9. Cấu trúc của luận văn
3.3. Điều kiện công tác
Ngoài những khó khăn xuất phát từ bản thân ngƣời cán bộ Hội PN nhƣ thiếu kiến thức (83.1%), thiếu kỹ năng (83.8%), ít đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng (62.5%), gia đình không tạo điều kiện (25.0%)… thì còn một số khó khăn khác cũng ảnh hƣởng tới vai trò trong hoạt động của cán bộ Hội phụ nữ.
Sự kỳ thị của cộng đồng với người nhiễm và gia đình họ
Kỳ thị là rào cản chủ yếu tới tất cả các khía cạnh của công cuộc PC HIV/AIDS. Trong nhiều năm, việc coi HIV/AIDS nhƣ một TNXH đã dẫn đến quan niệm cho rằng những ngƣời nhiễm HIV đều là các phần tử TNXH và do đó họ đáng bị lên án và trừng phạt. Ngƣời nhiễm HIV thƣờng đƣợc thể hiện trong hình ảnh tiêu cực của những ngƣời tiêm chích ma tuý và hành nghề mại dâm.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy chỉ có 36% ngƣời dân có thái độ chấp nhận ngƣời nhiễm HIV, khoảng 67% cho rằng ngƣời nhiễm HIV phải cảm thấy xấu hổ về bản thân và là ngƣời có lỗi trong việc mang bệnh tật về cho cộng đồng, 75% đồng ý cho phép giáo viên nhiễm HIV tiếp tục đứng lớp giảng dạy [3, tr.87].
Qua khảo sát, 65% cán bộ Hội cho rằng “Sự kỳ thị của cộng đồng với ngƣời nhiễm và gia đình họ” là một trong những khó khăn trong công tác dự phòng lây nhiễmHIV/AIDS.
“Cần làm tốt công tác tuyên truyền, truyên truyền sâu rộng trong cộng đồng để mọi người ai cũng hiểu được căn bệnh HIV/AIDS vì hiện nay cộng đồng dân cư vẫn không ủng hộ người bị nhiễm HIV”.
(CB Hội xã Hải Cƣờng, Hải Hậu, Nam Định)
“Việc huy động sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống AIDS gặp rất nhiều khó khăn do họ chưa hiểu đúng về căn bệnh này. Khi biết chúng tôi vẫn thường xuyên gặp gỡ, nói chuyện với NCH, thậm chí họ còn không muốn nói chuyện với chúng tôi”.
(CB Hội xã Đồng Hoá, Kim Bảng, Hà Nam) Mặc dù hiện nay ở nƣớc ta nguyên nhân lây lan chủ yếu của HIV/AIDS là do tiêm chích ma tuý và QHTD không an toàn (mại dâm, QHTD đồng giới nam…), nhƣng HIV/AIDS không chỉ gói gọn trong những nhóm có nguy cơ cao mà đã lan ra cộng đồng dân cƣ. Ngoài những ngƣời bị nhiễm nằm trong các nhóm nguy cơ cao còn có một số ngƣời không hề tham gia các TNXH cũng bị nhiễm. Đó là những ngƣời vợ hiền lành và chất phác bị nhiễm do ngƣời chồng lây sang, là những cháu bé bị nhiễm ngay từ khi lọt lòng mẹ. Nếu ngƣời dân
cộng đồng coi HIV/AIDS là TNXH và những ngƣời mắc HIV/AIDS đều tham gia TNXH thì mô hình chung đã dồn họ vào bƣớc đƣờng cùng, bị kỳ thị và phân biệt đối xử.
Chính sự kỳ thị này đã khiến cán bộ Hội PN gặp khó khăn trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng. Một số cán bộ không đƣợc gia đình tạo điều kiện khi tham gia phòng chống AIDS cũng xuất phát từ sự kỳ thị, không hiểu đúng về căn bệnh này.
Sự không hợp tác của người nhiễm HIV/AIDS
Sự không hợp tác xuất phát từ việc kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với những ngƣời nhiễm HIV/AIDS. Họ thƣờng rơi vào trạng thái tự kỳ thị- là khi một ngƣời hay một nhóm ngƣời tự thấy mình đáng xấu hổ trƣớc những ngƣời khác hay trƣớc cộng đồng. Điều đó dẫn đến những phản ứng tiêu cực, họ xa lánh cả những ngƣời muốn giúp đỡ họ. Theo số liệu khảo sát, 41.3% cho rằng họ gặp khó khăn do sự không hợp tác của đối tƣợng,
“Sự hợp tác của đối tượng và người thân của họ còn hạn chế. Nhiều người khi chúng tôi đến vận động họ tham gia các hoạt động của Hội, họ không chịu đi vì mặc cảm, ngại tiếp xúc với mọi người”.
(CB Hội xã Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên)
“Các đối tượng bị nhiễm không muốn hợp tác, không tham gia các đợt tuyên truyền, tập huấn, họ không muốn chia sẻ nên gặp nhiều khó khăn trong việc TTVĐ”.
(CB Hội xã Thành Sơn, Quan Hoá, Thanh Hoá) Những ngƣời có hành vi nguy cơ cao không tự nguyện đi xét nghiệm phát hiện HIV, nhiều ngƣời trong số họ đã chuyển sang giai đoạn AIDS mới đƣợc phát hiện là nhiễm HIV. Chính điều đó đã làm cho HIV có điều kiện lây nhiễm nhanh ra cộng đồng.
Vì vậy, việc xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử là rất cần thiết. Khi rào cản này không còn nữa thì những ngƣời nhiễm HIV/AIDS mới tự tin tham gia các hoạt động của cộng đồng, sẵn sàng hợp tác trong việc ngăn ngừa sự lây lan và họ sẽ có ý trong việc bảo vệ mình, bảo vệ ngƣời thân và những ngƣời xung
quanh. Để làm đƣợc điều này rất cần vai trò tuyên truyền, vận động không chỉ của cán bộ Hội PN cơ sở mà cả các ban ngành, đoàn thể liên quan.
Thiếu kinh phí hoạt động và tài liệu tuyên truyền
Hầu hết các cán bộ Hội PN tham gia trả lời phỏng vấn đều cho rằng họ gặp khó khăn về kinh phí tổ chức các hoạt động và tài liệu để TTVĐ. Khảo sát cũng cho thấy 71.3% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng một trong những khó khăn trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS là “thiếu nguồn lực về tài chính”. Tại nhiều xã hầu nhƣ không có kinh phí cho hoạt động này, cán bộ Hội phải lồng ghép hoạt động này trong các hoạt động khác của Hội, mà chủ yếu là thông tin tuyên truyền.
“Khó khăn trong hoạt động là kinh phí để tổ chức tuyên truyền, tập huấn…”
(CB Hội xã Trung Đồng, Tân Uyên, Lai Châu)
“Chúng tôi hiện nay tổ chức hoạt động gặp nhiều khó khăn vì kinh phí eo hẹp. Tôi rất mong muốn có tài liệu cho cán bộ cơ sở; có kinh phí hỗ trợ cho cơ sở khi tổ chức hội nghị, tập huấn, truyền thông”.
(CB Hội xã Phù Vân, Phủ Lý, Hà Nam)
“Công tác nâng cao năng lực cho PN đã được các cấp lãnh đạo quan tâm, song nguồn ngân sách cho hoạt động còn hạn chế, trình độ của cán bộ PN còn yếu”
(CB Hội xã Mƣờng Kim, Than Uyên, Lai Châu) Bên cạnh sự khó khăn về mặt tài chính là sự thiếu thốn về các tài liệu tuyên truyền. Ngoài một số đơn vị có dự án tài trợ là có tài liệu tuyên truyền nhƣ sách báo, từ rơi… còn các đơn vị khác hầu nhƣ không có tài liệu tuyên truyền (100% ngƣời đƣợc hỏi đều nói họ có khó khăn về tài liệu tuyên truyền). Tại khu vực miền núi, không có tài liệu tuyên truyền bằng tiếng dân tộc cũng gây khó khăn cho các hoạt động TTVĐ.
“Hoạt động TTVĐ PC HIV/AIDS ở cấp cơ sở tôi còn hạn chế, tài liệu tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn”.
(CB Hội xã Trung Đồng, Tân Uyên, Lai Châu)
“Chúng tôi mong có được sự quan tâm cả về tài chính và những điều kiện về phương tiện truyền thông, tài liệu tuyên truyền cho hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS”
“Mong được tiếp cận nhiều thông tin về cách phòng chống HIV/AIDS qua các lớp tập huấn cũng như có tài liệu để nâng cao sự hiểu biết nhằm tuyên truyền cho chị em phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS được hiệu quả hơn. Nếu có tài liệu bằng tiếng dân tộc thì tốt vì đa số hội viên là người dân tộc”.
(CB Hội xã Khao Mang, Mù Cang Chải, Yên Bái) Ngoài những khó khăn trên, cán bộ Hội cũng gặp phải một số khó khăn khác nhƣ: chƣa đƣợc sự quan tâm thƣờng xuyên của các cấp, các ngành; nhân lực để tham gia vào hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS còn ít; chƣa có cơ chế làm việc, chỉ đạo của Hội cấp trên chƣa sát sao, cụ thể...
Những khó khăn (gồm cả khách quan và chủ quan) đã tác động không nhỏ tới việc thực hiện vai trò của cán bộ Hội PN cơ sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Để thực hiện tốt hơn vai trò của cán bộ Hội, đòi hỏi sự nỗ lực của chính cán bộ Hội cùng sự đổi mới phƣơng thức hoạt động, sự quan tâm của các cấp, các ngành trong hoạt động chung này.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong những năm qua Đảng, Nhà nƣớc đã có những chính sách đối với ngƣời nhiễm HIV/AIDS nhằm từng bƣớc đƣa họ hoà nhập với đời sống kinh tế xã hội. Văn bản pháp luật quan trọng nhất là Luật phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời (HIV/AIDS) đƣợc Quốc hội thông qua tháng 6- 2006. Đây là một bƣớc ngoặt trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Ngày 17-3-2004, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Nội dung Chiến lƣợc đã xác định các mục tiêu ƣu tiên, các giải pháp, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Hội LHPN Việt Nam là một tổ chức CT-XH, là thành viên của MTTQ Việt Nam. Với mục đích hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của PN, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của PN, Hội có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ PN và gia đình họ khỏi đại dịch HIV/AIDS.
Qua nghiên cứu cho thấy vai trò của cán bộ Hội cơ sở trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS thể hiện chƣa toàn diện, các hoạt động nổi bật của Hội PN là tuyên truyền vận động và cho vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm. Hội PN cũng làm tốt công tác phối hợp với các ban ngành chức năng và huy động sự tham gia của cộng đồng. Tuy nhiên, vai trò đề xuất các chính sách liên quan chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và có ít cấp hội cơ sở thực hiện hoạt động này.
Việc thực hiện các vai trò trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ yếu tố cá nhân, điều kiện công tác, địa bàn công tác. Có sự tác động của yếu tố khu vực trong các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Qua khảo sát cho thấy cán bộ Hội phụ nữ khu vực miền núi gặp phải nhiều khó khăn hơn trong quá trình hoạt động, dẫn đến việc
vai trò của họ trong hoạt động dự phòng lây nhiễm thể hiện chƣa đƣợc cao. Nhìn chung, trong hoạt động dự phòng lây nhiễm, cán bộ Hội còn gặp nhiều khó khăn nhƣ sự huy động tham gia của cộng đồng còn hạn chế do sự kỳ thị, phân biệt đối xử vẫn còn; sự không hợp tác của đối tƣợng; sự khó khăn về tài chính và tài liệu tuyên truyền...
Để thực hiện tốt công tác dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của các cấp, các ngành, các cơ quan, ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, gia đình và bản thân ngƣời nhiễm. Điều này thực sự quan trọng nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi ngƣời, hƣớng tới một xã hội "không rào cản", từng bƣớc đƣa ngƣời nhiễm HIV/AIDS hoà nhập vào đời sống kinh tế xã hội, phát huy tối đa những khả năng có thể, đóng góp sức lao động trong công cuộc xây dựng đất nƣớc, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội nhằm hƣớng đến sự phát triển bền vững.
2. Một số khuyến nghị
Dựa vào thực trạng vai trò của cán bộ Hội phụ nữ cơ sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và những khó khăn trong quá trình hoạt động, tác giả xin đƣa ra những khuyến nghị nhằm tăng cƣờng vai trò của cán bộ Hội phụ nữ trong công tác PC HIV/AIDS.
Đối với Hội LHPN Việt Nam
- Cần có những hƣớng dẫn cụ thể bằng văn bản mang tính pháp lý nhằm triển khai có hiệu quả quan điểm, chủ trƣơng đã đƣa ra, đồng thời khuyến khích, động viên và có thêm những hình thức ƣu tiên đối với cấp Hội thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng gặp khó khăn.
- Cải thiện chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ trực tiếp hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Hội cơ sở và hội viên phụ nữ.
- Thƣờng xuyên trao đổi đối với các cơ quan, ban ngành liên quan để có thể đƣa ra những phƣơng hƣớng, quyết sách đúng đắn, phù hợp với tình hình
- Xem xét lại việc phân bổ ngân sách. Theo đó, cần có nguồn phân bổ riêng cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Việc phân bổ ngân sách cũng cần lƣu ý tới đặc điểm vùng miền hay tỷ lệ ngƣời nhiễm tại một số địa phƣơng.
- Cung cấp tài liệu, đặc biệt là tài liệu về hƣớng dẫn cách chăm sóc ngƣời nhiễm HIV/AIDS tại gia đình, để phục vụ cho công tác tuyên truyền. Đối với địa bàn có đông hội viên là ngƣời dân tộc thiểu số thì cung cấp tài liệu đã đƣợc dịch sang tiếng địa phƣơng.
- Hội cấp trên chỉ đạo cho các cấp Hội cơ sở tuyên truyền và xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp với tình hình cụ thể của địa phƣơng
- Kêu gọi sự tham gia của các tổ chức tài trợ quốc tế ( JICA, UNICEF, UNAIDS, UNDP, ILO, WHO...) để trợ giúp Hội phụ nữ trong việc xây dựng các kế hoạch hành động cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nhiễm HIV và phụ nữ bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS.
Đối với Hội phụ nữ cơ sở
- Thực hiện tốt khâu tổ chức, bố trí, sắp xếp công việc theo khả năng chuyên môn của mỗi cá nhân trong đơn vị. Chọn những cán bộ có tâm huyết, nhiệt tình và hiểu biết về HIV/AIDS. Động viên những cán bộ có kinh nghiệm nghiên cứu các tài liệu liên quan kết hợp với kinh nghiệm thực tế của mình để nâng cao năng lực.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các văn bản, chính sách cho ngƣời nhiễm HIV/AIDS một cách sâu rộng. Công tác tuyên truyền không thể thực hiện theo kiểu "hình thức", "phong trào" mà phải tuyên truyền lâu dài, tích cực, ăn sâu vào tiềm thức của cá nhân, cộng đồng xã hội.
- Có những hình thức để vận động, tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền, các hội quần chúng, các cơ quan, các doanh nghiệp, các tổ chức từ thiện trong và ngoài nƣớc... về kinh phí, phƣơng tiện truyền thông, tài liệu tuyên truyền... để giúp các hoạt động đạt hiệu quả tốt hơn.
- Cấp Hội phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo cho các chi hội tổ chức sinh hoạt, tuyên truyền tới hội viên. Lồng ghép nội dung PC HIV/AIDS trong các hoạt động khác của Hội.
- Xây dựng mạnh lƣới tuyên truyền viên, tình nguyện viên, đặc biệt là tuyên truyền viên đồng đẳng.
- Chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể liên quan trong các hoạt động PC HIV/AIDS nhƣ y tế, công an, dân số, văn hoá, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội ngƣời cao tuổi...
- Tạo điều kiện và hỗ trợ cho vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nhiễm HIV và phụ nữ nghèo không có việc làm.
- Phát triển các mô hình CLB phòng chống HIV/AIDS phù hợp với từng đối tƣợng. Tập huấn, bồi dƣỡng cho Ban chủ nhiệm các CLB.
- Tham mƣu, đề xuất với Đảng, chính quyền có những chủ trƣơng, biện pháp cho các ban ngành tổ chức thực hiện, đặc biệt đối với Hội phụ nữ.
- Phát động các chƣơng trình, hoạt động thiết thực để ngƣời dân có thể hiểu, cảm thông, chia sẻ và quan trọng hơn là nhận thức đúng đắn về căn bệnh AIDS. Trong các chƣơng trình này cần chú trọng đến sự tham gia của chính ngƣời nhiễm HIV/AIDS.
Đối với cán bộ Hội cơ sở
- Tự trau dồi bản thân để nâng cao kiến thức, kỹ năng về HIV/AIDS nói riêng và chuyên môn, nghiệp vụ công tác Hội nói chung.
- Không có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử đối với ngƣời nhiễm HIV/AIDS. Đƣa nội dung chống phân biệt đối xử, xoá bỏ kỳ thị với ngƣời nhiễm HIV; giới thiệu Luật PC HIV/AIDS và các chỉ thị, nghị quyết, thông tƣ liên quan vào các buổi sinh hoạt Hội. Tích cực TTVĐ để ngƣời dân dân cộng đồng hiểu rõ về HIV/AIDS nhằm huy động sự tham gia tối đa của cộng đồng.
- Năng động, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc. Giúp đối tƣợng