Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm công tác

Một phần của tài liệu Vấn đề xử lý và sử dụng nguồn thông tin của độc giả trên báo in (Trang 74)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm công tác

đường dây nóng”, “Bạn đọc viết”..

Thứ năm, nguồn thông tin của độc giả dù đã hướng đến sự phong phú, đa dạng nhưng mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu thông tin của xã hội. Cuộc sống luôn biến đổi không ngừng, công chúng thì ngày càng đòi hỏi thông tin sâu hơn và rộng hơn. Phóng viên nên tạo cho mình một phong cách riêng khi khai thác và xử lý thông tin, xây dựng tác phẩm.

Thứ sáu, trang Bạn đọc của báo Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong dần đổi mới nội dung thông tin, hình thức thể hiện, khai thác triệt để tính tương tác và những ưu thế khác của báo in... nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng khắt khe của công chúng.

3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm công tác bạn đọc bạn đọc

Các cơ quan báo chí cần xây dựng đội ngũ phóng viên và biên tập viên mảng bạn đọc giỏi về nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao. Muốn vậy cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo điều kiện cho phóng viên tham gia những lớp nghiệp vụ chuyên môn về các lĩnh vực đang theo dõi. Theo tổng kết của các phóng viên Ban Bạn đọc tại báo Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong, số lượng đơn, thư khiếu nại, tố cáo chiếm một phần lớn trong số các đơn, thư bạn đọc gửi đến. Nhưng một số phóng viên của toà soạn do kiến thức về pháp luật còn hạn chế nên khá lúng túng trong việc xem xét, giải quyết đơn. Bởi vậy, đòi hỏi toà soạn, Ban Bạn đọc xây dựng đội ngũ phóng viên có vốn hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là luật khiếu nại, tố cáo. Để đảm bảo tính khách quan, chân thật của báo chí, người làm báo phải hi sinh,

chịu đựng, dũng cảm, nhiều khi phải chịu sự trả thù, trả giá đắt, hoặc phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống vật chất hoặc bị trù dập, thành kiến…Lòng dũng cảm và đức hy sinh đó, giúp nhà báo vượt qua khó khăn, cản trở, giữ vững phẩm chất trung thực vì sự công bằng, lẽ phải.

Đồng thời, các cơ quan báo chí nên bổ sung lực lượng phóng viên có năng lực, có tâm huyết với công tác bạn đọc, họ là những người tinh tế, nhạy bén trong nắm bắt tâm lý của độc giả. Điều đặc biệt quan trọng, phóng viên làm công tác điều tra qua thư bạn đọc phải được đào tạo chuyên ngành Luật. Trong việc nhận đơn, thư của nhân dân gửi đến người làm công tác bạn đọc phải sáng suốt nhìn nhận, làm đúng nguyên tắc không thể theo cảm tính.

Do đó, mỗi tòa soạn cần lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại giúp phóng viên tránh được tình trạng chủ quan, tự hài lòng với mình. Nhà nước cần dành một khoản ngân sách nhất định cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà báo, đây là sự hỗ trợ cần thiết cho nhu cầu thông tin của cá nhân, tổ chức và cả xã hội.

Những người làm công tác bạn đọc đòi hỏi có kiến thức rộng. Chính vì vậy, phóng viên muốn hiểu đúng, hiểu sâu về các thông tin phản ánh sai sự thật, xuyên tạc, các hồ sơ vụ án, những thông tin trái chiều... độc giả gửi đến thì phóng viên phải có tầm nhìn sâu rộng, óc quan sát, có kỹ năng xử lý thông tin, biên tập.... Đây là kiến thức có tính cơ sở cho mỗi phóng viên Ban Bạn đọc để có cái nhìn khách quan, đánh giá đúng bản chất của sự kiện, hiện tượng. Những kiến thức này phải được củng cố, trau dồi thường xuyên thành một khối kiến thức và kinh nghiệm sống động về các vấn đề bạn đọc của phóng viên.

Phóng viên Ban Bạn đọc tự trau dồi kiến thức, kỹ năng trong quá trình tác nghiệp: kỹ năng tiếp cận nguồn tin và phân tích những thông điệp truyền

tác phẩm… Việc tiếp cận và sử dụng thông tin cần phải được cải thiện để các nhà báo bớt phụ thuộc vào những nguồn tin có thể làm cho họ bị lạc hướng hoặc có thông tin sai lệch một cách cố tình (hoặc theo một cách nào đó), để họ có thể nhận định một cách dễ dàng hơn về tính chính xác, tin cậy của thông tin do các nguồn độc giả cung cấp.

Vấn đề rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của báo chí và phóng viên Ban Bạn đọc cần được quan tâm, sao cho mỗi chữ viết, mỗi lời nói phải thể hiện một tư tưởng, một ước nguyện của độc giả. Từ đó càng đòi hỏi cao hơn ở đó đạo đức và trách nhiệm của phóng viên nói chung và phóng viên Ban Bạn đọc nói riêng. Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội trở thành thước đo và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động truyền thông.

Thời gian qua vi phạm đạo đức báo chí, lạm dụng nghề nghiệp để hưởng lợi, trục lợi bất chính ngày càng nhiều. Nghiệp vụ và tiêu chuẩn đạo đức nghề báo cần phải nâng cao để tạo điều kiện đưa tin có chất lượng cao hơn. Nếu chất lượng được cải thiện thì sẽ bớt đi những mối lo ngại về việc báo chí có thể ám chỉ sai hoặc làm tổn hại đến uy tín của những cán bộ, công chức chí công vô tư, đồng thời sự phản đối việc đưa tin về tham nhũng, tranh chấp đất đai, tranh chấp quyền lợi của người lao động trên báo chí cũng sẽ giảm đi.

Mặt khác cần tăng cường tính đối thoại giữa phóng viên Ban Bạn đọc với xã hội, kinh tế bằng cách thông tin về những vấn đề thời sự đang được cả xã hội quan tâm, trăn trở nghĩ suy, tìm cách tháo gỡ để phát triển hài hòa, vững chắc. Trước hết phóng viên quan sát, phát hiện, chọn lọc và phản ánh thật nhanh nhạy những vấn đề luôn nảy sinh trong xã hội hàng ngày, mỗi nhà báo phải có “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”. Người làm báo phải xuất phát từ

tinh thần dân chủ, phải thông tin vì quyền lợi dân chúng, phải đại diện cho công chúng báo chí. Tính nhân dân của báo chí thể hiện mối quan hệ giữa báo chí với đông đảo tầng lớp nhân dân. Báo chí ra đời và mục đích hoạt động của báo chí bắt đầu từ nhu cầu thông tin, giao tiếp của con người. Báo chí thông tin và phản ánh toàn diện đời sống xã hội. Đề tài báo chí, nguồn thông tin báo chí bắt nguồn từ hoạt động của con người. Quần chúng đông đảo là người thưởng thức, tiêu thụ sản phẩm báo chí. Tính chất đại chúng, tính nhân dân thể hiện từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của hoạt động báo chí.

Tại báo Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong hoạt động tương tác giữa tòa soạn báo và bạn đọc diễn ra liên tục và có hiệu quả. Số lượng đơn, thư phản ánh, khiếu nại của nhân dân gửi đến phòng bạn đọc và công tác phòng bạn đọc cho thấy các cơ quan báo chí đã rất quan tâm và chú trọng đến công tác này. Cơ quan báo chí, ngoài việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình còn là nơi tiếp dân, bảo vệ cái đúng, đấu tranh cho sự công bằng, phê phán cái sai nên những người làm công tác bạn đọc phần nào còn là những người xem xét, thẩm định sự việc như một quan toà. Tuy nhiên, các toà soạn đều gặp một thực tế rất khó giải quyết, đó là lượng đơn, thư chuyển đến hàng ngày tại cơ quan báo chí rất nhiều, vượt quá khả năng giải quyết của phòng bạn đọc. Vì vậy, có những đơn, thư có nội dung không rõ ràng, thiếu chứng cứ cụ thể hoặc thiếu tinh thần xây dựng chưa thể giải quyết được.

Thêm vào đó, hạn chế lớn nhất của báo in là lượng đơn, thư nhiều mà diện tích trang báo giới hạn, số phóng viên phòng bạn đọc có hạn. Thư bạn đọc có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với báo chí vì bạn đọc có quyền ủng hộ hay phản bác lại những bài đăng trên báo chí. Công chúng là những người phán xử công bằng nhất nên thư bạn đọc luôn chứa đựng những nội dung hết sức thiết thực, hữu ích.

Mỗi báo cũng cần đầu tư về hình thức thể hiện thông tin của bạn đọc sao cho phù hợp. Thực tế cho thấy đa số tác phẩm phải phản ánh chủ yếu theo đơn, thư bạn đọc, song cũng cần sự hấp dẫn, sinh động về ngôn từ, bố cục tác phẩm phải thu hút được sự chú ý của độc giả theo kịch tính nào đó. Hơn nữa, thể loại bài viết được Ban Bạn đọc các báo sử dụng chưa phong phú. Chủ yếu là các dạng bài điều tra, phản ánh…

Hiện nay, số lượng đơn, thư của bạn đọc gửi đến toà soạn nhiều, chưa kể đến các hình thức thông tin khác như đến trực tiếp, gọi đến đường dây nóng, điện thoại cầm tay của phóng viên,... Ban Bạn đọc cần có nơi chia sẻ bớt những vụ việc liên quan đến cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền giải quyết. Với những đơn, thư không thể đến trực tiếp địa bàn để xem xét, xác minh và viết bài, các cán bộ phóng viên của báo có thể chuyển công văn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo luật Báo chí. Nếu qua thời hạn giải quyết mà cơ quan chức năng chưa có trả lời, toà soạn sẽ có công văn nhắc nhở và đăng nội dung thông tin nhắc nhở trên báo.

Sau mỗi bài báo điều tra được đăng, toà soạn có công văn gửi đến cơ quan có thẩm quyền, gửi kèm bài báo đó đề nghị trả lời rõ ràng đúng – sai và cách giải quyết để toà soạn có kết quả trả lời bạn đọc.

Một phần của tài liệu Vấn đề xử lý và sử dụng nguồn thông tin của độc giả trên báo in (Trang 74)