0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Những đóng góp của hai ấn phẩm phục vụ đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu CÁC ẤN PHẨM BÁO CHÍ CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM PHỤC VỤ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Trang 69 -69 )

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Những đóng góp của hai ấn phẩm phục vụ đồng bào dân tộc

số và miền núi

So với các tờ báo và tạp chí khác thì Bản tin ảnh và Chuyên đề là hai ấn phẩm rất khiêm tốn, giản dị. Tuy nhiên đến nay, hai ấn phẩm này đã có chỗ đứng nhất định trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số và đối với nhiệm vụ tuyên truyền về đường lối, chủ trương chính sách dân tộc của Đảng.

Nhờ xác định rõ đối tượng phục vụ nên hai ấn phẩm có hình thức, nội dung phù hợp với yêu cầu, trình độ và thị hiếu của cán bộ, đồng bào các dân tộc thiểu số. Do đó, Bản tin ảnh và Chuyên đề đã có tác dụng thiết thực và cụ thể. Theo chúng tôi có một số đóng góp sau đây:

1/ Hai ấn phẩm đã góp phần chuyển tải những nét cơ bản các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến những vùng khó khăn nhất, xa xôi nhất, với số lượng phát hành mỗi tháng tổng cộng hơn 80 ngàn bản đến tận thôn, bản, đến được các xã miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt, các dân tộc Khơ- me, Ê-đê, Gia-rai, Ba-na và Chăm đã được đọc Bản tin ảnh bằng chính chữ của dân tộc mình. Vì là hai ấn phẩm có nội dung tổng hợp (chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...) nên nhiệm vụ hàng đầu của ấn phẩm là phải thông tin những sự kiện chính trị, những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, đặc biệt là những chủ trương, chính sách nói về miền núi và vùng dân tộc thiểu số.

Ví dụ: Cuối tháng 4/2001, Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX diễn ra ở Hà Nội, Bản tin ảnh số tháng 5/2001 đã đăng tải tin, hình ảnh về sự kiện quan trọng này. Mặc dù muộn nhưng cũng giúp đồng bào vùng sâu, vùng xa nắm bắt được những thông tin cốt lõi nhất về sự kiện quan trọng này của đất nước. Sau khi giới thiệu về các hoạt động của Đại hội, Bản tin ảnh viết “Đại hội IX đã bầu cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 150 đồng chí, trong đó có 16 đồng chí là người dân tộc thiểu số. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng”.

Từ khi có Nghị quyết 22 và Quyết định 72, Đảng và Nhà nước đã có hàng loạt chính sách cụ thể về miền núi và dân tộc... Những vấn đề đó được chuyển đến đồng bào thông qua hai ấn phẩm khá đầy đủ và kịp thời. Trong chuyến công tác ở Tây Nguyên tháng 12/2006, chúng tôi đã được đồng chí Phó Ban Dân tộc tỉnh Đắc Lắc nói rằng, nhờ có Bản tin ảnh mà cán bộ chúng tôi, nhất là ở cấp xã đã quen thuộc với những con số 22, 72, 327, 120, 135, 134... Những con số đó chỉ những cán bộ ở miền núi mới biết đó là tên gọi tắt của các nghị quyết, chỉ thị,

thông tư và nghị định của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương về chính sách miền núi.

2/ Góp phần hướng dẫn, động viên đồng bào áp dụng kinh nghiệm làm ăn trong việc xoá đói giảm nghèo. Đây là một chuyên mục quan trọng của hai ấn phẩm được đồng bào thích đọc và khen ngợi. Thông qua chuyên mục này đồng bào động viên nhau chăm chỉ làm ăn và tìm đến nhau trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

Ví dụ: Tin “Biết kết hợp trong sản xuất, anh Triều Pyao đã thoát nghèo” đăng trên trang 7, Bản tin ảnh số tháng 8/2006.

Là Bí thư chi bộ, anh Triều Pyao, dân tộc Dao ở xóm Tổng Pằng, xã Bình Lãng, huyện Thông Nông (Cao Bằng) luôn đi đầu trong việc xoá đói giảm nghèo và vận động bà con trong thôn cùng thực hiện.

Với gần 1ha ruộng và gần 0,6ha rẫy, anh mạnh dạn đưa giống mới vào canh tác mỗi năm thu được 4 tấn thóc, 2 tấn ngô. Anh còn nuôi 4 con trâu lấy sức kéo; nuôi 20 - 25 con lợn thịt cùng đàn gà, vịt; tận dụng nguồn phân chuồng sẵn có bón cho cây trồng.

Từ mô hình sản xuất khép kín này, gia đình anh có thu nhập 30 triệu đồng/năm, đã mua được xe máy, máy xay xát và có điều kiện nuôi các con ăn học.

Chuyên mục này thường phổ biến cách làm, kết quả sản xuất và kèm theo ảnh. Những dòng tin ngắn, mỗi điển hình làm ăn giỏi chỉ khoảng hai, ba trăm từ với tấm ảnh nhỏ đã tạo ra tác dụng thiết thực. Với tên, địa chỉ rõ ràng, đồng bào có thể liên hệ trao đổi thêm kinh nghiệm làm ăn nếu trong tin chưa có điều kiện đề cập hết.

Đó là chuyện của chị Vũ Thị Mừng, ở ấp 10 chợ A, xã Đông Hưng, huyện An Minh (Kiên Giang). Chuyện thoát nghèo của chị là một trong những điển hình tại Hội nghị xoá đói giảm nghèo của tỉnh.

Năm 2000, chị Mừng vay 1,5 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội mua 200 con gà công nghiệp và 2 con heo giống. Vì chưa có kinh nghiệm nên bị lỗ. Năm 2001, chị vay thêm 2 triệu đồng để nuôi lợn. Rút kinh nghiệm lần trước, lần này chị tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu tài liệu về chăn nuôi, tham gia các lớp tập huấn khuyến nông nên sau một năm, gia đình chị lãi được 8 triệu đồng. Thấy nuôi lợn đạt kết quả tốt, chị đầu tư mở mang chuồng trại và mua thêm lợn giống về nuôi. Luân phiên như vậy, mấy năm trở lại đây, mỗi năm chị thu được hàng chục triệu đồng.

Tuy những tin dạng này trên hai ấn phẩm không thể hướng dẫn cặn kẽ, tỷ mỷ kỹ thuật sản xuất như tài liệu của chương trình khuyến lâm, khuyến nông, nhưng bằng những con người thật, cách làm cụ thể của nhiều loại mô hình sản xuất, nên đã góp phần khích lệ, động viên đồng bào tích cực sản xuất. Khi đọc đồng bào sẽ tự nhủ: tại sao ở đấy họ làm được mà mình lại không làm? Chính nhờ vậy mà nhiều gia đình đã thoát nghèo, từng bước làm giàu.

3/ Là sợi dây thắt chặt tình đoàn kết dân tộc, cùng có niềm tự hào dân tộc. Ngoài việc biểu dương những tấm gương đồng bào các dân tộc biết đoàn kết, giúp đỡ nhau xây dựng bản làng, nông thôn mới. Hai ấn phẩm đã thường xuyên giới thiệu truyền thống văn hoá các dân tộc thiểu số. Đặc biệt từ tháng 4/1991 (Bản tin ảnh số 4) đã có chuyên mục “Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam”. Mỗi số Bản tin ảnh đều dành 1 trang để đăng ảnh và giới thiệu khái quát về từng dân tộc. Cũng chính nhờ chủ động giới thiệu về từng dân tộc, nên năm 1997, TTXVN đã có điều kiện xuất bản tập sách ảnh giới thiệu về 54 dân tộc Việt Nam. Đây là

cuốn sách đầu tiên giới thiệu đủ các dân tộc trong cả nước và là ấn phẩm phát hành tới hơn 10 ngàn bản được độc giả yêu thích (cuốn sách tái bản lần thứ 3).

Ví dụ: Nhân kỷ niệm 60 năm (19/4/1946) Bác Hồ gửi thư tới Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam họp tại Pleiku (Gia Lai), Chuyên đề số 3/2006 đã đăng bức thư của Bác.

Hôm nay đồng bào sum họp một nhà thật vui vẻ.

...Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.

...Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.

Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”.

Cũng tại số Chuyên đề 3/2006, có bài “Ông ấy từng là Fulro” nói về ông Tounet Đen, ở buôn Chơ Ré, xã Tà Năng, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã từ bỏ Fulro trở về và được chính quyền và bà con mở rộng vòng tay đón nhận. “Đến năm 1994, nhận được thư kêu gọi của chính quyền huyện Đức Trọng, Tounet Đen quyết định đưa cả gia đình về với cách mạng trong tâm trạng lo âu. Nhưng khi nhận thấy tấm lòng của bà con buôn làng nhân ái, rộng mở đón ông trở về, không những thế, gia đình ông còn được chính quyền huyện cấp đất, chia vườn tạo điều kiện cho gia đình ông làm ăn sinh sống mà không hề có bất kỳ phân biệt đối xử nào đã làm cho ông Tounet Đen luôn tự nhủ mình phải vươn lên, sống sao cho xứng đáng với những gì bà con và chính quyền đã tin tưởng”.

Tin “Lớp người cao tuổi là nguồn lực nội sinh của khối đại đoàn kết dân tộc” đăng trên trang 3, Bản tin ảnh số tháng 5/2005 nói về vai trò của người cao tuổi trong việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc.

Ngày 10/5, tại Hà Nội, gần 350 đại biểu đại diện cho hàng triệu người cao tuổi trong cả nước đã về dự Hội nghị biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong sự nghiệp ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đức Lương khẳng định: Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao lớp người cao tuổi là nguồn lực nội sinh cho sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chủ tịch lưu ý, việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục phát huy vai trò của người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi gia đình, của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

Được biết, đến nay cả nước có 10.257 trên tổng số 10.592 xã, phường, thị trấn đã thành lập Hội người cao tuổi cơ sở; gần 90.000 thôn, làng, khu phố, cụm dân cư thành lập được chi hội người cao tuổi với hơn 6,4 triệu hội viên.

4/ Nhờ đọc báo mà đồng bào biết được những gì nên làm, những gì không nên làm và không được làm. Bằng những dòng tin ngắn gọn và tấm ảnh rất thật về cảnh tàn phá rừng làm ô nhiễm môi trường mà đồng bào tự thấy cần phải bảo vệ rừng và giữ gìn bản làng sạch đẹp. Nhất là qua chuyên mục Pháp luật và đời sống đã hướng dẫn, khuyên giải đồng bào không được làm những điều trái pháp luật Nhà nước quy định. Có thể nói, 2 ấn phẩm đã làm khá tốt việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào giúp đồng bào nhận thức rõ hơn và nâng cao hơn nữa ý thức pháp luật.

Ví dụ: Những ngày đầu tháng 2 năm 2001, một số bà con dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên bị kẻ xấu xúi giục đã tụ tập gây rối ở Gia Lai và Đắc Lắc. Bản tin

ảnh đã đăng một loạt ý kiến vạch mặt kẻ xấu, nâng cao ý thức cảnh giác cho đồng bào:

Bản tin ảnh số tháng 4/2001 có tin: “Kẻ nào âm mưu gây rối?”, trong tin viết: Đó là bọn tàn quân của Fulro mà kẻ cầm đầu là Ksor Kơk. Cách đây mấy chục năm rồi, từ thời Mỹ - nguỵ còn chia cắt đất nước ta, một tổ chức phản động có vũ trang đã hình thành ở Tây Nguyên là Fulro. Sau ngày miền Nam giải phóng, bọn Fulro bị tan rã, một số kẻ đã chạy sang nước ngoài. Ksor Kơk được Mỹ che chở và đã sống tại Mỹ từ năm 1974 đến bây giờ. Tại Mỹ Ksor Kơk lập ra cái gọi là “nhà nước” Đề ga và tự nhận làm tổng thống. Thế là Ksor Kơk đã lừa những kiều bào đang sống ở Mỹ và móc nối đường dây về nước lôi kéo, lừa gạt một số đồng bào ta, gây rối ở Gia Lai và Đắc Lắc hồi tháng 2 vừa rồi.

Sau khi đăng ý kiến của một số người dân vạch mặt kẻ xấu, đăng hình ảnh một số người đã nhận ra lỗi lầm của mình và hứa không tái phạm, Bản tin ảnh số 4/2001 tiếp tục đăng ảnh và tâm trạng của mẹ và ba em trai Ksor Kơk khi biết kẻ đứng đằng sau vụ gây rối vừa qua là người thân của mình. Trong đó có đoạn “ Ksor Hblé (mẹ Ksor Kơk) và ba con trai của bà đều coi việc làm của Ksor Kơk là sai rồi, đồng bào đừng nghe nó nữa”.

Bản tin ảnh số tháng 10/2001 đăng tin về việc xét xử những kẻ gây rối tại Tây Nguyên (tháng 2/2001). Trong tin có đoạn: “Trước toà, những kẻ gây rối đã phải cúi đầu nhận tội và ăn năn, hối cải. Căn cứ vào tội trạng của từng đối tượng, chiểu theo pháp luật của Nhà nước, những kẻ gây rối đã phải vào tù”.

Bản tin ảnh số tháng 2/2002, có tin “Đón 15 người vượt biên trái phép trở về quê hương”, trong đó có đoạn “Ngày 19/2, nhóm đầu tiên gồm 15 người trong số những người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vượt biên trái phép sang

Campuchia đã trở về quê hương trong sự đón nhận thân tình của chính quyền, dân làng và gia đình”.

Hoặc Chuyên đề tháng 11/2005, chuyên mục “Pháp luật và đời sống” có tin “Lai Châu: Tai họa chứa súng trong nhà” đã cảnh báo về hậu quả của việc đồng bào chứa súng trong nhà phục vụ cho việc săn bắn gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân và mất an ninh trật tự. “Theo thống kê của Công an tỉnh Lai Châu, toàn tỉnh hiện có trên 22.000 khẩu súng săn tự tạo, nhiều gia đình có vài ba khẩu. Từ năm 2003 đến nay, trên địa bàn Lai Châu đã xảy ra 35 vụ việc liên quan đến súng săn tự chế làm 12 người chết, 32 người bị thương do đi săn bắn nhầm người, hoặc dùng súng để giải quyết mâu thuẫn cá nhân.

Để khắc phục hậu quả do súng săn tự chế gây ra, Công an tỉnh đã triển khai nhiều tổ công tác xuống tận địa bàn thôn bản, phối hợp với chính quyền cơ sở vận động đồng bào giao nộp vũ khí, vật liệu nổ. Sau hơn 2 tháng triển khai, đồng bào đã tự giác giao nộp trên 13.000 khẩu súng săn tự tạo và hàng trăm vật liệu nổ... cho chính quyền”.

5/ Với hình thức ngắn gọn, dễ hiểu, chữ to có ảnh kèm theo, hai ấn phẩm đã có tác dụng trong việc chống tái mù chữ cho đồng bào. Thực tế ở vùng đồng bào việc học tập, tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng còn khó khăn, do đó, với việc phát hành đến tận thôn, bản (nhất là Bản tin ảnh) đã góp phần nâng cao khả năng đọc cho đồng bào, một trong những biện pháp hữu hiệu chống tái mù chữ. Ở miền núi sách giáo khoa cho người lớn học càng thiếu và rất ít sách, báo các loại, vì vậy chỉ có Bản tin ảnh được chuyền tay nhau xem và họ tập đọc. Học chữ rồi, phải có cái chữ để đọc thì mới nhớ. Bản tin ảnh không những có “cái chữ” mà còn có cả “cái ảnh” để cho đồng bào đọc và xem.

6/ Góp phần củng cố niềm tin tưởng, kính yêu Đảng, Bác Hồ đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Trên tất cả các số Bản tin ảnh và Chuyên đề đều đăng tin, ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Những ngày lễ, ngày tết, hai ấn phẩm đều đăng ảnh Bác Hồ. Hình ảnh các đồng chí lãnh đạo, nhất là hình ảnh Bác Hồ với đồng bào các dân tộc đều được giới thiệu thành những sự kiện quan trọng. Những điều Bác Hồ nói, những văn bản, nghị quyết của Đảng nói về miền núi, về dân tộc đều được đăng tải trên hai ấn phẩm.

Ví dụ: - Bản tin ảnh số 1/2002, trang 2 và 3, đăng ảnh Bác Hồ, Thiếp chúc tết của Chủ tịch nước và ảnh các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước đến thăm đồng bào các dân tộc trên mọi miền đất nước. Đó là: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh giao lưu văn nghệ với đồng bào các dân tộc xã Dliê Yang,

Một phần của tài liệu CÁC ẤN PHẨM BÁO CHÍ CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM PHỤC VỤ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Trang 69 -69 )

×