Hình thức tương tác trên báo Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong

Một phần của tài liệu Vấn đề xử lý và sử dụng nguồn thông tin của độc giả trên báo in (Trang 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Hình thức tương tác trên báo Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong

2.2.2.1. Thông tin qua đường dây nóng

Đường dây nóng của toà soạn hàng ngày có một phóng viên trực ban, tiếp nhận những ý kiến của độc giả. Phóng viên trực tiếp nghe kể lại sự việc, vụ việc. Với những sự vụ có tính nghiêm trọng, thời sự thì đề nghị công dân viết đơn, thư gửi đến toà soạn bằng văn bản.

Phóng viên sẽ biên tập những bài, tin nào đủ căn cứ có thể đăng được thì sử dụng. Sau đó gửi công văn chuyển đến các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết với những kiến nghị, hoặc đơn thư khiếu nại của công dân theo

Luật báo chí. Đối với những công văn của các cơ quan chức năng gửi đến báo thông báo vụ việc đã được giải quyết, Ban Bạn đọc sẽ viết giấy báo tin cho công dân đó và chuyển qua đường thư tín.

Lãnh đạo Ban sẽ có những hướng giải quyết nhất định, nếu vụ việc có tính thời sự, sẽ cử phóng viên đến tận địa bàn, nơi sự việc xảy ra để tìm hiểu sự việc. Còn với những thông tin đơn giản như vận chuyển gia cầm trái phép, móc trộm tiền, điện thoại di động, đánh bạc, đổ rác thải bừa bãi... phóng viên không cần đến tìm hiểu mà sẽ đăng tin luôn. Những thông tin như vậy thường được đưa vào chuyên mục: “Thông tin nhanh qua đường dây nóng” (Đây là chuyên mục cố định trên trang Bạn đọc của báo Nhân Dân); “Thông tin từ đường dây nóng” (Báo Tiền Phong)…

Ví dụ: Đây là thông tin của độc giả được phóng viên biên tập và đăng trên trang 7 báo Nhân Dân số ra ngày 1/2/2009, chuyên mục “Thông tin nhanh qua đường dây nóng” với những thông tin có nội dung thông báo ngắn gọn được thể hiện trên trang báo như sau:

THÔNG TIN NHANH QUA ĐƯỜNG DÂY NÓNG

 Tình trạng vận chuyển gia cầm trái phép qua địa bàn huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh) có chiều hướng tăng. Khi bị phát hiện, các đối tượng tìm mọi cách tháo chạy.

 Tại khu vực Chùa Đồng, khu Di tích Yên Tử (thị xã Uông Bí, Quảng Ninh), nhiều du khách bị kẻ gian móc trộm tiền, điện thoại di động.  Ở nhiều xã thuộc huyện Tiền Hải (Thái Bình), liên tiếp xảy ra các vụ

trộm cắp xe máy.

 Khu vực Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội), sau khi xuất bến, nhiều xe khách tiếp tục quay vòng đón khách dọc đường, gây mất an toàn giao thông.  Trước cửa Hiệu sách Nhân dân số 1 trên phố Phong Châu, phường

Đoàn Kết (thị xã Lai Châu, Lai Châu) có đống rác thải tự phát, bốc mùi hôi khắp phố.

 Nhiều xe tải chạy qua địa bàn xã Hòa Phú (Hòa Vang, Đà Nẵng) lén lút vận chuyển lâm sản trái phép.

Đề nghị chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan những vụ việc nêu trên chỉ đạo kiểm tra, xử lý hồi âm cho báo để thông tin với bạn đọc.

Trên báo Tiền Phong thông tin qua đường dây nóng được thể hiện trong chuyên mục “Thông tin từ đường dây nóng”. Sau đây là bài viết đã được phóng viên biên tập và đăng trên báo Tiền Phong số ra ngày 9/3/2009:

→ Thông tin từ đường dây nóng

Nổ mìn thiếu an toàn

Kiên Giang (TP) – Những ngày gần đây, Tiền Phong nhận được phản ánh bức xúc của nhiều người ở ấp 4, thị trấn An Thới (Phú Quốc, Kiên Giang) xung quanh việc Công ty TNHH Hương Trường nổ mìn khai thác đá. Ông Nguyễn Văn Hòa nói: “Công ty Hương Trường mỗi lần nổ cả chục quả mìn lớn, làm rung động cả một vùng, đất đá bay loạn xạ. Nhà tôi xây kiên cố mà còn bị rung rinh, nứt cả cầu thang”. Nhà ông Võ Văn Nam bị một hòn đá lớn bay qua mái tôn rơi vào giữa nhà. Công ty Hương Trường nổ mìn khai thác đá còn gây ô nhiễm khu vực nói trên.

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang từng có văn bản yêu cầu xử lý cán bộ tham mưu cho cơ quan chức năng cấp phép khai thác đất đá sai quy định đối với Công ty Hương Trường. Đơn vị này chỉ được hợp đồng thuê đất 4.000m2

, nhưng thực tế khai thác trên 13.000m2

.

Hồng Linh

Đường dây nóng của mỗi báo bao giờ cũng có 2 số điện thoại, một số máy bàn, một số di động. Ưu điểm của đường dây nóng là tính thời sự cao hơn đơn, thư, tin, bài. Khi có sự việc đang xảy ra, độc giả gọi qua đường dây nóng, phóng viên ngay lập tức đến hiện trường tìm hiểu sự việc. Những vụ việc như thế không thể thông báo qua mail, thư, hay các hình thức khác.

Khảo sát tại báo Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong cho thấy, bình quân mỗi ngày, đường dây nóng của toà soạn nhận được 5 – 7 cuộc gọi, một tháng dao động từ 150 đến 200 cuộc gọi qua đường dây nóng của toà soạn. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều thông tin từ các cộng tác viên liên lạc qua điện thoại di động của phóng viên. Đây cũng là một trong những nội dung thường xuyên được người dân phản ánh với Ban Bạn đọc của báo.

2.2.2.2. Qua đường thư tín, công văn

Đây là hình thức tương tác phổ biến nhất của báo in. Nhiều bức thư của bạn đọc được đưa lên báo như những tác phẩm độc lập (“Ý kiến bạn đọc”, “Qua thư bạn đọc”…). Thông thường những bức thư gửi đến báo thường chứa đựng hai mặt: mặt xã hội học, như là sự phản ánh những nhân tố xã hội, và mặt tâm lý xã hội như là biểu hiện tâm lý của độc giả.

Báo Nhân Dân, Tiền Phong, Lao Động ngay từ khi mới thành lập đã có rất nhiều thư, đơn, tin, bài gửi đến qua đường bưu điện. Thông tin từ lãnh đạo Ban Bạn đọc báo Nhân Dân cho thấy có khoảng 70% thư, đơn, tin, bài

Ngoài điện thoại liên hệ với toà soạn, mỗi báo còn có hộp thư điện tử riêng. Ngoài ra, mỗi ban lại có địa chỉ e-mail liên lạc riêng. Đây là cách thức tạo liên kết với độc giả.

2.2.2.3. Trực tiếp phản ánh về cơ quan

Như đã nói ở trên, Ban Bạn đọc có chức năng tiếp nhận và xử lý những thông tin hằng ngày do độc giả đưa đến dưới nhiều hình thức khác nhau như gửi đơn, thư, bài hoặc trực tiếp đến toà soạn trình bày, phản ánh những tâm tư, bức xúc nào đó. Hàng ngày, cán bộ trong ban thay nhau tiếp độc giả đến toà soạn, lắng nghe họ phản ánh tình hình mọi mặt của đời sống xã hội để thu thập thông tin chọn đăng báo, hoặc tìm cách can thiệp giúp đỡ. Trong số đó, có người oan ức thật sự hoặc bị trù dập nhưng cơ quan có trách nhiệm để kéo dài không giải quyết. Cũng có người là thương binh hoặc gia đình chính sách tỏ thái độ công thần, yêu cầu Toà soạn phải giải quyết ngay vụ việc của họ, dù chưa biết họ đúng sai đến đâu. Lại có những độc giả chẳng oan ức gì, chỉ vì bất mãn với vài cá nhân ở địa phương, đơn vị mà làm đơn phản ánh không đúng sự thật. Cũng có lúc độc giả kéo đến Toà soạn cùng lúc vài chục người tỏ vẻ bức xúc, cho việc của mình là quan trọng, đổ lỗi cho cơ quan chức năng mà không nhìn thấy trách nhiệm của họ phải chấp hành đúng chính sách và pháp luật.

Độc giả đến cơ quan báo chí trình bày sự việc, oan ức, tâm tư, nguyện vọng của họ tức là họ tin tưởng vào báo chí, muốn nhờ báo chí can thiệp. Do đó, cán bộ phóng viên, biên tập viên tiếp họ phải có thái độ chu đáo, lịch sự, trân trọng, hoà nhã. Đồng thời còn phải am hiểu chính sách, pháp luật, có khả năng phân tích cho họ những điều họ tưởng mình bị oan mà khiếu kiện, giúp họ bình tĩnh xử lý sự việc, tránh những hành động tiêu cực hoặc manh động khác. Có trường hợp, cán bộ Ban Bạn đọc phải hướng dẫn cho độc giả để họ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gửi đơn đúng “địa chỉ”, tránh gửi lung tung, thư, đơn không đến được các cơ quan chức năng.

Đây cũng là hình thức tương tác giữa độc giả với toà soạn (và ngược lại) khá hiệu quả. Ở bất kỳ toà soạn nào cũng có những độc giả phản hồi hoặc cung cấp thông tin bằng hình thức này. Trình bày vấn đề của mình ở toà soạn, công dân sẽ có thời gian trình bày rõ ràng hơn, trực tiếp đối thoại với phóng viên của toà soạn.

2.2.2.4. Điều tra qua thư bạn đọc

Theo Từ điển tiếng Việt, in năm 1992 của Trung tâm từ điển ngôn ngữ viết: “Điều tra là tìm hiểu, xem xét để biết rõ sự thật”. Như vậy, ta có thể hiểu rằng điều tra là để nhằm phát hiện vấn đề, để thu thập tài liệu và để kiểm tra lại độ chính xác của tư liệu. Nhà báo muốn hoàn thành tốt một tác phẩm báo chí, cần phải làm tốt công tác điều tra. Bác Hồ đã dạy: “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa hiểu rõ..., chớ viết”.

Nếu làm công tác điều tra không tốt có thể dẫn đến tình trạng là số liệu được công bố không chính xác, làm cho bạn đọc hoài nghi, thậm chí mất lòng tin vào tác giả, hoặc dẫn đến những định hướng xã hội sai.

Tác phẩm báo chí thuộc thể loại điều tra được công chúng quan tâm bởi những sự kiện được nêu lên không chỉ mới mà còn được lý giải cặn kẽ, sâu sắc và rõ ràng, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của họ [23, tr.198].

Trong khuôn khổ của luận văn này, người viết chỉ tiến hành khảo sát thể loại bài điều tra qua thư bạn đọc, kết quả cho thấy những bài viết điều tra qua thư bạn đọc xuất hiện trên trang Bạn đọc báo Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong từ những số báo đầu tiên. Trong ba báo chúng tôi chọn khảo sát, thể loại điều tra theo thư bạn đọc xuất hiện nhiều nhất trên báo Lao Động, rồi

đến đời sống, sinh hoạt của người dân như chính sách xã hội, đơn, thư về tranh chấp đất đai, tranh chấp lao động, xây dựng công trình trái phép, mất nước sinh hoạt, ô nhiễm môi trường,...

Những vụ việc lớn, nghiêm trọng, điển hình báo sẽ cử phóng viên điều tra cụ thể, viết thành bài lớn và được thể hiện trong chuyên mục “Điều tra qua thư bạn đọc”(Báo Nhân Dân), “Điều tra theo đơn thư bạn đọc” (Báo Tiền Phong), “Điều tra theo thư bạn đọc” (Báo Lao Động) và những vụ việc này bị mổ xẻ đến cùng, phanh phui trước công luận và giải quyết xong mới thôi.

Ví dụ, sau khi Báo Tiền Phong nhận đơn của một số cán bộ công nhân viên Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Số 5 thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tố cáo sai phạm liên quan đến một số cán bộ lãnh đạo và nhân viên Trung tâm. Phóng viên Ban Bạn đọc đã xác minh và tìm hiểu sự việc. Bài viết: “Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Số V (Hà Nội): Nhiều khuất tất” đăng trên trang Bạn đọc, báo Tiền Phong ngày 4/5/2009, đã nêu rõ

“Lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội thừa nhận có sự buông lỏng quản lý trong quá trình quản lý điều hành tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Số 5”.

Qua bài điều tra trên, độc giả không chỉ được thỏa mãn về lượng thông tin toàn diện, được hiểu cặn kẽ sự việc hợp lý hóa chứng từ thanh toán từ thời điểm 9/2007 đến 5/2008 của Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Số 5 qua nghệ thuật phân tích của tác giả. Đồng thời, độc giả còn nhận được câu trả lời và những kết luận xác đáng về việc “Kết luận thanh tra nêu rõ việc lãnh đạo Trung tâm dùng tiền công quỹ để thuê xe tự lái với quy chế chi tiêu nội bộ chưa thể hiện rõ, không có văn bản xin ý kiến Sở, không có biên bản giao nhận xe và việc giám đốc sử dụng ôtô đưa đi học là không đúng chế độ quy

định!”. Như vậy, vấn đề nóng hổi của bài điều tra đã tạo nên sự hấp dẫn, chú ý đặc biệt của độc giả.

Điều tra qua thư bạn đọc là thể loại đặc biệt quan trọng mang lại hiệu quả xã hội cao, nó xuất phát từ thư độc giả hoặc từ độc giả phản ánh trực tiếp. Cán bộ, phóng viên Ban Bạn đọc (có thể phối hợp với phóng viên các ban khác) tổ chức điều tra, xác minh và viết bài, đăng bài. Sau khi viết, tiếp tục theo dõi phản ứng và có biện pháp xử lý như đăng kết quả xử lý hoặc phản ánh những tiến bộ sau khi mắc khuyết điểm.

Chuyên mục “Điều tra qua thư bạn đọc” trên báo Nhân Dân đề cập đến những vấn đề bức xúc, nóng hổi trong đời sống nhân dân, các bài viết mang hơi thở cuộc sống được độc giả, dư luận quan tâm. Đặc biệt, chuyên mục đi sâu khai thác những vấn đề khiếu nại, tố cáo, đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực, cán bộ thoái hoá biến chất và phản ánh những tâm sự của công dân. Kết quả khảo sát điều tra qua thư bạn đọc trên báo Nhân Dân, Tiền Phong thấp hơn so với báo Lao Động. Từ tháng 1/2009 đến tháng 4/2009, Nhân Dân và báo Tiền Phong mỗi báo có duy nhất một bài viết về điều tra qua thư bạn đọc đó là bài: Cần xử lý nghiêm những sai phạm khi thực hiện dự án (Nhân Dân, 2/4/2009); “Phường bán rẻ đất công, quận đồng tình”

(Tiền Phong, 25/2/2009). Cùng thời gian đó, trên báo Lao Động có 5 bài viết:

“Long An: Bàn thờ liệt sỹ bị đập phá” (đăng ngày 16/1/2009); “Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị: Tiền hậu bất nhất” (đăng ngày 17/3/2009); “Người dân đắng cay chịu trận” (đăng ngày 18/3/2009); “Bất thường trong giao đất ở Tây Ninh” (đăng ngày 3/4/2009); “Quảng Trị: Nhốt chồng rồi dùng vòi rửa ô tô xịt nước…” (đăng ngày 13/4/2009).

chuyên mục luôn thu hút sự quan tâm chú ý của độc giả, trở thành chỗ dựa tin cậy của nhân dân. Có thể nói báo chí đáp ứng một phần lớn nhu cầu dân chủ của nhân dân đồng thời góp phần dân chủ hoá đời sống xã hội.

2.2.2.5. Hồi âm, trả lời bạn đọc

Ngoài những đơn, thư được đăng thì còn một phần rất lớn là gửi công văn chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Bằng việc này, báo chí đã thể hiện được trách nhiệm đối với nhân dân trong việc hỗ trợ giải quyết những vấn đề của mình. Có thể nói, đây là khâu trung gian quan trọng thúc đẩy quá trình giải quyết đơn, thư. Với những đơn, thư đã gửi đến các cơ quan chức năng nhưng chưa có hồi âm sẽ được đăng trên mục “Nhắn tin” hoặc thư riêng gửi đến cho độc giả biết. Mục “Nhắn tin” thường khoảng 1 tháng xuất hiện một lần hoặc lâu hơn thế, tuỳ thuộc vào hồi âm của các cơ quan chức năng. Hơn nữa, theo Luật Báo chí và Luật khiếu nại tố cáo, trong một thời gian nhất định nào đó, nếu cơ quan chức năng chưa có trả lời thì phải nhắn tin nhắc nhở.

Ví dụ: Báo Lao Động, số 21 (25/1/2008) có đăng:

Nhắn tin

Sau gần 2 tháng chuyển đơn thư, tòa soạn chưa nhận được hồi âm của các cơ quan:

UBNDTPHN: Đơn của bà Nguyễn Thị Kim Nhung ở số 6/1 tập thể Cục Cảnh sát kinh tế (ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, Q. Tây Hồ) đề nghị hủy bỏ kết quả thanh tra ngày 24.10.2007 của Thanh tra TPHN và xử lý việc làm không đúng pháp luật của Thanh tra TP trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại của bà.

UBND TP. Thái Bình: Đơn của ông Phạm Vĩnh Mại khiếu nại việc đền bù khi thu hồi đất để xây dựng tuyến nắn đường lên cầu Bo và đề nghị được tái định cư sang phần đất vườn ao liền kề để gia đình ổn định cuộc sống.

UBND tỉnh Bình Dương: Đơn của ông Thân Đức Cường ở số nhà 108 đường Thích Quảng Đức, phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một tố cáo việc thu hồi đất tại rạch Ông Tía, khu phố 6, phường Phú Thọ của gia đình ông đang kinh doanh trại nuôi cá và trồng cây dược liệu để giao cho Công ty Biconsi làm dự án phân lô bán nền có biểu hiện tiêu cực.

Một phần của tài liệu Vấn đề xử lý và sử dụng nguồn thông tin của độc giả trên báo in (Trang 52)