7. Kết cấu của luận văn
3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thông tin độc giả trên báo chí nó
chí nói chung, báo Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong nói riêng
Đối với mỗi cơ quan báo chí, để lập được kế hoạch tuyên truyền, ngoài căn cứ vào nhiệm vụ của cơ quan chủ quản giao, tờ báo phải hiểu bạn đọc của mình muốn gì và cần gì.
“Ở Mỹ, mới đây người ta mới công bố một nghiên cứu về độc giả của báo in cho biết: Trong 30 năm qua, lượng độc giả của báo in giảm dần bởi sự xuất hiện của các hình thức thông tin khác và bởi nhịp độ cuộc sống dồn dập hơn. Có 80% số tờ báo của Mỹ “không chịu thay đổi” trong khi những tờ báo “biết thích nghi” đã thành công trong việc giữ độc giả. Công trình đã đưa ra một số kiến nghị chung như nâng cao chất lượng độc giả, tăng lượng thông tin về địa phương và những bài viết phản ánh đời sống, trình bày trong báo dễ hiểu, chú trọng xây dựng uy tín của báo” [8, tr.149].
Thông tin độc giả có liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và tác động rộng lớn đến mọi đối tượng, mọi ngành. Nên việc nhận thức đúng
đắn về vai trò, vị trí của thông tin độc giả trên báo chí nói chung và báo in nói riêng là rất cần thiết.
Thứ nhất, mỗi cơ quan báo chí cần có chiến lược, kế hoạch cụ thể trong việc đưa thông tin độc giả sao cho đảm báo tính chính xác chân thật, khách quan, công bằng, đáp ứng nhu cầu của công chúng, tránh những thông tin sai sự thật. Bởi khách quan, chân thật là bản chất của báo chí cách mạng. V.I. Lênin đã tổng kết: “Sự thật là sức mạnh của báo chí chúng ta”. Hiệu quả báo chí phụ thuộc vào tính chất khách quan, chân thật của những thông tin mà nó đem đến cho công chúng. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta đòi hỏi báo chí phản ánh mọi hoạt động của đời sống xã hội một cách chân thật, khách quan đúng bản chất.
Báo chí không chỉ có nhiệm vụ truyền bá, phổ biến những quan điểm, tư tưởng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta mà còn có nhiệm vụ phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Chính vì vậy, cơ quan báo chí cần có cơ chế chính sách thu hút độc giả nhằm nâng cao chất lượng và sự đa dạng của nguồn thông tin. Đây là một trong những điều kiện đảm bảo tính khách quan chân thật của báo chí.
Thứ hai, phóng viên, biên tập viên đề cao trách nhiệm hơn nữa trước những tin, bài từ nguồn thông tin độc giả, tuyệt đối tuân thủ một số chuẩn mực báo chí. Ví dụ trong vấn đề thu thập thông tin, Line Ross - tác giả cuốn sách Nghệ thuật thông tin cho rằng: Khi thu thập thông tin, trước hết đã phải hướng tới tính khách quan – trung lập – vô tư. Cần phải nghe mọi tiếng chuông, đeo thử mọi ống kính, để tường thuật một cách hết sức “khách quan”, tức là hết sức trung thực. Muốn vậy, cần phát triển các kỹ thuật và thói quen làm việc: phải dè chừng mọi nguồn tin, nên sử dụng càng nhiều càng tốt
những nguồn mâu thuẫn nhau… Có thể coi sự nhạy bén chính trị trong khi khai thác và xử lý nguồn thông tin của độc giả là một trong những tiêu chí hàng đầu của phóng viên bạn đọc hiện nay.
Thứ ba, duy trì, củng cố mối quan hệ thường xuyên giữa tòa soạn và độc giả để tăng thêm tin, bài trên các chuyên trang, chuyên mục bạn đọc ngày càng hấp dẫn và thiết thực, thông qua hình thức gửi thư; giữa phóng viên với độc giả; tổ chức tọa đàm, hội thảo với độc giả; tổ chức gặp mặt định kỳ giữa tòa soạn với độc giả (trong cả nước; vùng, miền; tỉnh; khu vực). Trong các trao đổi với độc giả, cán bộ Ban Bạn đọc cần khiêm tốn, nên nã. Đây cũng là điểm khác biệt giữa cán bộ Ban Ban đọc với các ban khác. Phóng viên cần duy trì mối quan hệ với độc giả (gặp độc giả khi đi công tác tại xã, huyện, tỉnh, khu dân cư; liên hệ hỏi thăm độc giả “ruột” của báo qua điện thoại…).
Tòa soạn báo tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ về mặt công quyền đối với độc giả. Ví dụ: Chính quyền sở tại tạo điều kiện cho độc giả, giúp đỡ độc giả khai thác thông tin. Mối quan hệ, gắn bó giữa tòa soạn và độc giả có một tầm quan trọng đặc biệt, cho nên với báo in công tác bạn đọc luôn luôn cần được xác định là mặt công tác trọng tâm của bất kì cơ quan báo chí nào. Và mỗi người làm báo phải vững vàng, trung thực, tận tụy, có văn hóa, phải có kinh nghiệm công tác dày dạn, biết sáng tạo và đổi mới phương thức giao lưu với độc giả, làm cho tờ báo gắn bó mật thiết với xã hội, cộng đồng.
Thứ tư, phóng viên cũng cần nhận thức về mối quan hệ tòa soạn và độc giả, luôn bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, luôn đặt các nguồn thông tin độc giả trong mối quan hệ về lợi ích: cá nhân – tổ chức - cộng đồng - quốc gia để xem xét, phân tích, đánh giá trong hoạt động nghề nghiệp của mình nhằm đảm bảo tính nhân dân và dân chủ của báo chí.
Báo chí là công cụ phục vụ lợi ích của quần chúng nhân dân, coi phong trào quần chúng là cơ sở thực tiễn để phản ánh. Để báo chí đi sâu vào quần chúng một cách thiết thực C.Mác nhận định: “Báo chí sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hy vọng và sự lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, nỗi vui và buồn của họ”.
Quan điểm “Báo chí là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức xã hội” để từ đó “báo chí là diễn đàn của nhân dân”, “lấy dân làm gốc”, để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” hoàn toàn phù hợp với thực tế, với quan điểm lịch sử. Sự tham gia tích cực và thường xuyên của đông đảo nhân dân vào các hoạt động báo chí sẽ tiếp nguồn sinh khí, làm thông tin trên báo chí thêm sinh động. Sự tham gia của quần chúng nhân dân làm cho báo chí thực sự trở thành diễn đàn dân chủ để người dân thể hiện tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình, trực tiếp tham gia thảo luận những vấn đề quốc kế dân sinh, thực hiện những quyền dân chủ của công dân trong việc biểu dương những nhân tố tích cực, phê phán các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội cũng như trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế và đoàn thể xã hội.
Quần chúng tham gia với tư cách là cộng tác viên, cung cấp thông tin, trực tiếp làm ra các sản phẩm báo chí với tư cách công chúng (độc giả) đóng góp ý kiến phê bình, kiến nghị về mọi mặt của đời sống xã hội cũng như riêng đối với các hoạt động báo chí. Sự tham gia tích cực của quần chúng làm cho thông tin báo chí trở nên sinh động hơn, nhanh chóng, kịp thời và sát với cuộc sống hơn; thu hút trí tuệ, tài năng sáng tạo của toàn xã hội. Đây là điều kiện để nâng cao tính hấp dẫn, tính trí tuệ của báo chí.
Bởi vậy, để tính nhân dân ngày càng được nâng cao và phát triển, báo Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong cần dựa vào lực lượng cộng tác viên gồm các nhà
người lao động bình thường. Có như vậy, báo chí sẽ mở rộng thu hút chất xám của toàn xã hội, tăng thêm sự gắn bó và uy tín của báo chí trong nhân dân, thông