)

Gắn với đó vẫn là hình ảnh những chiến sĩ giải phóng quân, được tác giả dành bao mến thương, bao niềm cảm phục, nhà thơ kính chào Anh, con người đẹp nhất, trong trang thơ, các anh hiện ra trong vẻ đẹp thần thoại:

Anh đi xuôi ngược tung hoành Bước dài như gió lay thành chuyển non

Mái chèo một chiếc xuồng con Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương

( Tiếng hát sang xuân)

Và linh hồn dân tộc - Chủ tịch Hồ chí Minh, vị lãnh tụ của cuộc kháng chiến cũng vẫn luôn đồng hành cùng những trang thơ Tố Hữu:

Ta có Bác dẫn đường lên trước Bác cùng ta, mỗi bước gian lao

31

Vui sao buổi hành quân nắng lửa Bỗng gặp Người, lưng ngựa đèo cao... Thương sao, sáng lên đường ra trận Người đến thǎm ta, vượt lũ nguồn Nhớ sao giữa chiến trường lửa đạn Người đứng trông ta đánh diệt đồn!

( Theo chân Bác)

Ra trận thật sự là khúc ca chiến đấu hào hùng của quân và dân ta. Kế liền đó, Máu và Hoa có ý nghĩa tổng kết quá trình phát triển của dân tộc, của Cách mạng Việt Nam - một hành trình đầy máu, đầy hoa. Máu: biểu tượng của nỗi đau uất hận trong đêm dài nô lệ và máu là sự hi sinh, xả thân vì nghĩa lớn. Hoa: biểu tượng cho vẻ đẹp của lý tưởng cộng sản, của chủ nghĩa anh hùng và niềm vui ngày chiến thắng. Tiêu biểu trong tập thơ là thi phẩm Nước non ngàn dặm,

có thể nói Nước non ngàn dặm là một trong những bài thơ dài tuyệt vời của Tố Hữu. Thành công đáng kể của bài thơ là ở chỗ nó đã nói hộ, nói đúng ý nghĩ và tình cảm của đồng bào, chiến sĩ, của các tầng lớp nhân dân ở nhiều vùng đất nước đối với công cuộc kháng chiến vừa qua và chuẩn bị bước sang hoàn cảnh mới, giai đoạn mới của sự nghiệp cách mạng. Trong Nước non ngàn dặm có khá nhiều câu thơ, đoạn thơ diễn tả sống động, hấp dẫn về cuộc sống muôn màu muôn vẻ ở miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ và cả các vùng biên giới với hai nước bạn Lào, Campuchia. Nhà thơ đưa ta đến với ánh nắng chan hòa trên cánh rừng Lao Bảo; ánh trăng rực rỡ trên Bến Giằng (Quảng Nam); với Tây Nguyên hùng vĩ và những miệt vườn cây trái sum suê ở Tây Ninh, Đồng Tháp, Bến Tre…Và in dấu không phai trong trái tim của bao anh giải phóng quân vẫn là con đường Trường Sơn huyền thoại:

Trường Sơn, xẻ dọc, rọc ngang. Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng. Trường Sơn, vượt núi, băng sông Xe đi trăm ngả, chiến công bốn mùa. Trường Sơn, đông nắng, tây mưa Ai chưa đến đó, như chưa rõ mình.

32

Một phần của tài liệu Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945 -1975 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)