Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

Một phần của tài liệu Các ấn phẩm báo chí của Thông tấn xã Việt Nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi mới (Trang 110)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

phóng viên, biên tập

Để phóng viên, biên tập coi công việc hiện tại gắn với cuộc sống của mình, thì việc nâng cao đời sống cho phóng viên, biên tập là việc làm cần thiết. Trước hết, cần tạo cho phóng viên có môi trường làm việc lành mạnh, có tính cạnh tranh cao, tạo điều kiện để phóng viên thể hiện khả năng của mình. Lãnh đạo Tòa soạn cần định hướng cho phóng viên, nhưng quá trình thực hiện tin bài hãy để cho phóng viên thể hiện theo phong cách của mình. Hai ấn phẩm ra hàng tháng nên không nhất thiết phải quản lý phóng viên bằng thời gian theo kiểu “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” mà quản lý phóng viên bằng công việc. Mỗi phóng viên phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Toà soạn về công việc mình được giao, đảm bảo chất lượng và đúng thời gian. Mặt khác, lãnh đạo toà soạn cần công tâm đánh giá mức độ hoàn thành công việc của phóng viên, biên tập, tránh sự hiểu lầm, thiên vị. Bên cạnh công việc, Tổng biên tập cần quan tâm đến những khó khăn của phóng viên trong công việc cũng như trong cuộc sống gia đình. Đó là một trong những yếu tố tạo tâm lý phấn khởi mỗi khi phóng viên, biên tập đến toà soạn.

Nâng cao thu nhập cho phóng viên, biên tập trong điều kiện của Toà soạn là rất khó khăn. Bởi hiện tại, hai ấn phẩm này được thực hiện theo hợp đồng với Uỷ ban Dân tộc, do vậy toàn bộ kinh phí đã được tính toán rất kỹ thông qua Hội đồng thẩm định giá. Việc quảng cáo gần như không có vì lý do đây không phải

là những ấn phẩm dễ thu hút quảng cáo, mặt khác còn bị ràng buộc bởi hợp đồng đã quy định số trang cụ thể nên việc quảng cáo (nếu có) thì phải tăng trang, trong khi việc này không đơn giản vì liên quan đến giấy phép xuất bản. Tuy nhiên, Toà soạn vẫn có thể tạo sự phấn đấu của phóng viên qua việc trả nhuận bút theo chất lượng tin, bài, không trả nhuận bút theo kiểu “đếm chữ trả tiền”. Đây chính là động lực thúc đẩy phóng viên nâng cao chất lượng bài viết của mình. Bên cạnh đó, toà soạn cần tăng cường quan hệ với các cơ quan để có thể thực hiện những hợp đồng tuyên truyền (việc này nhiều toà soạn đã làm) để tăng nguồn thu cho toà soạn. Ở một số lĩnh vực mà ấn phẩm vẫn tuyên truyền như nước sạch, khuyến nông... thì các cơ quan này vẫn thực hiện những hợp đồng tuyên truyền với các toà soạn. Nếu những hợp đồng này được thực hiện thì việc định hướng thông tin vẫn đảm bảo trong khi toà soạn có nguồn thu.

Cần xây dựng cơ chế thưởng phạt và có quy định cụ thể. Việc thưởng phạt cũng cần công minh, rõ ràng tránh để hiện tượng phóng viên cho rằng mình bị thiệt thòi, thù ghét.

Đối với cộng tác viên, việc tính trả nhuận bút cũng cần áp dụng cách tính theo chất lượng tin, bài không cào bằng.

3.2.7. Nâng cao chất lƣợng trình bày và in

Hình thức trình bày và chất lượng in của Bản tin ảnh và Chuyên đề hiện nay là khá tốt đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của đồng bào. Tuy nhiên để hai ấn phẩm này đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của đồng bào thì Toà soạn cần có giải pháp nâng cao hơn nữa hình thức trình bày và chất lượng in, trong đó trình bày cần được nâng lên một bước.

* Đối với Bản tin ảnh, do đặc thù là tin kèm ảnh nên khi trình bày cần chú ý để người đọc luôn nhận biết được đâu là ảnh của tin, đâu là ảnh minh họa (nên giữ nguyên mỗi trang hai cột như hiện nay). Thực tế đã có một số tin và ảnh ở hai vị trí khác nhau rất khó cho người đọc. Đối với đồng bào cần trình bày theo chiều xuôi, tức là từ trên xuống và từ trái sang phải. Như vậy, mỗi tin trình bày theo thứ tự: tít, nội dung, ảnh, chú thích, tên tác giả; hoặc: tít, ảnh, chú thích, nội dung và tên tác giả. Kết thúc trang đồng thời là kết thúc tin. Trình bày theo cách này không chỉ dễ đọc cho đồng bào mà còn dễ đọc cho cả các đối tượng độc giả khác. Tuy cách trình bày này giống với tạp chí nhưng đây là Bản tin ảnh và đối tượng phục vụ là đồng bào dân tộc thiểu số nên trình bày theo cách này sẽ thuận lợi cho việc đọc theo chiều từ trên xuống và từ trái sang phải. Bên cạnh đó, cách trình bày này cũng tạo thuận lợi cho việc trình bày các ngữ dân tộc thiểu số khác, nhất là ngữ Khơ-me vì loại chữ này rất dài, không thể ngắt từ.

Nên hạn chế trình bày theo chiều ngang, tức là mỗi tin và ảnh nằm ở hai cột, hết tin, ảnh thứ nhất đến tin, ảnh thứ hai. Trình bày cách này nhìn trang báo sẽ bị ngắt thành nhiều mảnh từ trên xuống và phải dùng nhiều kẻ ngang để ngăn cách tin này với tin khác.

Khi chọn ảnh cần lưu ý hướng nhìn của nhân vật trong ảnh sao cho hướng nhìn phải vào phía trong trang báo và không gian hướng nhìn phải rộng mở. Đây không chỉ là yêu cầu đối với Bản tin ảnh mà còn là yêu cầu chung đối với các loại báo khác. Đặc biệt, ảnh phải rõ ràng, màu sắc, bố cục đẹp, nhất là nhân vật trong ảnh. Toà soạn cũng cần lưu ý, tâm lý của đồng bào không muốn dùng ảnh bị cắt mất một phần cơ thể, nhất là phần đầu. Nói tóm lại ảnh đăng trên ấn phẩm này phải đầy đủ nhân vật, nội dung rõ ràng, không thể áp dụng cách trình bày của một số tạp chí phục vụ giới trẻ cho ấn phẩm này.

Việc sắp xếp ảnh cũng cần lưu ý, có nhiều ý kiến cho rằng, ngoài ảnh các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước thì cần xếp ảnh các vị sư, các vị cao tăng, người cao tuổi ở vị trí cao hơn. Đây là một thực tế vì người lớn tuổi (hoặc già làng, trưởng bản) rất có uy tín với đồng bào và các vị sư cũng rất được đồng bào coi trọng (nhất là đồng bào Khơ-me).

Đối với nhóm ảnh (thường ở bìa 4 của Bản tin ảnh) cần phải chọn những ảnh đẹp, nổi bật, hạn chế đăng ảnh các đồng chí lãnh đạo cao cấp ở trang bìa 4. Mỗi nhóm ảnh nên đặt tít rõ ràng để đồng bào theo dõi được dễ dàng.

Kiểu chữ tít, chữ nội dung và chú thích ảnh hiện nay nên giữ nguyên, hạn chế thay đổi vì đồng bào đã quen đọc.

* Đối với Chuyên đề, ấn phẩm này phục vụ đối tượng từ cán bộ xã trở lên, do vậy có thể áp dụng cách trình bày hiện đại hơn. Một số bài dài có thể trình bày ba hay bốn cột mỗi trang và có thể ngắt sang trang khác. Tít có thể đặt ở đầu bài hoặc ở giữa bài nhằm tạo sự sinh động giảm bớt sự nhàm chán. Đối với những trang tin, nên trình bày mỗi trang hai cột như hiện tại.

Cũng như Bản tin ảnh, nhóm ảnh ở các trang bìa của Chuyên đề (thường ở bìa 2, 3 và 4) cũng cần chọn những ảnh đẹp và có thể bố trí linh hoạt hơn (có thể ảnh to xen ghép với các ảnh nhỏ) không nên trình bày cứng nhắc. Theo quan điểm của chúng tôi những nhóm ảnh này, nên chọn những ảnh có cùng chủ đề như hiện nay là hợp lý, ví dụ: đổi mới ở một địa phương, các hoạt động ở một lễ hội, phong tục cưới hỏi của một dân tộc...

* Chất lượng in của hai ấn phẩm hiện nay là khá tốt do được in ở nhà in của TTXVN có hệ thống máy móc hiện đại, công nhân có tay nghề cao. Toà soạn nên duy trì chất lượng in như hiện nay. Tuy nhiên, các ngữ: Chăm, Ba-na, Ê-đê, Gia-rai hiện nay in ở nhà in các tỉnh nên chất lượng chưa đồng đều, Toà

soạn cần quan tâm hơn đến chất lượng in ở các nhà in này để tạo được chất lượng ngang bằng với bản tiếng Việt và tiếng Khơ-me.

Tiểu kết chương 3:

Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho toàn dân là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm. Để các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào nhanh hơn và chính xác hơn, tuyên truyền về cuộc sống mới của đồng bào ở các địa phương... nhiệm vụ của các phương tiện thông tin đại chúng rất quan trọng. TTXVN nói chung và Toà soạn Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi thời gian tới cần phấn đấu hơn nữa để xứng đáng là dòng thông tin chủ lưu, định hướng dư luận. Là đơn vị trực thuộc TTXVN, đồng thời lại là ấn phẩm phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số có uy tín, Toà soạn cần: nâng cao hơn nữa chất lượng tin, bài, ảnh; nâng cao trình độ của đội ngũ phóng viên, biên tập; xây dựng đội ngũ cộng tác viên đông đảo, có chất lượng... để ấn phẩm Bản tin ảnh và Chuyên đề tiếp tục được đông đảo đồng bào đón nhận, xứng đáng là ấn phẩm đầu tiên phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

KẾT LUẬN

Thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một bộ phận của công tác dân tộc, có vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của toàn thể dân tộc Việt Nam. Thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số giúp cho đồng bào thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào, thấy được sự giúp đỡ, đồng thời cũng là trách nhiệm của toàn xã

hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, một bộ phận không thể tách rời của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số để tăng thêm sự hiểu biết giữa các dân tộc trên mọi miền đất nước, thấy được sự đổi thay cuộc sống của đồng bào từ khi có Đảng. Đồng thời để thấy được tình tương thân tương ái, tình đoàn kết giữa các dân tộc. Thông tin về lĩnh vực này cũng nói lên những cố gắng của đồng bào trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống mới và thông tin cũng nói lên những khó khăn trước mắt của đồng bào trong việc phát triển sản xuất, tiếp cận với khoa học kỹ thuật ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Là hãng thông tấn chính thức của quốc gia, là cơ quan thông tin chiến lược, tin cậy của Đảng và Nhà nước, là một bộ phận của thông tin trong nước, TTXVN có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin nói chung và thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng. Từ ngày thành lập đến nay, TTXVN đã thực hiện nhiệm vụ trở thành lực lượng thông tin quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trải qua các giai đoạn phát triển, TTXVN luôn giữ đúng định hướng tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, là lực lượng đi đầu trong công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong đó có tuyến thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Từ khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, nhất là từ khi có Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của TTXVN đã được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả và toàn diện. TTXVN đã có sự định hướng, chỉ đạo thông tin, tổ chức lực lượng và phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị để thông tin về đồng bào của TTXVN được

tăng cường, nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nhu cầu tiếp nhận thông tin của đồng bào.

Tuy nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng cao của thực tế cuộc sống, thông tin của TTXVN về đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã bộc lộ một số yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Đó là việc thực hiện thông tin về lĩnh vực này đôi khi còn thiếu nhạy bén; chất lượng thông tin còn bất cập, đôi khi còn sơ sài, báo đạo; lực lượng làm thông tin về đồng bào còn thiếu kinh nghiệm, thậm chí một số còn non về nghiệp vụ báo chí và hiểu biết hạn chế về phong tục tập quán của đồng bào; sự phối hợp giữa các đơn vị trong ngành còn bất cập; thông tin một chiều, chưa nói lên được tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn của đồng bào trong xoá đói giảm nghèo... Do đó, thông tin của TTXVN về lĩnh vực này còn khô khan, đơn điệu, kém hấp dẫn.

Trước sự cạnh tranh thông tin gay gắt, quyết liệt, thậm chí thế lực thù địch đang đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc gây mất đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo thì công tác thông tin nói chung và thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu nói riêng càng trở nên rất quan trọng.

Để khắc phục những nhược điểm, hạn chế, vươn lên đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới, công tác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số của TTXVN cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ lãnh đạo, chỉ đạo đến nghiệp vụ, tổ chức cán bộ, chế độ, chính sách và phương tiện kỹ thuật, điều kiện làm việc. Phải coi giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cần thực hiện sớm, coi con người là then chốt có tính quyết định sự thành công. Từ đó xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên vững vàng về chính trị, có đạo

đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, Đảng bộ, Ban lãnh đạo TTXVN cùng sự phối hợp giữa các đơn vị và sự nỗ lực của phóng viên, biên tập trong lĩnh vực này ở TTXVN chắc chắn công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được đẩy mạnh và đạt được hiệu quả cao hơn góp phần vào việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.

Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, như khái niệm về dân tộc thiểu số; chức năng, nhiệm vụ của TTXVN, của Toà soạn Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi. Luận văn nêu lên những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào; nêu lên thực trạng công tác thông tin trên hai ấn phẩm Bản tin ảnh và Chuyên đề, đồng thời mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng của hai ấn phẩm nhằm phục vụ tốt hơn việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với đồng bào, góp phần vào công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tốt hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Đức Anh, Ngô Kim Oanh, Nguyễn Thị Tâm, Thông tấn xã Việt Nam năm thứ 60 (1945-2005), Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2005.

3. Trần Ngọc Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Văn Dững (đồng tác giả),

Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

Một phần của tài liệu Các ấn phẩm báo chí của Thông tấn xã Việt Nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi mới (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)