Tập thơ " Ta với ta"

Một phần của tài liệu Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945 -1975 (Trang 32)

6. Kết cấu luận văn

1.2.6 Tập thơ " Ta với ta"

Và cũng cùng nguồn cảm hứng trong thời hòa bình đổi mới của đất nước ấy, vào tuổi 80 tác giả khẳng định hồn thơ vẫn rạo rực, thổn thức suy tư của mình trong tập Ta với ta. Đây cũng là tập thơ cuối cùng của Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng gần chục năm cuối đời (1993- 2001) .Giọng thơ chùng xuống, đầy suy tư, trăn trở về lẽ đời, lòng người, về sự hữu hạn của thời gian là nét nổi bật của thơ Tố Hữu ở tập thơ cuối cùng, trong tư cách con người cá nhân hơn là tư cách người chiến sĩ cách mạng trước đây.

Có thể thấy một cách khái quát trong giai đoạn 1945- 1975, thơ Tố Hữu vẫn luôn trung thành với lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Thơ có sự thống nhất giữa mục đích tuyên truyền cách mạng và nội dung trữ tình. Xuân Diệu khẳng định "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình ".

33

Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. Trong đó tính sử thi biểu hiện đầu tiên ở việc tập trung khắc họa những bối cảnh rộng lớn, những biến cố quan trọng tác động mạnh mẽ đến vận mệnh dân tộc, tiếp theo ở hình tượng con người của sự nghiệp chung, cá nhân kết tinh số phận, vẻ đẹp của cộng đồng, và ở cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử - dân tộc ngợi ca. Còn cảm hứng lãng mạn biểu hiện qua tinh thần lạc quan cách mạng, niềm tin vào tương lai, vào con đường cách mạng tuy gian khổ nhưng tất thắng.

Nét nghệ thuật nổi bật ở Tố Hữu nữa là giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết. Dù là những dòng thơ tươi xanh hay những dòng thơ lửa cháy, giọng thơ Tố Hữu vẫn một điệu sôi nổi, mãnh liệt. Nhà thơ đặc biệt rung động với nghĩa tình cách mạng sâu nặng, luôn hướng đến đồng bào đồng chí mà chân thành giãi bày tâm sự, kêu gọi, nhắn nhủ. Giọng thơ có cái duyên riêng của hồn thơ xứ Huế.

Thơ Tố Hữu còn đậm đà tính dân tộc, bộc lộ ở nội dung phản ánh hiện thực đời sống dân tộc bằng sự gắn bó khăng khít với đạo lí tự ngàn xưa, thơ Tố Hữu làm giàu và "nhuận sắc" cho những tình cảm, đạo đức truyền thống. Tiếp nữa, tính dân tộc còn bộc lộ ở việc sử dụng thể thơ, Tố Hữu dùng đa dạng các thể thơ, nhưng đặc biệt thành công ở những thể thơ truyền thống, chẳng hạn như thể lục bát, thơ Tố Hữu mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển (Việt Bắc, Bầm ơi, Khi con tu hú…), hay thể thất ngôn, trang trọng cổ điển nhưng linh hoạt, biến hóa trong gieo vần tạo nhịp phù hợp với việc diễn tả những tình cảm của thời đại mới (Mẹ Tơm, Bác ơi, Theo chân Bác…)

Về ngôn ngữ, Tố Hữu có sở trường trong việc sử dụng từ ngữ hình ảnh ước lệ, ví von có tính truyền thống. Tố Hữu cũng phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt qua biệt tài sử dụng từ láy cùng vần, phối thanh, ngắt nhịp. Tạo nhạc điệu bên trong tâm hồn con người, và cũng tạo chiều sâu tính dân tộc của thơ Tố Hữu.

34

CHƢƠNG 2

CÁC HỆ BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ TỐ HỮU GIAI ĐOẠN

1945- 1975

Một phần của tài liệu Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945 -1975 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)