8. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Thông tin chính sách của Đảng và Nhà nước
1.2.1. Thông tin chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dân tộc thiểu số và miền núi
Miền núi và vùng dân tộc chiếm ¾ diện tích cả nước. Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn coi miền núi và dân tộc có tầm quan trọng chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Vì thế, dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong mọi thời điểm phát triển của cách mạng, Đảng và Nhà nước ta vẫn tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển miền núi và vùng đồng bào dân tộc. Đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới của đất nước.
Nghị quyết 22/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 27/11/1989 “Về chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi” đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc và miền núi của Đảng và Nhà nước, đồng thời đưa ra các quan điểm, chủ trương, đường lối cho việc phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi, đánh dấu một mốc quan trọng trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. Để thể chế hoá Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có Quyết định số 72/HĐBT, ngày 13/3/1990 “Về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi”, qui định rõ những nội dung đổi mới cơ cấu kinh tế và tổ chức sản xuất ở miền núi theo hướng chuyển sang kinh tế hàng hoá phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng tiểu vùng, từng dân tộc. Gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và củng cố an ninh, quốc phòng.
Cụ thể hoá Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 525/CT-TTg “Về một số chủ
trương, biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội miền núi” nhằm thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết 22, Quyết định 72 và quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 (khoá VII) về “Đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX tiếp tục khẳng định những nội dung cơ bản của chính sách dân tộc, miền núi trong sự nghiệp đổi mới, tiếp tục coi vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước... bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc. Thực hiện cho được ba mục tiêu chủ yếu là xoá đói giảm nghèo, ổn định và cải thiện cuộc sống, sức khoẻ đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xoá được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy được bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, xây dựng cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch, phân bổ và sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng. Củng cố và nâng
cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”.13
Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (1996 - 2000) có nhóm chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc. Đây là nhóm chương trình và lĩnh vực phát triển về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, vùng lãnh thổ miền núi và dân tộc, tập trung vào các mục tiêu và phương hướng chính là: “Phát triển toàn diện nông, lâm, công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH; bảo đảm an ninh lương thực, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển trên cơ sở phát huy thế mạnh và tiềm năng của mỗi vùng, liên kết giữa các vùng làm cho mỗi vùng đều có chuyển biến rõ rệt, giảm sự chênh lệch quá xa về nhịp độ tăng trưởng giữa các vùng. Các vùng miền núi và đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, trước hết ưu tiên giúp đỡ các địa bàn xung yếu, những khu căn cứ cách mạng, tạo điều kiện ban đầu để các vùng đó từng bước vươn lên”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra những chủ trương, giải pháp lớn phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 – 2010, nêu rõ: “Quan tâm phát triển kinh tế xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, chú trọng các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam. Có chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng khó khăn để phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng
13
cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, đưa các vùng này vượt qua tình trạng kém phát triển”. Cụ thể, đối với các khu vực nông thôn, trung du miền núi: Phát triển cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc và công nghiệp chế biến; bảo vệ và phát triển vốn rừng; hoàn thành và ổn định vững chắc định canh, định cư; bố trí lại dân cư, lao động theo quy hoạch đi đôi với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên; phát triển kinh tế trang trại; giảm khoảng cách phát triển với nông thôn đồng bằng; có chính sách đặc biệt để phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, cửa khẩu.
Tiếp tục thực hiện các định hướng phát triển vùng của chiến lược 10 năm 2001-2010 và các nghị quyết của Bộ Chính trị khoá IX về phát triển các vùng, Nghị quyết Đại hội X nêu rõ: “Có chính sách trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để phát triển các vùng khó khăn, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bổ sung chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh ở các vùng khó khăn”.
Kế thừa chủ trương xoá đói giảm nghèo của Đảng, tại Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách của Nhà nước với sự giúp đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn. Ngăn chặn tình trạng tái nghèo.
Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đặc biệt về trợ giúp đầu tư phát triển sản xuất, nhất là đất sản xuất; trợ giúp đất ở, nhà ở, nước sạch, đào tạo nghề và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo”.
Trong lĩnh vực giáo dục, Nghị quyết Đại hội X nêu rõ: “Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất - kỹ thuật các cấp học, mở thêm các trường nội trú, bán trú và có chính sách bảo đảm đủ giáo viên cho các vùng này”.
Trên cơ sở đường lối của Đảng về miền núi và dân tộc, báo chí đã cố gắng làm rõ cho đồng bào các dân tộc hiểu được thế nào và cần phải làm gì để phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng, bảo đảm cho đồng bào khai thác ngày càng có hiệu quả thế mạnh của địa phương, làm giàu cho mình và đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đồng thời, báo chí cũng đã có nhiều cố gắng thông tin đầy đủ về những chính sách ưu tiên cho miền núi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển giáo dục và đào tạo, coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số. Đây là một trong những bức xúc của miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác, tuyên truyền rộng rãi trong đồng bào, giúp cho đồng bào kế thừa và phát triển tốt hơn những giá trị văn hoá cộng đồng các dân tộc Việt Nam và của từng dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá dân tộc của nhân loại, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...
Làm được điều đó, báo chí luôn tự vươn lên nắm bắt và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ và toàn diện chủ trương, chính sách và biện pháp cụ thể của Đảng, Nhà nước dành cho miền núi, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước nói chung, miền núi và vùng đồng bào dân tộc nói riêng một cách phù hợp.
Căn cứ vào trình độ dân trí từng dân tộc, từng vùng khác nhau, Đảng và Nhà nước đã có những chương trình hỗ trợ kịp thời và hiệu quả. Bằng nguồn đầu tư đó, đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi đã có thêm điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần để thụ hưởng các chương trình, dự án, từng bước phát triển. Có thể thống kê dưới đây một số chương trình chủ yếu mà Đảng và Nhà nước đã đầu tư cho miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số thời gian qua.
Trước hết, Chương trình xoá đói giảm nghèo (theo Quyết định 133/QĐ- TTg, ngày 23/7/1998). Đây là chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa to lớn về cả kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng. Cùng với Nhà nước, toàn bộ các ngành, các địa phương đã nỗ lực không ngừng để tạo được sự chuyển biến trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo cả nước nói chung, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.
Hai là, Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn và vùng sâu, vùng xa (theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998, gọi tắt là Chương trình 135). Chương trình này tập trung chủ yếu vào khu vực III, là khu vực sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số, là căn cứ địa cách mạng trong suốt thời kỳ kháng chiến, là vùng có địa hình hiểm trở và tài nguyên phong phú, giữ vị trí cực kỳ quan trọng về chính trị, an ninh quốc phòng với hơn 4.608km đường biên giới đất liền, có nhiều cửa khẩu giao lưu kinh tế, văn hoá với nước ngoài, có vai trò quyết định với môi trường sinh thái của cả nước, với hệ thống rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và là đầu nguồn của những con sông lớn của nước ta. Trên địa bàn này, kinh tế còn mang nặng tính tự cấp tự túc, rất ít sản phẩm hàng hoá, có tới 22 dân tộc đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ đói nghèo cao nhất nước. Nhờ vậy, 661 xã đặc biệt khó khăn đã hoàn thành mục tiêu của
Chương trình 135, còn lại 1.644 xã đang tiếp tục được đầu tư giai đoạn II. Tổng số tiền cho giai đoạn này là 1.816 tỷ đồng.
Ba là, Dự án định canh định cư đối với các dân tộc còn du canh du cư. Đây là một chủ trương được duy trì thực hiện từ năm 1968 đến nay và cũng là chương trình cho miền núi và vùng đồng bào dân tộc duy nhất có mục tiêu được xác định rõ ràng ngay từ đầu, được đầu tư liên tục, được chỉ đạo nhất quán từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, trong quá tình triển khai thực hiện, do thiếu đồng bộ nên hiệu quả đầu tư không cao. Trong số trên 3 triệu đồng bào thuộc diện vận động định canh định cư, chủ yếu là đồng bào Mông nhưng đến đầu những năm 90 (của thế kỷ XX), diện du canh du cư vẫn còn chiếm tỷ lệ cao nhất, số định canh định cư có cuộc sống thật sự ổn định chỉ chiếm khoảng 10%, phần còn lại hoặc du canh nhưng định cư, hoặc định cư nhưng du canh. Chính vì tính không hiệu quả của chương trình mà áp lực vào rừng ngày càng lớn. Rừng bị tàn phá nghiêm trọng, đời sống đồng bào dựa chủ yếu vào rừng tiếp tục có nguy cơ khó khăn hơn. Vì thế trong điều kiện những năm đổi mới, vấn đề định canh định cư càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt, trên cơ sở khắc phục triệt để cách làm cũ, hoàn thiện tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Nguồn vốn được chuyển sang đầu tư theo dự án có trọng điểm, nhờ vậy trong mấy năm gần đây sự nghiệp định canh định cư đã thu được kết quả đáng mừng. Tỷ lệ hộ giàu có trong đồng bào nhờ định canh định cư, phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi, làm kinh tế trang trại đã chiếm một tỷ lệ nhất định trong số những hộ giàu đi lên từ nông, lâm nghiệp, chăn nuôi.
Bốn là, Dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn được khởi đầu vào năm 1992, tập trung vào một số dân tộc có số dân ít, trình độ phát triển ở mức thấp kém như dân tộc Rục, Brâu, Rơmăm, Thổ, Chứt. Tuy nguồn đầu tư cho dự án
này không lớn so với các dự án khác, nhưng lại là điểm đầu tiên trong quá trình khởi động cả một khu vực khó khăn chuyển mình. Vì thế, một số dân tộc đã nhờ chương trình này mà có cuộc sống tạm ổn định, nhanh chóng tiếp cận được với các chương trình, dự án mới được đầu tư mà không bị bỡ ngỡ. Hiện nay, chương trình đã được mở rộng ra thêm một số dân tộc khác có đời sống thấp so với yêu cầu chung.
Năm là, Chương trình trung tâm cụm xã. Đây là chương trình có tính định hướng cao. Không phải là sự lặp lại kiểu hợp nhất các HTX như ở đồng bằng trước đây, mà cách tổ chức chương trình này nhằm tới mục đích “hiện đại hoá” dần miền núi. Mỗi trung tâm cụm xã bao gồm một số xã có chung điều kiện về nhiều mặt. Đây là nơi giao thoa giữa các tiểu vùng, được Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng như bệnh viện khu vực, trường dân tộc nội trú, chợ, trung tâm văn hoá... Sau 10 năm thực hiện, cả nước đã có gần 500 trung tâm cụm xã thuộc vùng III được xây dựng với tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng.
Sáu là, Chương trình quốc gia về ổn định phát triển kinh tế - xã hội, tăng