6. Kết cấu luận văn
3.1.1 Hình ảnh cụ thể nâng lên tầm khái quát
Trong thơ Tố Hữu, những hình ảnh cụ thể như máu, lửa của đời thường được nâng lên tầm khái quát lớn. Đúng như nhà nghiên cứu phê bình văn học Trần Đình Sử đã nhận định: "Cái hay tiêu biểu của thơ Tố Hữu chủ yếu không nằm ở phía tái hiện đời thường, mà ở phía khái quát chính trị sâu sắc, thấm thía đậm đà"[13, tr.398]. Bản thân Tố Hữu cũng cho rằng: "Dù là thơ, cái thể
71
loại cho phép sự phóng khoáng nhất, cũng không thể tự cho phép mình không hiểu hiện thực"[13, tr.201], song không phải là sự sao chép hiện thực một cách máy móc cơ học mà nó phải là: "kết quả tổng hòa của lý tưởng chính trị, của vốn sống, tài năng, học vấn"…[13, tr.211].Vì lý do này mà những biểu tượng đã nói trong thơ Tố Hữu, giàu thêm về ý nghĩa biểu đạt nhờ sự khái quát hóa ý nghĩa các hình ảnh cụ thể.
Hiện thực thể hiện chủ yếu trong thơ Tố Hữu là những sự kiện lớn, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, những biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc với cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử dân tộc, là vận mệnh của cộng đồng. Cụ thể là hoàn cảnh đau thương của dân ta trong chiến tranh, ý chí quyết tâm của dân ta khi chống giặc, niềm tin vào cuộc sống, vào đường lối cách mạng, tin vào tương lai...Để thể hiện được điều đó, những biểu tượng "máu", "lửa" phải mang một tầng nghĩa khái quát về sự đau thương của toàn dân tộc trong chiến tranh. "Máu "giờ đây là máu Tổ quốc, một hình tượng rất ám ảnh về sự quằn quại đớn đau, thương tích của một dải đất bị giày vò. Từ hình ảnh máu cụ thể ở thực tế, như máu của những thai nhi còn trong bụng mẹ, đến máu của những chú bé tuổi còn thơ như Lượm, rồi máu của những người con gái Việt Nam như chị Lý, máu của người chiến sĩ kiên cường như anh Trỗi, máu bao dân thường đỏ ngõ hẻm thôn quê... mà Tố Hữu cảm thấy trong bầu không khí ám"mùi xương máu"(Xuân nhân loại),
trên đường thôn, ngõ xóm, đỏ màu "máu tươi lênh láng"(Lá thư Bến Tre), "máu con đỏ cát đường thôn"(Mẹ Tơm), còn mặt đất thì "máu chảy lụt tràn" (Bay cao), "máu đầm mặt đất"(Theo chân Bác), ngay cả dưới nước "cá ăn phải máu"(Nước non ngàn dặm), "Bao nhiêu máu chảy bấy dòng kênh"(Lá thư Bến Tre). Không gian sống từ bầu không khí, trên mặt đất lẫn dưới nước đều tanh mùi máu, nhuốm màu máu. Ta còn gặp thêm cách nói mang tính biểu trưng cao, nhà thơ coi tổ quốc như một sinh thể đang đổ máu tang thương trong chiến tranh thê thảm, qua những hình ảnh thơ: "Máu Việt Nam đang chảy"(Giết giặc), "Ôi Việt Nam! từ trong biển máu";"Việt Nam ơi máu và hoa ấy" (Việt Nam- Máu và hoa), máu chảy khắp Việt Nam khiến nhà thơ tưởng như nhân loại, cả nhân loại đổ máu chứ không riêng gì Việt Nam, những hình ảnh liên tiếp được nâng lên tầm khái quát:
Nhân loại trườn lên trên biển máu
(Xuân nhân loại) Ở một bài thơ khác thì:
72
Ôi nhân loại! Địa cầu cháy bỏng Lò sát sinh ngập máu xương rơi.
(Theo chân Bác)
Một ấn tượng quá mạnh về hiện thực những năm tháng chiến tranh ở nước ta, được liên tiếp khái quát qua các hình ảnh thơ rất giàu sức gợi như thế, là cách để nhà thơ cho người đọc thấy rõ được bản chất tàn bạo của kẻ thù xâm lược. Biểu tượng "máu" ở đây tưởng như đã mang một tầm sử thi, nó là nỗi đau của cả cộng đồng mà mỗi khi nói đến, nghĩ đến, mỗi con người Việt Nam ta không sao cầm được nước mắt, không sao có thể tưởng tượng hết, như Tố Hữu từng nói:" máu của dân tộc đã đổ, đau khổ dân tộc đã chịu đựng làm sao có thể hạch toán…"[13, tr214]. Cũng như vậy với biểu tượng lửa, ta thấy được sự khốc liệt của chiến tranh qua những hình ảnh đã được khái quát hóa: "Miền Nam đang bốc cháy" (Giết giặc), "Miền Nam trong lửa đạn" (Miền Nam), "Miền Nam rực lửa" (Hãy nhớ lấy lời tôi), "Bến sông lửa cháy";"Trập trùng thác Lửa" (Nước non ngàn dặm).
"Máu" và "lửa" khi đi vào thơ Tố Hữu còn được khái quát chính trị chỉ lòng căm thù quân giặc của dân ta, cũng như biểu trưng của khát vọng đấu tranh tiêu diệt kẻ thù. Đây cũng là một hiện thực của chiến tranh ở Việt Nam, một sự thật cụ thể tồn tại trong mỗi người dân yêu nước, mà lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng từng mượn hình ảnh "làn sóng" để khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".Với sự liên tưởng và bút pháp trừu tượng hóa, ta dễ dàng nhận ra sự kết hợp từ ngữ độc đáo của Tố Hữu, khi đem một hình ảnh cụ thể để gắn với một trạng thái tinh thần trừu tượng, khiến người đọc ngay lập tức có thể hình dung được tinh thần Việt: "Hờn căm bốc lửa ran đầu"(Xuân đến), "Lòng muôn dân rần rật lửa cămhờn" (Huế tháng Tám), "Khói căm thù" (Lên Tây Bắc), "Thác lửa hờn căm" (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên), "Lòng dân ta như lửa thêm dầu" (Ba mươi năm đời ta có Đảng), "Lửa căm giận sôi dòng máu chảy"(Theo chân Bác), "Lửa căm hờn nóng bỏng" (Đường của ta đi)... cũng tương tự với hình ảnh "máu": "Máu hi sinh phải rửa thù này!" (Quang vinh tổ quốc chúng ta), "Máu oan hồn quyết chẳng dung tha" (Chị là người mẹ), "Máu kêu trả máu đầu van trả đầu" (Ba mươi năm đời ta có Đảng)...Hình ảnh "máu", "lửa" là cụ thể, nhưng luôn gắn
73
với những trạng thái tinh thần như "hi sinh rửa thù", "oan hồn chẳng dung tha", "căm hờn", "căm thù", "căm giận" khiến cho "máu" "lửa" trở thành biểu tượng về sức nóng của một tinh thần yêu nước đang bị kìm nén. Để rồi sau đó kết thành nhiệt huyết đấu tranh, thôi thúc hành động, qua các hình ảnh biểu trưng độc đáo: "Tim gang thép vẫn bừng bừng lửa chiến"(Hồ Chí Minh),
"Trong đêm tối tim ta làmngọn lửa"(Chào xuân 67)...và một sự vươn dậy với sức mạnh cộng đồng, sức mạnh sử thi kiểu như từ thời Đam Săn, Xinh Nhã: "Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay"(Việt Bắc), "Bốn bề nổi lửa nhân dân"(Nhật kí đường về), "Ầm ầm biển lửa nhân dân" (Chuyện em...). Không khí đấu tranh của cả dân tộc khẩn trương sôi động, nóng bỏng thật không gì hợp hơn khi được diễn tả bằng "lửa".
Ngoài ra, đề tài về xây dựng đất nước tươi mới, cũng là một sự kiện mang tính cộng đồng, một thời đại mà cái "chung"được đề cao, và cũng được diễn đạt qua những hình ảnh giàu sức khái quát:
Giữa đống tro tàn, tay ta nhóm lửa Bão dập mưa chan, gan sắt dạ vàng Bạt núi đồi, ta moi đất làm gang Ngăn thác dữ, ta bắt sông làm điện.
(Trên đường thiên lý)
Hình ảnh ngọn lửa, "nhóm lửa" là một ẩn dụ về dựng xây cuộc sống mới, đi kèm với những chi tiết thơ mang màu sắc cường điệu đầy tính biểu tượng: "Bão dập", "mưa chan", "gan sắt", "dạ vàng", "bạt núi đồi", "moi đất làm gang", "ngăn thác dữ", "bắt sông làm điện" khiến đoạn thơ như đã vẽ hết được không chỉ cảnh lao động miệt mài không nghỉ trong dựng xây đất nước, mà còn cho thấy tinh thần vượt khó, bình nguy của nhân dân trước những gian nan của việc xây dựng cơ đồ.
Ngoài đề tài, chủ yếu nói về kháng chiến, kiến quốc đó, khi thể hiện con người trong thơ, Tố Hữu cũng nhờ vào sự khái quát các hình ảnh biểu tượng mà khắc họa, trong đó nổi bật là người chiến sĩ vệ quốc thời chống Pháp, tinh thần đấu tranh được ví như nhiệt nóng nung của "lửa sắt":
Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt
74
Những chiến sĩ anh hùng trong chiến dịch Điện Biên lịch sử đó chính là những tấm gương ngời sáng mà tên tuổi các anh còn vọng mãi ngàn năm. Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện…những tấm gương ấy không thể nào phai mờ trong ký ức, mãi mãi sống với thời gian, sống với những vần thơ và cùng với những bài ca bất hủ.
Đến thời chống Mỹ, ta gặp lại ở đây một cái tên khác nhưng cũng là từ những anh Vệ quốc đoàn năm xưa đó là anh Giải phóng quân:
Sống hiên ngang bất khuất ở trên đời Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi
Một giây ná, một cây chông cũng tiến công giặc Mỹ
(Bài ca xuân 68 )
Thật hào hùng thay! Chúng ta gặp rất nhiều những hình tượng nhân vật mang tính sử thi, và để nâng tầm họ lên sáng chói hơn nữa, ta thấy họ luôn gắn với "lửa", như anh Trỗi, Nguyễn Văn Trỗi, Tố Hữu viết:
Và tay Anh giật phắt mảnh băng đen Anh muốn thiêu, bằng mắt, lũ đê hèn Với cái chết, Anh muốn nhìn giáp mặt Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt!
(Hãy nhớ lấy lời tôi)
Ánh nhìn của anh như ngọn lửa thiêu đốt quân giặc, một ngọn lửa căm hờn, tranh đấu không thể tắt. Điều này dẫn ta nhớ tới một nữ chiến sĩ anh hùng, chị Trần Thị Lý, là một hình ảnh có thật, đã trở thành biểu tượng của "Người con gái Việt Nam" được lý tưởng hóa thành như một thiên thần, và cũng gắn với biểu tượng lửa với ý nghĩa về sức mạnh, ý chí bất diệt:
Em là ai?Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông Thịt da em hay là sắt là đồng?
75
Ta còn gặp người anh hùng Nguyễn Chí Thanh trong Một con người
cũng được hiên lên qua biểu tượng "lửa":
Hai con mắt đỏ, bừng như lửa Cái miệng cười tươi sáng dặm dài... (Một con người)
"Lửa", đó là nhiệt huyết, là ánh sáng, là sức mạnh thiêu đốt, sự bất diệt hầu hết gắn với nhân vật anh hùng, từ thời xa xưa đã vậy, mà cho đến nay, Tố Hữu như vẫn thấy điều đó hiển linh:
Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!
(Theo chân Bác) Để rồi thời nay:
Không, không phải thiên thần Bước chân hài bảy dặm
Vẫn là Anh, Anh giải phóng quân
Vẫn đôi dép cao su, đánh giặc suốt ba mươi năm, lội khắp sông sâu rừng thẳm. Thuở anh đi, sắc nhọn ngọn tầm vông
Giản dị như chàng trai làng Gióng
Vũ khí, chính là Anh, lòng yêu thương mênh mông Vũ khí, chính là Anh,lửa căm hờn nóng bỏng
(Toàn thắng về ta)
Nói về những con người thời đại như thế, giọng thơ hào hùng, có tính chất ngợi ca, mang âm hưởng anh hùng ca rõ nét, đặc biệt ở cuộc kháng chiến chống Mĩ, hình ảnh người chiến sĩ được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa.Và do đó, mỗi một mẫu gốc lại mang thêm ý nghĩa tượng trưng cho những điều trừu tượng, lớn lao, kì vĩ.