Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Vấn đề xử lý và sử dụng nguồn thông tin của độc giả trên báo in (Trang 79)

7. Kết cấu của luận văn

3.4. Các giải pháp khác

Về nội dung: Báo Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong cần tăng cường những bài viết có sự phân tích sâu sắc, có tính phản biện cao, những bài viết đi sâu vào cuộc sống thường nhật của người dân và hạn chế những bài viết mang nặng tính tuyên truyền. Những bài viết thuộc mảng bạn đọc chỉ có thể

đạt hiệu quả, thu hút độc giả nếu nó được đặt trong các mối quan hệ về lợi ích với người đọc.

Trong quá trình xử lý tin, bài, người làm công tác bạn đọc cần chú trọng hơn đến yếu tố con người nhằm đem lại sức sống cho tác phẩm báo chí. Những bài viết từ nguồn thông tin của độc giả chỉ có thể đạt hiệu quả, thu hút độc giả nếu nó được đặt trong các mối quan hệ về lợi ích với người đọc.

Về hình thức trình bày: Các bài viết trên trang bạn đọc cần sử dụng nhiều ảnh hơn, tránh sự nhàm chán khi mà mỗi trang báo độc giả cầm lên đọc chỉ thấy dày đặc chữ, không có ảnh kèm theo. Đồng thời, tùy từng bài viết cần sử dụng thêm ngôn ngữ phi văn tự nhất là biểu đồ, đồ thị… Thông tin bên lề cũng cần được phát huy triệt để hơn dưới dạng hộp dữ liệu. Những yếu tố đó khiến tác phẩm báo chí trở nên hấp dẫn hơn với độc giả.

Tòa soạn báo cần tích cực tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía độc giả để tạo nên tính hai chiều trong quá trình truyền thông. Đồng thời qua đó mỗi tòa soạn cũng nắm bắt được những mong muốn, nhu cầu của độc giả để có sự thay đổi phù hợp.

Tiểu kết chương 3

Xử lý thông tin là công việc gắn bó hàng ngày, hàng giờ với tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Sự vận động liên tục của sự kiện, những tin tức đòi hỏi phải có tính mới khiến việc xử lý thông tin, nếu không được xây dựng theo một quy trình mang tính khoa học, thì sẽ kéo theo cả một cỗ máy cơ quan báo chí vận hành không hiệu quả. Khi nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng thay đổi và ngày càng nâng cao, việc cải tiến quy trình xử lý thông tin nói chung tại các tòa soạn báo chí và việc xử lý nguồn thông tin của độc giả nói riêng tại tòa soạn báo in ngày càng đặt ra như một yêu cầu bức thiết.

Tương tác qua lại giữa công chúng và tòa soạn qua kênh thông tin phản hồi là một yếu tố quan trọng thể hiện hiệu quả truyền thông đồng thời tạo cơ sở để tòa soạn điều chỉnh nội dung, hình thức thông tin theo chiều hướng tăng cường chất lượng. Mặt khác, tính tương tác cũng là sợi dây liên kết chặt chẽ công chúng với tờ báo, với bài báo, thậm chí với mỗi nhà báo.

Những kiến nghị và đề xuất đưa ra nhằm giúp báo Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong tham khảo để từ đó có cách tiếp cận mới, thu hút được đông đảo độc giả hơn, tạo cơ sở để họ cung cấp những nguồn thông tin có giá trị hơn. Hi vọng lụân văn này sẽ góp một phần nào đó giúp ba tờ báo trên có những điều chỉnh phù hợp hơn.

KẾT LUẬN

Thông tin độc giả là bộ phận quan trọng của hệ thống thông tin báo chí và nhìn chung ở nước ta khi điều kiện kinh tế, xã xội có những sự thay đổi thì nguồn thông tin của độc giả ngày càng đa dạng và phong phú hơn, giữ vị trí, vai trò quan trọng đối với mỗi tờ báo.

Trong thời kì hội nhập và phát triển hiện nay báo Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần, những người làm báo tại ba tòa soạn báo trên đã, đang và sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, nhanh chóng vươn lên là một trong những tờ báo khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong lòng độc giả ở trong và ngoài nước.

Cùng với những nguồn thông tin khác, nguồn thông tin của độc giả đã được cụ thể hoá với những thông tin đa dạng, chính xác phản ánh về mọi mặt của đời sống đã góp phần tạo nên tạo nên bức tranh tổng quan hiện thực đời sống.

Bằng việc khảo sát vấn đề xử lý và sử dụng nguồn thông tin của độc giả trên báo in Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong, chúng tôi nhận thấy những thông tin đó được phản ánh một cách đa chiều, dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi tờ báo ngày càng chú ý nâng cao chất lượng xử lý và hiệu quả sử dụng nguồn thông tin của độc giả. Đặc biệt qua kênh thông tin độc giả gửi tới, đã phát hiện được nhiều vấn đề tồn tại và nảy sinh trong xã hội, nhiều tin, bài đã có tác động đến tâm lý tiếp nhận của độc giả và tính định hướng xã hội cao. Tùy vào từng thời điểm khác nhau, mỗi báo đã có những cách đề cập, khai thác chuyên sâu về thông tin độc giả gửi tới, tiến hành điều tra thực hiện bài viết, góp phần gióng lên hồi chuông về những hành vi, những vụ việc vi phạm pháp luật có ảnh hưởng thiết thân đến quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người dân, đến sự quản lý của Nhà Nước, sự lãnh đạo của Đảng.

Bên cạnh đó, có thể nhận thấy từ thông tin độc giả gửi tới được thể hiện thông qua các tin, bài cụ thể đã thể tính phản biện rất cao, sự nhận định của các chuyên gia, số liệu sinh động, xác thực đã góp phần cho tính tương tác giữa tòa soạn và độc giả. Nhờ đó mà độc giả hiểu rõ hơn về những vấn đề, vụ việc.

Mặt khác, với quy trình xử lý nguồn thông tin của độc giả trên báo Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong góp phần tạo kinh nghiệm làm báo quý báu, là những chuẩn mực nghề nghiệp đối với những ai đam mê, chuyên theo dõi mảng bạn đọc. Và đương nhiên nó sẽ rất hữu ích đối với những phóng viên trẻ, những sinh viên báo chí...

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến: các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu, tầm quan trọng của việc xử lý nguồn thông tin độc giả tại tòa soạn báo in, thực trạng xử lý nguồn thông tin của độc giả và vấn đề sử dụng nguồn thông tin của độc giả qua việc xây dựng tính tương tác giữa tòa soạn và độc giả. Từ những vấn đề khảo sát, nghiên cứu cụ thể trên, chúng tôi đưa ra những nhận xét về ưu, nhược điểm và một số đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng xử lý và sử dụng nguồn thông tin của độc giả trên báo in.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, cộng với trình độ còn hạn chế, trong nội dung của luận văn này chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này một cách sâu sắc, kỹ lưỡng hơn trong một dịp khác. Chúng tôi cũng hy vọng những hướng nghiên cứu về vấn đề xử lý và sử dụng nguồn thông tin của độc giả trên báo in sẽ tiếp tục được quan tâm nghiên cứu nhằm đem lại sự phong phú của hệ thống lý luận về các hoạt động nghiệp vụ của những người làm công tác bạn đọc nói chung và những người làm công tác bạn đọc tại tòa soạn báo in nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Đức Dũng (2004), Viết báo như thế nào?, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội

2. Đức Dũng (2004), 100 câu hỏi về cách viết báo, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội

3. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội

4. Nguyễn Văn Dững (2006), Tác phẩm báo chí, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội

5. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính chung và phong cách, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

6. Trần Dzĩ Hạ (2005), Thuật làm báo, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 7. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội

8. Nguyễn Quang Hòa (2002), Phóng viên và tòa soạn, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội

9. Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

10. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ Báo chí - truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

11. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của toà soạn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

12. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

13. Hà Thu Hương (2002), Đặc điểm công chúng độc giả báo internet Việt Nam, Luận văn thạc sĩ,Học viện Báo chí và Tuyên truyền

14. Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) (2005), Thể loại báo chí, Nxb Đại học quốc gia TP.HCM, TP.HCM.

15. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1989

16. Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí Cách mạng (2004), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Hoàng Lê Minh và nhóm cộng sự (2005), Nghề phóng viên, Nxb Lao động, Hà Nội.

18. Mai Quỳnh Nam (2001), Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

19. Trần Thị Thu Nga (2001), Đầu đề tác phẩm báo chí, Luận văn thạc sĩ, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

20. Trần Thị Thu Nga (2007), Đầu đề tác phẩm báo chí trên báo in Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

21. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2005), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 22. Hoàng Phê (chủ biên) (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

23. Trần Quang (2004), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

24. Trần Quang (2005), Kỹ thuật viết tin, Nxb Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

25. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2007, tái bản), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 26. Tạ Ngọc Tấn - Nguyễn Tấn Hài (1995), Tác phẩm báo chí, tập 1, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

28. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

29. Nguyễn Quý Thanh (2008), Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

30. Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

31. Hữu Thọ (2000), Công việc của người viết báo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

32. Nguyễn Thị Thoa (2007), Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam, năm 2007

33. Nguyễn Thị Thoa – Đức Dũng (chủ biên) (2005), Phóng sự báo chí, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội

34. Vũ Duy Thông (chủ biên) (2004), Mác - Ang ghen - Lênin - Hồ Chí Minh bàn về báo chí xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

35. Kim Thúy, Tạp chí Người làm báo, số 12/2000, tr. 43-44

Tài liệu nước ngoài dịch ra tiếng Việt

36. Lô-íc Éc-vu-ê, người dịch Lê Hồng Quang (1999), Viết cho độc giả, Hội nhà báo Việt Nam xuất bản, Hà Nội

37. Jean, Luc Martin, Lagardette, người dịch Lê Tiến (2004): Hướng dẫn cách viết báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội

38. Philippe Gaillard, người dịch Nguyễn Văn Đóa (2004), Nghề làm báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội

39. Line Ross, người dịch Ngọc Kha – Hạnh Ngân (2004), Nghệ thuật thông tin, Nxb Thông tấn, Hà Nội

40. The Missouri Group, bản tiếng Việt (2007), Nhà báo hiện đại, Nxb trẻ, TP.HCM, TP.HCM

PDF Merger

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please

register your program!

Go to Purchase Now>>

 Merge multiple PDF files into one

 Select page range of PDF to merge

 Select specific page(s) to merge

Một phần của tài liệu Vấn đề xử lý và sử dụng nguồn thông tin của độc giả trên báo in (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)