9. Cấu trúc của luận văn
1.4. Quan điểm của Hội LHPN Việt Nam về công tác PC HIV/AIDS
Ngay từ những ngày đầu của cuộc đấu tranh PC HIV/AIDS, Hội LHPN Việt Nam đã xác định đƣợc vai trò quan trọng và trách nhiệm của mình trong cuộc đấu tranh này. Đó là vai trò bảo vệ giới mình trƣớc hiểm hoạ của AIDS. Với vai trò ngƣời vợ, ngƣời mẹ, ngƣời con, tầng lớp PN sẽ có trách nhiệm chính trong công tác dự phòng và PC HIV/AIDS cho những thành viên trong
gia đình. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chỉ đạo thực hiện công tác PC HIV/AIDS.
Nhận thức đƣợc nguy cơ của đại dịch AIDS và trách nhiệm của mình, trong những năm qua, Hội LHPN Việt Nam đã chỉ đạo các cấp Hội và vận động PN cả nƣớc tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong công tác PC HIV/AIDS. Hội đã đƣa công tác này vào Nghị quyết Đại hội PN các cấp trong các nhiệm kỳ và đƣợc xây dựng thành chƣơng trình hành động hàng năm. Quan điểm của Hội LHPN Việt Nam đối với công tác PC HIV/AIDS là: Xác định PC HIV/AIDS là một trong những chƣơng trình công tác trọng
tâm. Dự phòng lây nhiễm HIV là nhiệm vụ lâu dài nên cần đƣợc lồng ghép với các chƣơng trình, hoạt động của các cấp Hội phụ nữ.
PC lây nhiễm HIV chính là bảo đảm sự tiến bộ, bình đẳng và phát triển cho phụ nữ, đảm bảo hạnh phúc cho mỗi gia đình.
PC HIV/AIDS là vấn đề vừa có ý nghĩa chính trị, vừa có ý nghĩa kinh tế, văn hóa, xã hội và mang tính nhân văn cao cả.
Công tác PC HIV/AIDS đã đƣợc đƣa vào Nghị quyết Đại hội PN các cấp để chỉ đạo thực hiện
Xuất phát từ các ƣu tiên của chiến lƣợc quốc gia, Hội LHPN Việt Nam đã xây dựng chƣơng trình hành động PC HIV/AIDS. Chƣơng trình nêu rõ mục tiêu, các hoạt động cụ thể trong từng giai đoạn. Mục tiêu chung của chƣơng trình hành động giai đoạn 2007- 2010 là:
1. Hạn chế tốc độ lây truyền HIV/AIDS trong PN và trẻ em
2. Giảm ảnh hƣởng của HIV/AIDS đối với đời sống của PN và trẻ em Mục tiêu chung đƣợc cụ thể hoá thành những mục tiêu cụ thể và hoạt động nhƣ sau:
1. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin truyền thông thay đổi hành vi tập trung cho nhóm đối tƣợng PN nguy cơ cao, PN nghèo, PN trong nhóm
dân di biến động nhằm nâng cao hiểu biết của ngƣời dân về dự phòng lây nhiễm HIV
Hàng năm tổ chức Hội nghị định hƣớng, cập nhật thông tin và chia sẻ kinh nghiệm PC AIDS trong 63 tỉnh/thành Hội và các đơn vị trực thuộc. Tổ chức các hoạt động truyền thông đại chúng, truyền thông tại cộng
đồng thông qua hệ thống loa truyền thanh tại xã/phƣờng, các buổi họp tổ phụ nữ, CLB, tổ dân phố, các buổi mít tinh, toạ đàm… về nội dung chống kỳ thị, phân biệt đối xử với ngƣời có H, bệnh nhân AIDS, ngƣời bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi HIV/AIDS, đặc biệt là PN và trẻ em.
Tổ chức các hoạt động truyền thông, các sự kiện nhân Ngày Thế giới PC AIDS.
2. Tăng cƣờng hƣớng dẫn thực hành (sử dụng BKT sạch, sử dụng BCS đúng cách) nhằm tăng tỷ lệ áp dụng các biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục ở nhóm PN có hành vi nguy cơ cao, PN độ tuổi sinh đẻ, trẻ em gái vị thành niên
Tăng cƣờng thông tin, truyền thông về giảm hại.
Hƣớng dẫn sử dụng và tham gia mạng lƣới cung cấp BCS, BKT sạch trong các CLB đồng cảm, đồng đẳng, tổ nhóm PN và các CLB của 2 dự án HAI, GIPA.
Duy trì các hoạt động tiếp thị xã hội bao cao su.
3. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình hoạt động có hiệu quả trong PC AIDS để tăng số ngƣời đƣợc tƣ vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị tại gia đình và cộng đồng
Thành lập và củng cố CLB PN trẻ trong khuôn khổ dự án GIPA. Củng cố và phát triển các CLB đồng cảm.
Xây dựng thí điểm mô hình Tạo sự liên kết giữa mẹ và em gái vị thành niên tại một số tỉnh
Lồng ghép nội dung PC HIV/AIDS trong các loại hình CLB, tổ, nhóm… của Hội.
Phát triển tài liệu tập huấn về chống kỳ thị, phân biệt đối xử, chăm sóc hỗ trợ ngƣời có HIV tại gia đình và cộng đồng để làm tài liệu sinh hoạt cho các CLB.
4. Tăng cƣờng bồi dƣỡng các kiến thức, kỹ năng giúp cán bộ, hội viên PN tham gia tốt hơn nữa vào công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Cung cấp kiến thức, thông tin cập nhật cho cán bộ Hội thông qua các lớp đào tạo, Hội nghị định hƣớng hàng năm.
Tập huấn cho cán bộ PN và các đơn vị liên quan về hỗ trợ và phát triển CLB đồng cảm.
Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội và Ban chủ nhiệm các CLB đồng cảm
Xây dựng chƣơng trình, đào tạo và tập huấn cho đối tƣợng là cán bộ PN, ngƣời sống chung với HIV/AIDS về các vấn đề chống kỳ thị, phân biệt đối xử và chăm sóc ngƣời có HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng.
Nâng cao năng lực cho tình nguyện viên, cán bộ Hội PN về thực hiện nguyên tắc GIPA- thu hút và phát huy tính tích cực của những ngƣời sống chung với HIV.
5. Tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức Phi chính phủ và doanh nghiệp.
Mục tiêu cần đạt đến năm 2010 là:
1. Truyền thông thay đổi hành vi và can thiệp giảm hại (80% PN khu vực thành thị và 60% PN khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo hiểu đúng và biết cách dự phòng lây nhiễm).
2. Chăm sóc hỗ trợ ngƣời có HIV, bệnh nhân AIDS, vận động PN tham gia tƣ vấn xét nghiệm tự nguyện, 80% PN nhiễm HIV đƣợc cung cấp thông
tin về các dịch vụ chăm sóc, tƣ vấn; 90% bà mẹ mang thai có HIV (đã đƣợc phát hiện) đƣợc điều trị ARV sau khi đẻ.
Hội cũng đã xác định đối tƣợng tác động của chƣơng trình hành động là: PN độ tuổi sinh đẻ, PN nghèo, PN vùng sâu, vùng xa, PN có hành
vi nguy cơ cao, PN bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS PN thuộc nhóm di biến động
Trẻ em mồ côi do cha mẹ chết vì AIDS
Trẻ vị thành niên/thanh niên chƣa có gia đình Cán bộ Hội PN các cấp
Ngƣời dân cộng đồng
Trong công tác phòng chống HIV/AIDS có 3 mảng hoạt động chính là hoạt động dự phòng, hoạt động chăm sóc và hoạt động giảm thiểu tác hại nhƣng Hội phụ nữ tham gia chính và hoạt động hiệu quả nhất là hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS bằng các hoạt động cụ thể nhƣ tuyên truyền, vận động, huy động sự tham gia của nam giới, ngƣời nhiễm HIV và cộng đồng, thành lập các mô hình CLB phòng chống AIDS, bồi dƣỡng kiến thức và nâng cao năng lực cho phụ nữ, phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể khác nhằm tuyền thông thay đổi hành vi và can thiệp giảm tác hại…. Trong thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ đã thực hiện rất tốt các hoạt động này, đặc biệt chú trọng lồng ghép PC HIV/AIDS trong các hoạt động khác của Hội. Mục tiêu của Hội phụ nữ là giúp hội viên phụ nữ hiểu đúng về căn bệnh AIDS và biết cách phòng tránh, từ đó mỗi ngƣời sẽ là một tuyên truyền viên giúp gia đình và cộng đồng hiểu về HIV/AIDS và có ý thức bảo vệ mình và ngƣời khác trƣớc sự lây lan của đại dịch.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ HỘI PHỤ NỮ CƠ SỞ TRONG HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG