Tình hình dân tộc thiểu số trước tình hình mới

Một phần của tài liệu Các ấn phẩm báo chí của Thông tấn xã Việt Nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi mới (Trang 88)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.1.Tình hình dân tộc thiểu số trước tình hình mới

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được Đảng và Nhà nước ta coi trọng và có nhiều giải pháp để thực hiện. Nhờ đó, diện mạo nông thông miền núi ở nước ta đã có nhiều đổi thay, nhất là những năm gần đây. Cùng với sự quan tâm của Nhà nước, đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa đã biết sản xuất theo phương thức mới cho năng suất cao, biết giữ gìn vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khoẻ bằng y tế; loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu...

Mặc dù có sự đổi thay rất tích cực về đời sống của đồng bào, tuy nhiên hiện nay bà con vẫn còn nhiều khó khăn do điều kiện địa hình, thời tiết, trình độ nhận thức... Trong bối cảnh đất nước có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế thì đồng bào nhiều nơi vẫn còn lo toan với đói, rét và bệnh tật. Tỷ lệ đói nghèo ở vùng đồng bào vẫn ở mức cao và khoảng cách ngày càng xa hơn so với các khu vực khác. Dù điện lưới đã về đến trung tâm xã, nhưng có nơi bà con vẫn phải thắp đèn dầu; giao thông đi lại vẫn còn nhiều khó khăn, thậm chí chỉ là đường mòn; điều kiện học hành, chăm sóc sức khoẻ... của con em đồng bào cũng còn nhiều khó khăn và có khoảng cách nhất định so với vùng đồng bằng và thành thị. Thực tế vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 4 (8/2008) thiệt hại lớn nhất về người và tài sản cũng rơi vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Điều đó cho thấy, cuộc sống của đồng bào còn nhiều khó khăn trong khi đó lại sống ở những nơi điều kiện để phát triển lại cực kỳ hạn chế.

Thời gian dài vừa qua, các chương trình, dự án nhằm nâng cao đời sống vùng đồng bào đã được triển khai khá hiệu quả. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của Nhà

nước và của chính đồng bào. Đâu đó vẫn có những công trình không phát huy hiệu quả, tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản vẫn xảy ra làm phiền lòng đồng bào. Việc cán bộ vùng dân tộc thiểu số chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, chưa lấy tiêu chí phục vụ làm trọng vẫn còn diễn ra. Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất vẫn còn ở nhiều nơi gây khó khăn cho cuộc sống của đồng bào. Việc thực hiện Chương trình 134 đối với việc hỗ trợ đất ở, đất sản xuất nhiều địa phương thực hiện chưa tốt, thiếu quỹ đất cho chương trình này. Tình hình di cư tự do vẫn chưa giảm, một số nơi như Lào Cai, Yên Bái... bà con vẫn bỏ làng bản đi khai hoang. Việc buôn bán thuốc phiện và tình trạng nghiện hút còn phức tạp, nhất là ở những vùng cao như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La.

Bên cạnh khó khăn về đời sống, vùng đồng bào dân tộc thiểu số lại là địa bàn mà các thế lực thù địch thường núp dưới nhiều hình thức để gây chia rẽ mối đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo. Mục tiêu của bọn chúng là gây mất ổn định từ những vùng còn có khó khăn, nơi đồng bào còn hạn chế về nhận thức và tiếp cận thông tin chính thống về mọi mặt của đời sống xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác dân tộc trong tình hình mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX nêu rõ: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.

Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc

thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất”.

Một phần của tài liệu Các ấn phẩm báo chí của Thông tấn xã Việt Nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi mới (Trang 88)