6. Kết cấu luận văn
1.2.2 Tập thơ "Việt Bắc"
Tập thơ thứ hai của Tố Hữu là Việt Bắc - cũng là tập thơ đánh dấu chặng
đường hoạt động thứ hai của chiến sĩ cách mạng Tố Hữu, được sáng tác chủ yếu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), gồm tổng cộng 24 bài. Chín năm thơ của Tố Hữu, từ Tổng khởi nghĩa, trải qua kháng chiến, đến hòa bình, đã được tuyển lựa thành tập thơ Việt Bắc.Tập thơ là bản hùng ca phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến ngày thắng lợi.
Tập thơ hướng vào thể hiện con người quần chúng kháng chiến, mà tiêu biểu cho tinh thần đó trước hết là hình ảnh quần chúng nhân dân, những người gánh cả cuộc kháng chiến trên vai, đó là anh Vệ quốc quân hiên ngang như thiên thần, là em bé liên lạc, và trên hết là hình ảnh Bác Hồ, lãnh tụ kính yêu - hiện thân cho tinh hoa và trí tuệ của dân tộc vừa cao cả, lớn lao vừa bình dị, gần gũi.
Anh Vệ quốc quân kháng chiến lần đầu vào trong thơ, hiện lên thật dung dị, trong sáng lạ thường. Nhà thơ nhìn họ bằng đôi mắt yêu thương trân trọng:
Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ
26
Anh Vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế!
( Cá nước) Các anh xuất thân chính từ người nông dân nghèo khổ :
Bữa đói bữa no
Chạy quanh chẳng đủ Ngày đôi bát ngô
Lên rừng đào củ…
( Bà mẹ Việt Bắc)
Khi vào bộ đội, được sự rèn luyện của Đảng, của giai cấp công nhân, những người nông dân mặc áo lính đó chan chứa tình yêu nước, yêu nhân dân, từ nhân dân mà ra, họ anh dũng vì nhân dân mà chiến đấu. Gian khổ bao nhiêu cũng quyết tâm vượt qua:
Con đường gieo neo Là đường Vệ quốc. Tha hồ đèo dốc Ta hò ta reo!
( Voi)
Với phương châm kháng chiến toàn dân, bức tranh về những con người kháng chiến còn hiện lên hình ảnh của những bà mẹ, những chị phụ nữ, và cả những thiếu nhi "tuổi nhỏ chí lớn". Xúc động thay là những người mẹ, những bà bầm , bà bủ chịu bao cực khổ của cuộc đời lam lũ, mà vẫn luôn bao bọc, lo toan cho những đứa con còn phải đang tranh đấu:
Bà bủ nằm ổ chuối khô Bà bủ không ngủ bà lo bời bời
27
Rồi những phụ nữ tham gia kháng chiến:
Nhà em phơi lúa chưa khô Ngô chửa vào bồ sắn thái chưa xong
Nhà em con bế con bồng
Em cũng theo chồng đi phá đường quan. (Phá đường)
Và cùng với nhân dân, hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh đặc biệt nhất của con người kháng chiến trong Việt Bắc. Trong bài thơ Sáng tháng Năm, nhà thơ đã nhìn Bác từ bên trong, từ chiều sâu, qua đó cho ta thấy Bác vĩ đại không chỉ như một vị tướng mà còn bình dị, trầm tĩnh, ung dung, thanh thản trong những sự việc trọng đại cũng như trong đời sống hằng ngày:
Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ đậm đà
(Sáng tháng năm) Bác Hồ gẫn gũi như một người cha, người anh:
Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng
(Sáng tháng năm)
Hình ảnh Bác - một vị lãnh tụ của đất nước nhân dân, mà rất giản dị hiền hòa với phong thái ung dung như một vị tiên giữa thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc.
Việt Bắc còn là tập thơ thể hiện rõ tính trữ tình cách mạng qua việc diễn tả mối tình giữa Việt Bắc và người cán bộ cách mạng như một mối tình riêng tư nồng thắm. Mọi sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, địa dư, nhân chủng đều hòa thành một "tiếng hát ân tình thủy chung". Đó là khúc hát ân tình của người kháng chiến đối với quê hương, đất nước với nhân dân cách mạng được thể hiện bằng một nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại mà cốt lõi là truyền thống ân nghĩa đạo lý thủy chung của dân tộc:
Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
28
Ngòi Thia , sông Đáy, suối Lê vơi đầy Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
( Việt Bắc)
Bài thơ cùng tên được coi như chủ đề của toàn tập Việt Bắc đã thể hiện tình cảm gắn bó thắm thiết giữa người đi và người ở lại, giữa miền xuôi và miền ngược, giữa người cán bộ với Việt Bắc quê hương của cách mạng, với đất nước và nhân dân, với Đảng và Bác Hồ, với cuộc kháng chiến đã thành kỉ niệm sâu nặng trong tâm hồn. Việt Bắc là bài ca tâm tình, ngọt ngào đằm thắm rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách thơ của Tố Hữu. Vẫn là tiếng nói của tình cảm tình yêu nhưng là tình yêu đối với quê hương đất nước, đối với cách mạng đối với nhân dân. Có lẽ cũng chính vì vậy mà, tập thơ vẫn còn thiếu những con người cá thể, cụ thể, những tình cảm riêng tư của cái "tôi" trữ tình. Về mặt nghệ thuật, tuy được đánh giá là bước trưởng thành quan trọng của thơ Tố Hữu, là một thành tựu xuất sắc của thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp, nhưng yếu tố cách tân trong tập thơ cũng chưa rõ nét.