Sử dụng nguồn thông tin của độc giả qua việc xây dựng tính tương tác

Một phần của tài liệu Vấn đề xử lý và sử dụng nguồn thông tin của độc giả trên báo in (Trang 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Sử dụng nguồn thông tin của độc giả qua việc xây dựng tính tương tác

tác

Cơ quan báo chí tiếp nhận ý kiến độc giả nhằm mục đích để phản ánh trên báo chí, việc xử lý nguồn thông tin của độc giả nhằm mục đích để sử dụng trên báo. Bởi vậy quy trình nhận thông tin → xử lý thông tin → sử dụng trên báo là một quy trình khép kín, nhằm truyền tải thông tin đến công chúng. Chức năng, nhiệm vụ của một tờ báo là thông tin đến công chúng. Mục đích thông tin nhằm tác động thay đổi nhận thức cũng như hành vi của độc giả. Nội dung của một tờ báo là toàn bộ thông tin mà nó đăng tải, nhằm hướng tới đông đảo các đối tượng độc giả khác nhau, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin phong phú đa dạng của công chúng. Mỗi tờ báo luôn cố gắng đăng tải thông tin trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

2.2.1. Vai trò của tương tác trong hoạt động truyền thông

Đối với hoạt động truyền thông, tương tác có nghĩa là mối quan hệ hai hoặc đa chiều giữa người cung cấp và người tiếp nhận thông tin. Theo lý thuyết truyền thông, tương tác qua lại giữa công chúng và tòa soạn qua kênh thông tin phản hồi là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả truyền thông, đồng thời tạo cơ sở để tòa soạn điều chỉnh nội dung, hình thức thông tin theo chiều hướng tăng cường chất lượng. Tính tương tác tạo sự kết nối

chặt chẽ độc giả với tờ báo, với bài báo và với mỗi nhà báo. Tính tương tác đôi khi bị đánh đồng với sự phản hồi trong truyền thông nhưng khái niệm phản hồi chỉ là một trong những khía cạnh của tính tương tác. Nó là khâu quan trọng nhất quyết định khả năng tương tác của một phương tiện truyền thông.

Toà soạn sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin độc giả cung cấp. Tương tác xảy ra khi toà soạn phản hồi lại thông tin của người gửi. Ban Bạn đọc sẽ xem xét vấn đề độc giả cung cấp, nếu nó mang tính xã hội cao, được nhiều người quan tâm, sẽ cử phóng viên đến cơ sở xác minh và triển khai thành tin bài. Mỗi bài viết được đăng, độc giả đều có thể gửi phản hồi về toà soạn. Sau bài viết, độc giả có thể phản hồi lại. Nội dung phản hồi có thể đồng tình hoặc phản đối. Điều đó thể hiện tính chủ động trong việc tiếp nhận thông tin của công chúng.

Hoạt động tương tác đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông. Claude Shannon đã đưa ra một mô hình truyền thông như sau:

Mô hình truyền thông hai chiều của Shannon nhấn mạnh đến vai trò của thông tin phản hồi từ đối tượng tiếp nhận. Nó thể hiện rõ tính tương tác, bình đẳng cũng như sự chuyển đổi giữa chủ thể và khách thể truyền thông. Đồng thời nó cũng chú ý đến hiệu quả truyền thông. Nó đã khắc phục được

Phản hồi

hoá

Thông điệp Giải

Nơi nhận

nhược điểm của mô hình truyền thông một chiều (thụ động, phản hồi chậm, khả năng tương tác kém, thiếu bình đẳng công bằng…).

Theo mô hình trên quá trình truyền thông chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu tiên - nguồn (source) có thể là một người, một tổ chức, một cơ quan chuyển một thông điệp cho một đối tượng trong đó chứa đựng những thông tin mã hoá (encode). Thông điệp (message), là những thông tin thực sự được chuyển theo một mạch truyền (kênh) này hay kênh khác đến đối tượng.

Giai đoạn thứ hai là quá trình giải mã (decode), là quá trình từng cá nhân bằng con đường riêng của mình làm rõ ràng, rành mạch thông điệp được chuyển đến. Mỗi thông điệp chuyển đến có thể được chấp nhận và hiểu biết theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc và kiến thức, thái độ của người tiếp nhận và cũng tuỳ thuộc vào người cung cấp và nội dung thông điệp.

“Nơi nhận (destination), người nhận (receiver) là điểm cuối cùng giải mã thông điệp nhờ quá trình tích luỹ của người tiếp nhận” [25, tr.20].

“Phản hồi (Feedback), là dòng chảy thông tin mà những bước đi từ thông tin gốc đến nơi tiếp nhận và ngược lại. Nhưng nó chỉ được thực hiện với điều kiện người tiếp nhận giải mã được thông tin và người cung cấp thông tin có những thông tin thích hợp với hiện tại. Phản hồi là khía cạnh quan trọng nhất của quá trình truyền thông, là công cụ mạnh mẽ cho phép nối hai đường truyền thông lại với nhau. Nó sẽ không còn tồn tại hoặc bị cản trở khi một trong hai bộ phận truyền thông bị vô hiệu hoá hoặc với sự chống lại của bộ phận tiếp nhận. Một hạn chế của truyền thông là có thể xảy ra hiện tượng không phản hồi” [25, tr.20-21].

Phản hồi là kênh thông tin quan trọng nhất của quá trình truyền thông. Nó chính là công cụ mạnh mẽ để nối nguồn tin và nơi tiếp nhận với nhau. Và khi tiếp nhận phản hồi lại thông tin của nguồn thì nơi tiếp nhận trở thành

nguồn tin và nguồn tin trở thành nơi tiếp nhận. Phải có phản hồi thì mới đánh giá được khả năng và hiệu quả tương tác của bất kỳ một loại hình truyền thông nào.

Kênh thông tin phản hồi là yếu tố hàng đầu mà bất kì một toà soạn nào cũng cần để tâm nếu muốn tiếp tục phát triển. Bởi báo chí sinh ra là nhằm đáp ứng và đảm bảo nhu cầu thông tin của công chúng. Vì thế, nếu muốn nâng cao chất lượng phục vụ công chúng đồng thời thúc đẩy sự tiến bộ chung của cơ quan báo chí cần quan tâm đúng mức đối với việc phát huy tính tương tác đối với công chúng. Điều này giúp cho cơ quan báo chí không chỉ giữ được lại một lượng công chúng trung thành mà còn thu thập được những ý kiếm đóng góp quý báu từ phía những người quan tâm.

Mặt khác, ngày nay công chúng không còn bị động trong việc tiếp nhận thông tin. Sự phát triển khoa học công nghệ đã giúp họ trực tiếp tham gia vào quá trình truyền thông. Vì thế họ cũng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển và góp phần đem lại hiệu quả cao cho quá trình truyền thông. Do đó, muốn phát triển và nâng cao hiệu quả của tính tương tác thì việc thắt chặt mối quan hệ giữa toà soạn và công chúng, cũng như nâng cao khả năng tham gia của họ vào quá trình truyền thông là vấn đề sống còn đối với một toà soạn báo chí.

Xác định được vai trò quan trọng của việc giữ mối quan hệ giữa cơ quan báo chí với đối tượng tiếp nhận thông tin nên báo Nhân Dân, Tiền Phong, Lao Động đều có trang dành cho bạn đọc. Báo Lao Động có trang

Công đoàn – Bạn đọc, báo Tiền Phong có trang Bạn đọc với Tiền Phong, báo Nhân Dân không có chuyên trang dành cho bạn đọc, vấn đề thông tin của bạn đọc được đăng tải trên trang 4, trang 5, trang 7, trang 8. Nội dung của những

gửi tới toà soạn qua đó nói lên ý kiến của mình về vấn đề đó (hoặc có khi trên cơ sở nguồn tin của độc giả phóng viên khai thác thông tin viết bài). Toà soạn sẽ chọn ra những bài viết chất lượng về những vấn đề nhiều người quan tâm, sau đó biên tập và xuất bản.

Những thắc mắc, những vấn đề cần giải đáp của độc giả sẽ được gửi đến toà soạn. Qua tổng hợp và phân loại, những câu hỏi, vấn đề được nhiều người quan tâm nhất sẽ được ưu tiên trả lời trước. Những câu trả lời có thể là của chính phóng viên, biên tập viên toà soạn. Song cũng có thể là của một hoặc một nhóm chuyên gia về một lĩnh vực nào đó mà toà soạn đề nghị trả lời. Thường thì các toà soạn đều mời các chuyên gia về những lĩnh vực nhất định phù hợp với chuyên mục của mình để trả lời những câu hỏi mà độc giả gửi đến. Ý kiến trả lời của chuyên gia sẽ mang tính thuyết phục và có trọng lượng.

Ưu điểm của hình thức tương tác này trên báo in chính là giữ được mối liên hệ giữa độc giả với toà soạn. Qua đó, không chỉ nâng cao và đa dạng nội dung của tờ báo mà còn giữ được một lượng độc giả trung thành, đồng thời thu hút thêm những độc giả mới.

Một phần của tài liệu Vấn đề xử lý và sử dụng nguồn thông tin của độc giả trên báo in (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)