6. Kết cấu luận văn
2.2.2 Biểu tƣợng ngôi sao
Ngôi sao trong tâm thức con người thực ra là một hình ảnh được bắt nguồn từ quan niệm của thiên văn học. Theo các nhà thiên văn học, ngôi sao là một khối cầu plasma, có khả năng "tự sản sinh năng lượng và phát sáng" nhờ các phản ứng tổng hợp hạt nhân bên trong lõi, trọng lượng và khả năng vận động có được nhờ lực hấp dẫn. Mỗi ngôi sao thường là sự tổng hợp của nhiều nguyên tố hóa học, và trong thiên hà có hàng tỉ ngôi sao, bản chất của Mặt trời và Trái đất cũng là những vì sao. Các ngôi sao tất nhiên có trước và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Khi đi vào ý thức, tinh thần con người, ngôi sao là một biểu tượng mang những ý nghĩa khác nhau, tùy vào từng hoàn cảnh, từng con người, tộc người, tôn giáo, …
Với Liên Xô, thành trì đầu tiên của Chủ nghĩa xã hội, ban đầu đã lấy biểu tượng "ngôi sao đỏ năm cánh" tượng trưng cho năm giai cấp hợp thành Liên bang Xô viết (theo quan điểm của V.I Lênin), về sau được coi là một trong các biểu tượng của phong trào Cộng sản quốc tế. Ở nước ta, nhắc đến biểu tượng ngôi sao, đa số người Việt Nam liên tưởng đến mẫu quốc kỳ, với hình ảnh ngôi sao vàng năm cánh tươi màu nổi bật trên nền cờ đỏ.Trong khuôn khổ quốc kì, ngôi sao được hiểu với ý nghĩa là:
65
Sao vàng tươi da của giống nòi Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi Hỡi Sĩ-công-nông-thương-binh Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh
Màu sao vàng năm cánh trên quốc kì Việt Nam có ý nghĩa biểu tượng cho màu da vàng của giống nòi Việt Nam, năm cánh sao là biểu tượng cho tình đoàn kết các tầng lớp nhân dân: sĩ, công, nông, thương, binh.Cho nên nhắc đến ngôi sao gắn liền với cờ đỏ, thì cũng đồng nghĩa với tính dân tộc, tính đoàn kết cách mạng.
Tuy nhiên ở ý nghĩa khái quát hơn, "ngôi sao" trong hầu hết mọi hoàn cảnh vẫn giữ những nét nghĩa bắt nguồn từ mẫu gốc, đó là sự tự phát ánh sáng của nó biểu trưng cho sự mạnh mẽ, sự cao quý mang tính dẫn đường, nó là vì tinh tú trên cao, lại ở rất xa, phải ngước nhìn mới thấy, nó lấp lánh trong màn đêm đầy bí ẩn nhưng cũng thật thanh cao, mang đến cảm giác thanh bình, nên ở góc độ khác nó biểu tượng cho niềm tin và hi vọng. Nói chung, ngôi sao mang ý nghĩa tốt, tượng trưng cho sự sáng suốt, sự mạnh mẽ quyết tâm, và cả niềm tin hi vọng.
Thơ Tố Hữu giai đoạn 30 năm chiến tranh, hình ảnh sao, ngôi sao được lặp đi lặp lại 23 lần trong 16 bài thơ. Trong đó sao vàng gắn trực tiếp với cờ đỏ tác giả nhắc đến 5 lần, hầu hết đều mang ý nghĩa về lòng tự hào tự tôn dân tộc, đó là những ý thơ: "dưới cờ đỏ sao vàng" (Giết giặc), "cờ đỏ sao vàng vĩ đại", "chúng ta cờ đỏ sao vàng" ( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên),"phấp phới bay cờ đỏ sao vàng"(Xưa… nay), "chấp chới đỏ cờ sao" (Trên miền Bắc mùa xuân).
Ý nghĩa biểu tƣợng thứ hai của ngôi sao, chính là vẻ đẹp lung linh của con đƣờng đấu tranh chính nghĩa, vì sự phát triển, tiến bộ của nhân loại. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường sáng, để cho mỗi con người được sống đúng như ý nghĩa trọn vẹn của chữ Người, một xã hội mơ ước, không còn bóng đen của cường quyền, bạo lực, của bóc lột, bất công, để địa cầu này chỉ còn một màu sáng trong thanh khiết của tình yêu thương, của hòa bình, an lạc. Ngôi sao của nền xã hội chủ nghĩa bắt đầu thắp sáng khắp nhân gian, khi nói về Liên Xô, bức thành trì của chủ nghĩa xã hội, Tố Hữu thấy mỗi người con Xô Viết đang ra sức tranh đấu, xây dựng và bảo vệ sự nghiệp chính nghĩa giống như những ngôi sao sáng lấp lánh:
66
Khắp những nẻo đường náo nức tôi đi Hiển hiện Lê-nin phơi phới diệu kỳ Nhịp sống lớn trên dáng đi bay nhảy Những ánh mắt của thiên tài thức dậy... Rất tự do, nên rất tự hào.
Mỗi con người nhấp nhánh một ngôi sao!
(Với Lênin)
Sự ngưỡng mộ đối với người anh cả Liên Xô còn chưa dừng ở đó, những câu thơ khác khi viết về Mát-xcơ-va, Tố Hữu cũng mượn hình ảnh ngôi sao để tôn vinh vẻ đẹp sáng ngời bất diệt của những con người đấu tranh vì chính nghĩa, vì sự tiến bộ của nhân loại:
Mạc-tư-khoa của ta ơi!
Dấu chân cách mạng tháng Mười còn đây Ngôi sao đỏ giữa sương dày
Vẫn trông mỗi bước, mỗi ngày ta đi.
(Nhật kí đường về)
Còn đối với Tổ quốc Việt Nam, con người Việt Nam, Tố Hữu viết:
Ngôi sao, chân lý của đời
Việt Nam, vàng của lòng người hôm nay Càng nhìn ta lại càng say
Biển đông lồng lộng gió lay ngọn cờ …
(Nước non ngàn dặm)
Câu thơ như toát lên niềm tự hào dân tộc, một dân tộc tuy còn nghèo về vật chất nhưng lại là "vàng của lòng người hôm nay", một dân tộc giàu lòng nhân ái, yêu chuộng hòa bình, và gan góc trong đấu tranh giữ nước, sống chết cho sự nghiệp chính nghĩa. Đó là những đạo lý sáng ngời, được ví như ngôi sao không tắt.
Thứ ba, ngôi sao trong thơ Tố Hữu giai đoạn 1945- 1975 mang ý nghĩa biểu tƣợng cho niềm vui, niềm tin và hi vọng là nhiều hơn cả.
Diễn tả niềm vui khi quê hương, đất nước được giải phóng Tố Hữu đã mượn hình ảnh ngôi sao. Ở Huế, khi Huế được giải phóng, "vàng vàng bay
67
đẹp quá, sao sao ơi"( Huế tháng Tám), ở Hà Nội trong không khí của những ngày tuyên ngôn độc lập, Tố Hữu viết:
Xôn xao mặt đất, trăng là trăng Chảy xiết ngân hà, muôn sao vàng rực
(Vui bất tuyệt)
Câu thơ thể hiện niềm vui khôn xiết trong ngày độc lập của đất nước, những hình ảnh thơ thật lãng mạn biết bao, thiên nhiên vũ trụ ánh vàng lấp lánh, bầu trời mặt đất hòa chung niềm vui, cho nên trăng trời, trăng người, sao của thiên hà, sao của dòng người hòa quyện.
Cách mạng thành công thì nhân dân ấm no, hạnh phúc, điều đó thật đáng trân trọng thay, thật kì diệu thay, nhà thơ đã gọi những thành quả đấu tranh, những lý tưởng cách mạng sáng suốt là "sao thiêng" (Tình khoai sắn), ngôi sao của niềm hi vọng lớn lao, có vai trò dẫn đường: "Muôn vạn vì sao dẫn đường"(Quang vinh tổ quốc chúng ta)dẫn đường đi tới vinh quang:
Em sẽ đi, trên đường ấy vinh quang Như những ngày xưa, rực rỡ sao vàng!
(Người con gái Việt Nam) Với ý nghĩa là niềm tin và hi vọng, có lúc, Tố Hữu còn tôn vinh lãnh tụ như ngôi sao:
Ai đang về dáng đó thấp hay cao? Mắt sáng ngời như lửa hay như sao.
(Huế tháng Tám)
Đại từ "ai", đối tượng được so sánh, đem ra so sánh với hai hình ảnh "lửa" và "sao". "Lửa" và "sao" đều tượng trưng cho ánh sáng và niềm tin tưởng mãnh liệt ở tương lai. Trong đó, hình ảnh "lửa" tượng trưng cho sự ấm áp và gần gũi. "Sao" là sự thiêng liêng, cao cả. Nghệ thuật so sánh đã cho ta thấy được một cách sâu sắc và độc đáo cái thần thái khó diễn tả trong đôi mắt lãnh tụ. Cái thần thái của tinh thần lạc quan, niềm tin hi vọng vào tương lai.Và vẫn là hình ảnh lãnh tụ, khi Người lâm chung, cũng gắn với ngôi sao:
Cứ nghĩ: Hồn thơm đang tái sinh Ngôi sao ấy lặn, hóa bình minh
68
Một sự liên tưởng mới lạ, trong đó "bình minh" là dấu hiệu của sự khởi đầu tinh khôi, tươi mới, là tín hiệu của sự bình yên, của niềm hi vọng.Vị lãnh tụ của chúng ta như ngôi sao, có lặn xuống cũng sẽ là bất tử, vì ngôi sao ấy đã gieo bình minh cho đời, gieo bao niềm hi vọng vào lòng người về một ngày mai sáng tươi.
Ngoài ra, có lúc Tố Hữu bằng bút pháp lãng mạn cách mạng, đã thấy ngôi sao như khí thiêng của dân tộc, hội tụ rực rỡ và lung linh ở những nơi đầu não, trung ương cách mạng, mà khi thấy ngôi sao là thấy yên tâm hi vọng:
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
(Việt Bắc) Ở một câu thơ khác:
Bây giờ đây lại là đây
Quốc kỳ đỉnh tháp, sao bay mặt hồ
(Lại về)
"Sao", "sao vàng" trong những câu thơ trên chính là biểu hiện một niềm tin vào cách mạng, vào cuộc sống hòa bình an lành phía trước, đã hiện ra trước mắt.
Những bài thơ giai đoạn 1945 -1975 của Tố Hữu duy nhất một lần nhắc đến "vì sao" gắn với Đức Kim Thượng (Vua Bảo Đại), nhưng với một khí thơ lạnh lẽo, ơ hờ, như báo trước điều mà Hồ Chí Minh nhắc đến trong "Tuyên ngôn độc lập" của Người: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị"
Đức Kim Thượng đêm nay trong ngọc điện Ngự trên lầu, trông lên cao xao xuyến Muôn vì sao…Lạnh lẽo thấm hoàng bào Người rùng mình, tưởng đứng đỉnh cù lao Nổi cô độc giữa gió triều biển động.
69
Nhà thơ như đang "nhập vai", vào vai Đức Kim Thượng để diễn tả những suy tư day dứt, sự lung lay, thoái lui trong toan tính còn ngự ngôi hay không của nhà vua, trước làn sóng cách mạng mạnh mẽ của toàn dân. Chính vì thế, muôn vì sao trên bầu trời cao trong đêm cũng không xua đi cái lạnh lẽo, thất vọng của người đại diện cho một chế độ cũ đã đến lúc cần thay đổi.
Qua việc khảo sát những lần xuất hiện của ngôi sao trong thơ Tố Hữu 1945 -1975, ta thấy chủ yếu nhất, cơ bản nhất là ý nghĩa tượng trưng cho niềm tin, hi vọng, cho ánh sáng, tương lai của sự nghiệp cách mạng vĩ đại mà toàn dân đang trông chờ và từng ngày dần được thấy thành quả.
Đọc toàn bộ tác phẩm thời kì 1945- 1975 của Tố Hữu, ta còn gặp thêm những hình ảnh khác, mang tính biểu tượng khá đậm, như biểu tượng về Tổ quốc, lãnh tụ, người mẹ… Tuy nhiên trong giới hạn của luận văn, chúng tôi đã đề cập tới bốn biểu tượng tiêu biểu nhất cho giai đoạn thơ cách mạng và kháng chiến là biểu tượng máu, lửa, lá cờ và ngôi sao. Bởi chỉ bốn biểu tượng này thôi đã nói rõ, rất rõ được nội dung thơ kháng chiến, đó là những mất mát đau thương, những hi sinh cao cả, những căm hờn khôn xiết, những sôi sục diệt thù, và cả những phơi phới tin yêu, những tràn trề hi vọng… Qua việc khảo sát phân tích chỉ bốn biểu tượng ấy thôi, mà đất nước thời "khổ nhụcnhưng vĩ đại" đã hiện lên rõ nét biết nhường nào. Và cũng qua đó, càng thấy rõ hơn vị trí của Tố Hữu đối với không chỉ nền thơ cách mạng Việt Nam, mà còn cả đối với sự nghiệp cách mạng cao quý mà ông cống hiến cho đất nước này.
70
CHƢƠNG 3
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ TỐ HỮU GIAI ĐOẠN 1945- 1975