Quy trình xử lý nguồn thông tin của độc giả

Một phần của tài liệu Vấn đề xử lý và sử dụng nguồn thông tin của độc giả trên báo in (Trang 32)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Quy trình xử lý nguồn thông tin của độc giả

Quy trình xử lý nguồn thông tin của độc giả chính là việc thực hiện những thao tác xử lý thông tin để sáng tạo nên tác phẩm báo chí hoàn chỉnh. Với đề tài luận văn “Vấn đề xử lý và sử dụng nguồn thông tin của độc giả trên báo in” thì xử lý nguồn thông tin của độc giả là nhiệm vụ của những người làm công tác bạn đọc tại tòa soạn báo. Đây là vấn đề đáng quan tâm nhất đối với mỗi nhà báo khi thực hiện nhiệm vụ của một phóng viên tiếp nhận nguồn thông tin từ phía độc giả.

Quá trình xử lý thông tin để xây dựng nên tác phẩm báo chí cũng trải qua những giai đoạn giống như quá trình sản xuất của cải, vật chất. Tuy nhiên, báo chí là sản phẩm hàng hóa đặc biệt, cho nên việc xử lý nguồn thông tin của độc giả để xây dựng nên tác phẩm báo chí không hoàn toàn giống với việc sản xuất vật chất. Nếu như quy trình sản xuất vật chất bao gồm ba yếu tố: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động thì đối với lao động báo chí, do tính linh hoạt của các thể loại và đề tài quy định, nên sự hình thành tác phẩm báo chí có nhiều vấn đề khác với sản xuất vật chất. Tuy vậy, trong sáng tạo tác phẩm báo chí, dù đặc điểm thể loại khác nhau nhưng quá trình hình thành tác phẩm vẫn có những nét tương đồng.

Yêu cầu đặt ra về mặt thông tin của trang bạn đọc báo Nhân Dân, Tiền Phong, Lao Động là thông tin phản ánh mọi mặt từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… Tuy nhiên, trong quá trình xử lý nguồn thông tin của độc giả để xây dựng nên tác phẩm báo chí hoàn chỉnh, tòa soạn vẫn chú trọng những thông tin có tác động dư luận xã hội mạnh mẽ, được công chúng đặc biệt quan tâm ưu tiên đưa nhanh, cụ thể và nhiều hơn.

Dù mỗi tờ báo có các quy tắc riêng trong quá trình tiếp nhận và xử lý nguồn thông tin của độc giả nhưng nhìn chung trong quá trình khảo sát về quy

trình xử lý nguồn thông tin của độc giả trên báo in Nhân Dân, Tiền Phong, Lao Động, người viết nhận thấy đều có chung các bước xử lý thông tin như sau: Tiếp nhận nguồn thông tin; xử lý nguồn thông tin và hình thành tác phẩm; Trưởng ban chuyên trách sẽ là người duyệt tin, bài đầu tiên, biên tập một bước rồi chuyển lên cho Ban Biên tập; Ban Biên tập sẽ biên tập lại các tin, bài đó, soát lỗi, loại bỏ những thông tin không cần thiết rồi chuyển sang cho Ban Thư ký tòa soạn; Ban Thư ký tòa soạn đọc lại tin, bài lần cuối, xem lại mọi vấn đề, nếu không có vấn đề gì thì sẽ đưa tin, bài đó duyệt lên trang.

Theo đó, nhiệm vụ của Ban Bạn đọc trước hết là tiếp nhận và đọc tất cả thư của độc giả gửi tới để phân loại yêu cầu bạn đọc. Thư độc giả có thể chia ra làm ba loại như: Thứ nhất là thư phản ánh tình hình thực tế ở địa phương, cơ sở; thứ hai là thư hỏi về các vấn đề trong cuộc sống; thứ ba là thư là tin, bài, tranh, ảnh, thơ, truyện… của bạn đọc gửi đăng báo…

2.1.2.1. Lựa chọn nguồn tin

Thời gian qua, hoạt động báo chí Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, tuy mới chỉ là bước đầu nhưng hết sức có ý nghĩa. Điều đó khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ đối với lĩnh vực này; tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về báo chí ngày càng được nâng cao hơn.

Báo chí không ngừng phát triển, xứng đáng là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng. Theo Bộ Thông tin Truyền thông cho biết, đến hết năm 2009 cả nước ta có 706 cơ quan báo chí, trong đó có 178 báo in, 582 tạp chí, một hãng thông tấn quốc gia, 2 đài phát thanh, truyền hình quốc gia, một đài truyền hình của Ngành, 63 đài phát thanh, truyền hình thành phố, 500 đài truyền thanh, phát lại truyền hình cấp huyện. 21 báo điện tử, 160

tử phát triển mạnh, có sức thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày không chỉ ở trong nước mà trên toàn thế giới.

Báo chí tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của mình trong đời sống xã hội. Báo chí thực hiện tốt hơn vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân.

Báo chí tích cực tuyên truyền, cổ vũ phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra trong năm. Báo chí tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật, nhất là quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy đã đạt được thắng lợi bước đầu rất đáng khích lệ.

Báo chí đã tích cực tham gia công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, đặc biệt là trên truyền hình, phát thanh, báo điện tử trên mạng In-tơ-nét đã góp phần quan trọng đưa thông tin Việt Nam ra với bạn bè quốc tế và giúp bạn bè quốc tế ngày càng hiểu rõ hơn về đất nước, con người và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.

Báo chí là công cụ tích cực đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, các tệ nạn xã hội, đấu tranh phê phán các quan điểm, tư tưởng sai trái của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị, bảo vệ quan điểm, đường lối, cương lĩnh của Đảng.

Với bất kỳ một cơ quan báo chí nào, để có thể xuất bản những ấn phẩm báo chí của mình, yếu tố quan trọng nhất là phải có nguồn thông tin. Với một hệ thống báo chí khá hoàn chỉnh về loại hình và đồ sộ về số lượng như báo chí Việt Nam đã nêu ở trên, để có thể tiếp cận và ghi dấu ấn trong lòng độc giả, mỗi cơ quan báo chí phải tìm ra cho mình một lối đi riêng mà lối đi riêng này thể hiện rất rõ nét trong cách thông tin. Để đảm bảo lượng tin bài đăng tải

trên báo chí, mỗi tờ báo đều phải đặc biệt chú trọng đến nguồn tin, vì nó là yếu tố sống còn của tờ báo.

Theo tác giả Đinh Văn Hường, “tòa soạn tồn tại và hoạt động được là nhờ nguồn tin mới, thường xuyên, liên tục. Các phóng viên phải tiếp xúc với sự kiện, không có sự kiện thì không thể có tin tức” [11, tr.88]. Ngoài các nguồn tin để phóng viên khai thác là văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành Trung ương và cơ sở, các văn bản pháp luật khác; qua các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài; qua hội nghị, hội thảo, mít tinh, triển lãm… và các hoạt động chính trị - xã hội – thể thao – văn hóa khác; qua đi thực tế của phóng viên để phát hiện, tìm hiểu, tiếp xúc trực tiếp với con người, sự kiện phản ánh kịp thời trên báo chí… và nhiều nguồn tin khác… thì đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên và nhân dân nói chung là một nguồn tin sống động của báo chí.

“Sự thu thập và kiểm tra thông tin là thời điểm đầu tiên và cơ sở của việc làm báo. Đó là vấn đề để mình tìm hiểu tin tức để sau đó có thể thông báo tin tức, là vấn đề biết để làm cho người khác biết” [39, tr.17-18 ]. Tùy vào đối tượng công chúng, mục đích, nhiệm vụ tuyên truyền, mỗi tờ báo sẽ có sự lựa chọn nguồn thông tin sao cho phù hợp. Theo đó, nguồn thông tin từ độc giả (cộng tác viên, thông tin viên) - một trong những nguồn tin của báo chí cũng được lựa chọn sao cho tương thích với mục đích, tôn chỉ của mỗi cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chí không chỉ lấy những nguồn tin chính thống từ tin tức của các hãng thông tấn trong nước và nước ngoài làm nguồn tin chính mà còn dựa vào các mối quan hệ, gắn bó của tờ báo với các tổ chức, chính quyền, cơ sở, độc giả… để khai thác thông tin mà tòa soạn báo mong muốn.

Ngoài khía cạnh quan hệ, hợp tác, theo luật định, các tổ chức, cơ quan chính quyền cũng có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin cho báo chí. Nhưng đôi khi, có những thông tin nằm ngoài luồng đó. Phóng viên tình cờ nắm bắt được nó qua mối quan hệ riêng và nó thường là những thông tin chưa chính thức hoặc không công khai. Những thông tin này luôn hấp dẫn đối với các tờ báo, tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác khi đăng tải thông tin, mỗi cơ quan báo in cũng không dám mạo hiểm với uy tín và chất lượng của mình bằng những thông tin này nếu nó chưa được thẩm tra kỹ, chưa có căn cứ đầy đủ.

Căn cứ vào tiêu chí của tờ báo, các phóng viên sẽ bắt tay vào lựa chọn nguồn thông tin của độc giả và hình thành nên bài viết. Những bài viết này sau khi được biên tập, gọt giũa lại sẽ được đăng tải trên báo in, khi đó công chúng được tiếp cận và thưởng thức những sản phẩm báo chí hoàn chỉnh. Để có những tin, bài đến với công chúng, các phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn… của mỗi cơ quan báo in đã phải có quá trình làm việc nghiêm túc, sáng tạo ngay từ đầu.

Khi các phóng viên đã tập hợp được nguồn thông tin của độc giả thì cần phải giới thiệu những tin tức đó cho công chúng biết. Tuy nhiên, để đến được giai đoạn này, phóng viên đã phải nắm bắt được tối đa thông tin, chỉ còn chuẩn bị bắt tay vào việc xử lý thông tin, thực hiện thông điệp, tức là chuyển những nguồn nguyên liệu thô – những thông tin đã tập hợp – thành các bài báo rồi tập hợp các bài báo đó để đăng tải, đặt vào các trang, các chuyên mục được thiết kế dành riêng cho mảng thông tin bạn đọc.

Người làm báo phải có khả năng nhận biết và tìm ra cơ sở nguồn tin sống và các tư liệu vừa đáng tin cậy đối với các phương tiện truyền thông và công chúng, lại vừa thích hợp với chủ đề đề cập (những người tham gia vào sự kiện, nhân chứng trực tiếp, các chuyên viên đặc nhiệm, tài liệu đích thực

không thể chối cãi)… Người làm báo cần có khả năng thẩm vấn các nguồn tin một cách sao cho hiệu quả, đảm bảo tính chính xác, rõ ràng và đầy đủ.

Thông tin là yếu tố sống còn đối với mỗi tờ báo nhưng không phải thông tin nào mà độc giả cung cấp cũng có thể sử dụng, cũng có thể đăng tải trên báo chí. “Gạn lọc khơi trong” thông tin đầu vào sẽ quyết định tới chất lượng của thông tin kế tiếp sau khi đã được xử lý và tới sản phẩm cuối cùng khi được đăng tải trên báo chí.

2.1.2.2. Chọn chủ đề khi tiếp cận nguồn tin

Line Ross, tác giả cuốn sách Nghệ thuật thông tin, cho rằng: Lựa chọn là sàng lọc và loại bỏ. Trên thực thế, nhà báo không thể không lựa chọn vì mỗi ngày có hàng trăm, hàng nghìn sự kiện, báo chí không thể đưa toàn bộ tình hình thời sự, cho nên phải sàng lọc, phải chịu tình trạng “chưa trọn vẹn”. Hàng ngày, tin điện và thông cáo, hồ sơ báo chí ùn ùn gửi đến tòa báo, chưa kể nhiều nguồn tin còn chưa đến được tay bộ biên tập, trong khi không gian (khoảng để đăng tin) trên tờ báo có hạn, không thể có chỗ cho mọi thông tin, cho nên không thể không có sự lựa chọn. Lựa chọn chủ đề tức là giới hạn phạm vi để phản ánh trong tác phẩm.

Ví dụ: Trên trang 4 Công đoàn – Bạn đọc của báo Lao Động (ngày 9/5/2008), trong chuyên mục “Điều tra theo thư bạn đọc” có nói về việc chỉ vì trùng tên với một số đối tượng vi phạm khác, khiến 2 lần chị Nguyễn Thị Thẩm ở đội 7, thôn Thanh Lương, Ân Tín, Hoài Ân (Bình Định) bị vu là can phạm của 2 vụ trộm cắp tài sản. Được biết, sau khi nhận được nguồn thông tin từ phía độc giả phản ánh, phóng viên đã lựa chọn chủ đề cho bài viết là“Bình Định: Vì trùng tên, hai lần gặp họa” để giới hạn phạm vi tiến hành điều tra thông tin về sự việc trên nhằm nói lên sự vô trách nhiệm trước sinh

Cuộc sống rộng lớn, có nhiều sự kiện mới, bởi vậy trên cơ sở nguồn thông tin độc giả gửi đến tòa soạn, phóng viên chọn một vấn đề cụ thể, một sự kiện cần thiết để bắt tay vào xử lý thông tin. Khi có một sự kiện cụ thể, phóng viên nghiên cứu, xác định tính thời sự nóng hổi của nó ra sao, xác định giới hạn của vấn đề và ý nghĩa thời sự của bài báo đó đối với công chúng. Việc xác định tính thời sự dựa vào yêu cầu của cơ quan báo chí đối với công chúng. Dựa vào tình hình thực tế để xác định nội dung sao cho phù hợp với mục đích bài báo. “Chủ đề bài báo chính là phần kiến thức của tác giả về sự kiện hay mâu thuẫn cụ thể trong thực tế được ghi lại bằng ngôn ngữ hoặc hình ảnh”.[25, tr.206-207]. Chủ đề bài viết biểu hiện bằng nhận định, phán đoán về một sự kiện cần thông báo cho công chúng. Hoặc có thể là vấn đề nảy sinh trong xã hội cần giải đáp.

Ví dụ: Sau khi báo Tiền Phong phản ánh tình trạng taxi “chặt chém” hành khách ở sân bay Nội Bài, nhiều độc giả đã gửi ý kiến cùng “lên án” tình trạng nêu trên. Xoay quanh ý kiến độc giả gửi tới tòa soạn, phóng viên đã tập hợp ý kiến độc giả xây dựng bài viết với chủ đề “Nhiều bạn đọc bất bình với dịch vụ taxi ở sân bay Nội Bài” (Tiền Phong, số 51, 20/2/2008). Độc giả Richard (richard@marketlink2vn.com), đã gửi lời cảm ơn đến tòa soạn có bài viết phản ánh về dịch vụ taxi ở sân bay Nội Bài và chia sẻ sự bực mình về chất lượng dịch vụ, thái độ người điều xe và lái xe, cùng cách “vòi” thêm tiền trên đường đi. Độc giả Nguyễn Hữu Quốc Chuẩn(quocchuan76@yahoo.com) cũng bày tỏ bất bình trước những lời văng tục của lái xe taxi, trong khi sân bay Nội Bài là sân bay quốc tế mà những chuyện như vậy vẫn cứ tồn tại.

Qua ví dụ và phân tích nêu trên, ta thấy rằng phóng viên lựa chọn khéo léo chủ đề nên những ý kiến độc giả tập trung vào việc nêu bật ý nghĩa chủ đề. Bởi vậy, việc lựa chọn chủ đề là một việc làm quan trọng mang tính sáng tạo cao, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm của người làm báo trước

công chúng. Nếu tinh thần, trách nhiệm, các vấn đề và sự kiện được lựa chọn không chính xác, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của tác phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để có chủ đề mới mẻ, có tính đại chúng, phóng viên phải đến tận nơi có sự kiện, quan sát kỹ từng sự việc, tiếp xúc với nhiều người để thu thập tư liệu và kiểm tra (xác minh) qua nhiều nguồn tin khác nhau. Bất cứ một tờ báo nào cũng cần có đông đảo lực lượng cộng tác viên, lực lượng này chính là người trực tiếp chứng kiến các sự kiện, sự việc diễn ra trên địa bàn, thậm chí được tham gia các hoạt động ở cơ sở. Bởi vậy, đòi hỏi người làm báo nói chung cần phải có kiến thức rộng, có trình độ chuyên môn cao.

Tại tòa soạn báo Nhân Dân, Tiền Phong, Lao Động, sau khi Ban Bạn đọc nhận được thông tin của độc giả sẽ phân chia theo lĩnh vực khác nhau cho các phóng viên theo dõi các mảng: Văn hóa văn nghệ, Kinh tế, Giao thông, Nhà đất, Nội Chính… Ví dụ: Về vấn đề Giao thông sẽ giao cho phóng viên Giao thông tiếp xúc. Phóng viên thuộc lĩnh vực ấy sẽ đọc, nghe, xem, tìm hiểu tóm tắt nội dung trình bày với Trưởng Ban Bạn đọc về nội dung đó.

Một phần của tài liệu Vấn đề xử lý và sử dụng nguồn thông tin của độc giả trên báo in (Trang 32)