Đối với Ban lãnh đạo Toà soạn

Một phần của tài liệu Các ấn phẩm báo chí của Thông tấn xã Việt Nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi mới (Trang 96)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Đối với Ban lãnh đạo Toà soạn

Toà soạn Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi là một đơn vị trực thuộc TTXVN, do vậy cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc sự định hướng, chỉ đạo thông tin từ Ban lãnh đạo TTXVN, đặc biệt là lĩnh vực thông tin về dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với toà soạn để thực hiện tuyến thông tin đặc thù này đạt được hiệu quả cao, đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới. Căn cứ vào định hướng của ngành, trên cơ sở đó, Toà soạn xây dựng chương trình hành động cho từng giai đoạn, từng số báo. Đồng thời, Toà soạn cần sử

dụng tối đa lực lượng cộng tác viên, đặc biệt là phóng viên các phân xã để tổng hợp và nắm tình hình từ đó có những định hướng tin, bài phù hợp.

Bên cạnh đó, Toà soạn cần nắm được yêu cầu chỉ đạo từ Uỷ ban Dân tộc trong lĩnh vực thông tin về đồng bào vì đây là cơ quan tham mưu với Chính phủ về chính sách dân tộc. Do vậy, việc kết hợp định hướng thông tin chung của TTXVN với yêu cầu của Uỷ ban Dân tộc sẽ giúp cho Toà soạn có những định hướng thông tin đúng, trúng, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của đồng bào.

Cần có sự phối hợp với những đơn vị thông tin khác của TTXVN như Ban Biên tập tin trong nước, Ban Biên tập sản xuất ảnh báo chí, Trung tâm Dữ kiện, tư liệu... để có thể phát huy tối đa sức mạnh của TTXVN trong việc xuất bản hai ấn phẩm này đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của đồng bào. Đây là một thế mạnh mà không phải cơ quan báo chí nào cũng có được.

Toà soạn cần thường xuyên tổ chức các chuyến đi công tác tại các vùng đồng bào, nhất là những vùng trọng điểm như Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Mỗi chuyến đi cần xây dựng đề cương công tác, phối hợp với phân xã, Ban Dân tộc ở các tỉnh để thực hiện công việc có hiệu quả hơn. Đây là việc làm tránh hình thức “phóng viên công chức”. Việc thực hiện công tác ở vùng đồng bào, giúp các phóng viên có những tin, bài, ảnh phản ánh hơi thở thực sự của cuộc sống, đồng thời giúp phóng viên có được những hiểu biết nhất định về văn hoá, tập quán ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc. Một cái được nữa của các chuyến đi công tác, đó là Toà soạn có thể cử phóng viên đến các vùng khó khăn, vùng dân tộc rất ít người, ít cộng tác viên, từ đó Toà soạn có thể có những tư liệu quý làm “lương khô” cho các số báo tới.

Trong công tác chỉ đạo thông tin, Toà soạn cần cân đối thông tin giữa các vùng miền, tránh hiện tượng những vùng dễ dàng khai thác thông tin hơn thì có

nhiều tin, bài, trong khi đó những vùng, miền khác lại không có hoặc rất ít thông tin. Bên cạnh đó, việc cân đối thông tin giữa các dân tộc cũng cần được tính đến bởi đây là yếu tố rất tế nhị, tránh đồng bào hiểu không đúng, rằng có sự thiên vị, ưu ái trong lĩnh vực này. Việc này đã từng xảy ra ở một số tờ báo, gây phản ứng không tốt từ phía đồng bào.

Một phần của tài liệu Các ấn phẩm báo chí của Thông tấn xã Việt Nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi mới (Trang 96)