6. Kết cấu luận văn
3.1.2. Hình ảnh cụ thể nâng lên tầm kì vĩ, thiêng liêng
Các hình ảnh "máu", "lửa"," cờ", "sao" không chỉ được khái quát hóa, tạo ra những ý nghĩa trừu tượng như đã trình bày ở trên, mà còn được nâng
76
lên tầm kì vĩ để diễn tả chủ yếu cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu, biểu hiện ở việc thơ luôn hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng, thiêng liêng hóa lãnh tụ cách mạng.
Trong chiến đấu, ngọn cờ và ngôi sao giống như ánh sáng soi đường, như hoa tiêu chỉ lối, để cả dân tộc đồng lòng tiến lên diệt thù, hình ảnh cờ, sao lúc đó thật hùng tráng, thiêng liêng. Bức tranh đoàn quân ra trận, đi vào nơi mưa bom bão đạn, nhưng lại lãng mạn hào hùng làm sao, chính biểu tượng "ánh sao" đã góp phần làm tăng sự lung linh huyền ảo cho thơ, nó vừa là sao trên mũ, vừa là sao trời, nhưng vừa là sao sáng của lý tưởng, của ý chí, lòng can đảm dẫn đường:
Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
(Việt Bắc)
Chính thế, mà khí thế ra trận thật sôi động, nhưng không kém phần lãng mạn, luôn gắn với biểu tượng "ngọn cờ" ở vị trí cao vời vợi:"Cờ bay lên cứu nước"(Giết giặc), "Cờ ta sẽ phất trên trời, chói đỏ!"(Bắn), "Phất cao cờ đỏ, công nhân dẫn đầu" (Ba mươi năm đời ta có Đảng).
Lá cờ và ngôi sao còn luôn cất cao trên vị trí trang trọng, bộc lộ rõ trong niềm vui ngày độc lập:
Mùa thu Cách mạng thành công Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao
(Ba mươi năm đời ta có Đảng) Màu cờ của ngày Độc lập tháng Tám năm nào mới thắm hồng làm sao, niềm vui của ngày hòa bình lập lại cũng không kém phần lãng mạn, khi sau "chín năm làm một Điện Biên", giờ đây Trung ương Chính phủ, cơ quan đầu não cách mạng Lại về Hà Nội:
Vườn hồng ngớt gió mưa qua Cờ hoa đỏ nắng mái nhà vàng sao ...
Bây giờ đây lại là đây
77
Nhà thơ ví cơn "can qua 9 năm" như một trận mưa gió lướt qua cuộc đời dân tộc, một cuộc đời tươi đẹp như "vườn hồng", để rồi giờ đây, những màu sắc tuyệt vời rực rỡ, những hình ảnh tuyệt vời lung linh của đời độc lập hiện ra: quốc kì trên cao, "mái nhà","đỉnh tháp", ánh sao lấp lánhlồng bóng nước mặt hồ gươm trong vắt. Đây là những hình ảnh thiêng liêng, mang sức biểu trưng lớn cho thành quả cách mạng, cho cuộc sống yên lành, hòa bình.
Ngoài ra, lá cờ, ngôi sao còn được lý tưởng hóa để biểu trưng cho tương lai phía trước, tạo ra những mường tượng về thế giới mới yên bình, no ấm, đáng sống, nuôi trong mỗi người niềm hi vọng về ngày mới, về đời mới, như nghìn mảnh tương lai tươi đẹp:
Nghìn mảnh tương lai về phấp phới Truyền đơn cờ đỏ gió tung trời
(Quê mẹ) Niềm tin vào một cuộc sống no ấm:
Một bữa cờ son lên đổi ngôi
Sao thiêng nghiêng xuống những lưng đồi Sắn khoai hăm hở về dinh chiếm
Quyền sống trên miền rối cỏ hôi.
(Tình khoai sắn)
Niềm tin vào sự làm chủ tương lai, làm chủ đất nước ngay khi mới giải phóng được một miền:
Một vùng trời đất trong tay
Dẫu chưa toàn vẹn, đã bay cờ hồng!
(Bài ca mùa xuân 1961)
Niềm tin vào sự chèo lái con thuyền Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, cờ Đảng gọi như ánh sáng mặt trời soi lối:
Lần đêm bước đến khi hừng sáng Mặt trời kia! Cờ Đảng giương cao!
78
Niềm tin vào chiến thắng ngoại xâm hoàn toàn, tin vào ngày chiến thắng đầy vinh quang:
Nhìn tới trước tương lai chiến thắng Ngọn cờ ta giương thẳng tiến lên!
(Quang vinh tổ quốc chúng ta) Ta thấy hầu hết, sự lý tưởng hóa tương lai đều gắn với bóng dáng lá cờ, ngôi sao, cho nên hai hình ảnh này trở lên kì vĩ, thiêng liêng, nó còn như biểu trưng cho một thế giới đáng mơ ước về tương lai.
Ở một khía cạnh khác, hai biểu tượng lá cờ, ngôi sao còn nhằm ý khẳng định tuyệt đối giá trị của chính nghĩa, của ta, trong tương quan với sự phi nghĩa, sự tàn phá sát sinh độc địa của địch. Nếu quân địch là kẻ dã man, thì ta là nhân phẩm, là chính nghĩa:
Ngôi sao, chân lý của đời
Việt Nam, vàng của lòng người hôm nay Càng nhìn ta lại càng say
Biển đông lồng lộng gió lay ngọn cờ …
(Nước non ngàn dặm)
Nhiều lần Tố Hữu khẳng định phẩm giá cao quý của con người Việt Nam:
Lá cờ này là máu là da
Của ta, của con người, vô giá
(Việt Nam- Máu và hoa)
Ta theo bước Liên Xô, trên con đường Chủ nghĩa xã hội, vì thế, trong con mắt ta Liên Xô cũng là "ngôi sao sáng", Mat -xcơ - va là "Ngôi sao đỏ giữa sương dày", (Nhật kí đường về) mỗi con người của Liên bang Xô Viết thì"nhấp nhánh"như"một ngôi sao!"(Với Lênin).
Đây chính là cao trào của cảm hứng lãng mạn khi nhà thơ tuyệt đối hóa phẩm chất rạng ngời của những con người tôn thờ chế độ Xã hội chủ nghĩa - một xã hội đề cao quyền sống, quyền được hưởng tự do, dân chủ, được mưu cầu ấm no hạnh phúc. Một xã hội cho đến giờ chúng ta vẫn từng bước nỗ lực dựng xây.
79
Thơ Tố Hữu 30 năm chiến tranh còn thể hiện lòng ngưỡng mộ, tôn thờ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế, nhà thơ vẫn mượn hình ảnh của ngôi sao, của ngọn cờ, để lý tưởng hóa phẩm chất của vị lãnh tụ cách mạng thiên tài, vị Cha già dân tộc. Khi Người còn là một thanh niên đang tìm đến Lênin, trong Người ủ ấp một hoài bão lớn lao, tìm ánh sáng, đường đi cho cả dân dân tộc, thì hình ảnh Người gắn với lòng yêu nước, ngọn lửa đấu tranh cứu nước chất chứa mọi ngả lối tâm hồn:
Hỡi người trai Việt Nam yêu nước Thổi bùng lên ngọn lửa anh hùng
(Theo chân Bác)
Tố Hữu còn dùng hình ảnh "ngọn đuốc thiêng liêng, ngọn cờ dân tộc"
(Hồ Chí Minh),"ngọn lửa đầu tiên" (Theo chân Bác) rồi cả "mắt sáng ngời như lửa hay như sao"(Huế tháng Tám),"ngôi sao ấy lặn hóa bình minh" (Theo chân Bác) để ca ngợi Bác Hồ, thấy rằng trái tim Người "Đỏ như sao hỏa sáng sao kim"(Theo chân Bác)...nhằm lý tưởng hóa, thiêng liêng hóa người anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh.
Qua phần trình bày ở trên, ta thấy rằng để diễn tả được hiện thực kháng chiến, nhà thơ đã nâng các hình ảnh lên một tầm khái quát chính trị mới, khiến vấn đề không phải chỉ còn là của cá nhân, mà là của toàn dân tộc. Hơn nữa, trong đau thương gian khổ, nhờ những hình ảnh thiêng liêng, kì vĩ, mang tính chất lãng mạn, mà ta thấy cuộc kháng chiến vẫn luôn tràn trề niềm tin, hi vọng.