Vai trò nâng cao năng lực cho phụ nữ

Một phần của tài liệu Vai trò của cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV AIDS (Trang 53)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Vai trò nâng cao năng lực cho phụ nữ

Ở nhiều nơi trên thế giới khi dịch HIV/AIDS bắt đầu xuất hiện đa số ngƣời nhiễm HIV là nam giới. Tuy nhiên, trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ PN trong số ngƣời nhiễm HIV càng ngày gia tăng. Do vậy, việc nâng cao quyền và nâng cao năng lực cho PN đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự gia tăng HIV/AIDS.

Nâng cao kiến thức

Dựa vào các bài học thu đƣợc từ các nƣớc đã thành công trong việc kiểm soát hay giảm lan truyền dịch HIV, thế giới đã đƣa ra 10 bài học trong PC HIV/AIDS, trong đó có bài học 10“Chống lại bất bình đẳng về giới và nâng cao quyền của phụ nữ”. Điều đó cho thấy bất bình đẳng về giới, năng lực thấp kém có quan hệ chặt chẽ với sự lây lan của HIV/AIDS. Vai trò phụ thuộc của PN đã khiến họ dễ bị nhiễm vì họ không có đủ kiên quyết bảo vệ mình nếu nhƣ bạn tình/chồng họ không hợp tác. Ngoài ra, sự tiếp cận hạn chế của PN với giáo dục, thu nhập thấp… đã khiến họ ít có khả năng tự bảo vệ mình trƣớc nguy cơ của đại dịch HIV/AIDS.

Nhận thức đƣợc điều đó, Hội PN đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên phụ nữ. Theo kết quả điều tra, cán bộ Hội PN đƣợc tập huấn nhiều nhất (81.9%), tiếp đó là tập huấn cho PN tại cộng đồng chiếm 67.5%

Cán bộ Hội PN với vai trò tuyên truyền các quan điểm, chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, các phong trào, nhiệm vụ hoạt động của Hội tới toàn thể hội viên PN nên việc trang bị các kiến thức về mọi mặt cho đội ngũ này là rất cần thiết. Bên cạnh việc tập huấn cho cán bộ, Hội PN cũng đã quan tâm đến việc tập huấn, nâng cao năng lực cho phụ nữ. Hoạt động này sẽ giúp nâng cao sức mạnh, làm tăng quyền chủ động của PN trong PC HIV/AIDS.

Biểu 2.3- Loại hình tập huấn

“Hội PN chúng tôi đã mở các lớp tập huấn về PC HIV/AIDS cho các tầng lớp PN và

nhân dân, đặc biệt là đối với những PN đi làm ăn xa và có chồng đi làm ăn xa. Thông qua các lớp tập huấn đã từng bước nâng cao nhận thức cho chị em PN trong công tác PC các TNXH nói chung và PC HIV/AIDS nói riêng”.

(CB xã Đồng Hoá, Kim Bảng, Hà Nam)

“Tại địa bàn của mình chúng tôi đã mở các lớp tập huấn cho các đối tượng nhưng chủ yếu là chị em PN trẻ, PN trong độ tuổi sinh đẻ, PN hay đi làm ăn xa. Tập huấn về PC HIV/AIDS, PC ma tuý, CSSKSS…”.

(CB xã Đông Xuân, Quốc Oai, Hà Nội) Trong các kiến thức đƣợc tập huấn thì kiến thức cơ bản về HIV/AIDS và cách phòng tránh chiếm tỷ lệ cao nhất, 83.8% nhƣng các kiến thức và kỹ năng chăm sóc, hỗ trợ ngƣời sống chung với HIV/AIDS trong gia đình và cộng đồng thì mới chỉ có hơn 50% đơn vị tổ chức.

Bảng 2.5- Nội dung tập huấn

Nội dung Số ngƣời Phần trăm (%)

1. Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS và cách phòng tránh

134 83.8

2. Kiến thức về điều trị HIV/AIDS 88 55.0

3. Kiến thức và kỹ năng chăm sóc hỗ trợ ngƣời sống chung với HIV/AIDS trong gia đình và cộng đồng

86 53.8

4. Kiến thức về sức khoẻ sinh sản 129 80.6

5. Kiến thức về bình đẳng giới 125 78.1

6. Kiến thức về pháp luật 1.3 64.4

7. Giáo dục pháp luật, tƣ vấn để nâng cao nhận thức cho PNthực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình

116 72.5

8. Các kỹ năng dành cho cán bộ Hội phụ nữ 93 58.1

Đây là phần kiến thức rất quan trọng vì PN là ngƣời chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc ngƣời bệnh tại gia đình. Tình trạng hiện nay là hầu hết PN không đƣợc đào tạo, tập huấn để có kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc đòi hỏi có chuyên môn về y tế này. Nếu không đƣợc hƣớng dẫn trong cách chăm sóc, họ sẽ rất bị phơi nhiễm và làm gia tăng số ngƣời nhiễm HIV.

Kiến thức về pháp luật cũng là một vấn đề cần lƣu tâm, đặc biệt là pháp luật về HIV/AIDS. Hiện nay, sự vi phạm quyền con ngƣời đối với những ngƣời nhiễm HIV/AIDS vẫn còn rất nặng nề. Sự vi phạm ấy chủ yếu bởi sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với những ngƣời nhiễm HIV/AIDS. Sự kỳ thị này đến từ nhiều phía, trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều góc độ và mở rộng không chỉ đối với NCH mà đối với cả ngƣời thân của họ.

Hội PN cơ sở cũng đã tiến hành giáo dục pháp luật, tƣ vấn để nâng cao nhận thức cho PN thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình (72.5%). Lợi ích của hoạt động này là tăng sự tự tin và năng lực ra quyết định, giúp PN có đƣợc vị thế và đảm bảo đƣợc quyền ra quyết định trong gia đình và cộng đồng.

Phụ nữ, đặc biệt là PN có HIV cần phải biết mình có những quyền gì. Những ngƣời sống chung với HIV có đầy đủ các quyền đƣợc ghi trong Hiến pháp và pháp luật quốc gia. Trong bối cảnh dịch HIV/AIDS, quyền và lợi ích của trẻ em, nhất là quyền đƣợc đến trƣờng dễ bị “lãng quên”. Tình trạng chung hiện nay là phần lớn các em nhỏ bị nhiễm HIV không đƣợc đến trƣờng vì nhiều lý do nhƣng lý do chủ yếu là do sự kỳ thị của xã hội, của phụ huynh học sinh.

Nhƣ vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho PN và con em họ đòi hỏi cán bộ Hội phải trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng giúp PN nói lên tiếng nói của mình cũng nhƣ cung cấp cho hội viên PN những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tăng quyền, nâng cao năng lực cho hội viên phụ nữ.

Phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo

Một trong những hoạt động đạt hiệu quả cao là hoạt động xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ PN phát triển kinh tế của Hội PN cơ sở. Hỗ trợ PN phát triển kinh tế là một một trong 6 nhiệm vụ công tác trọng tâm của Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2007 – 2012. Khảo sát cho thấy có 78.1% cấp Hội tham gia hoạt động này.

Biểu 2.4- Hoạt động cho vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm

vay vốn, mở rộng ngành nghề phụ, tạo việc làm, tăng thu nhập, XĐGN. Đặc biệt quan tâm đến PN nghèo và PN nghèo là chủ hộ”.

(CB Hội xã Chiềng Tƣơng, Yên Châu, Sơn La)

“Cấp Hội tôi đã phối hợp với hợp tác xã nông nghiệp tập huấn kiến thức KHKT về sản xuất, chăn nuôi; phối hợp với các doanh nghiệp ở địa phương dạy nghề truyền thống cho hội viên và tạo công ăn việc làm cho chị em”.

(CB Hội xã Liêm Chung, Phủ Lý, Hà Nam) Các hoạt động chủ yếu của cấp Hội cơ sở là:

- Vận động PN thực hiện phong trào “PN giúp nhau phát triển kinh tế”, “Ngày tiết kiệm vì PN nghèo”... Vận động PN, cộng đồng hƣởng ứng phong trào “Giúp PN có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”.

- Xây dựng các mô hình, phong trào PN giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Thành lập nhóm PN tiết kiệm tín dụng và vận động PN tham gia nhóm PN tiết kiệm tín dụng nhằm tạo nguồn vốn tại chỗ trong các tầng lớp PN và lồng ghép các hoạt động giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ.

- Tăng cƣờng khai thác các nguồn vốn, đặc biệt nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua cơ chế phối hợp với các Ngân hàng, giúp PN có vốn làm ăn, chăn nuôi, trồng trọt.

- Phối hợp các ngành chức năng để tổ chức các khóa tập huấn bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng quản lý kinh tế hộ; chuyển giao KHKT; phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp cho PN nông thôn.

- Phối hợp với các công ty, doanh nghiệp tại địa phƣơng tổ chức tƣ vấn, giới thiệu việc làm, tƣ vấn xuất khẩu lao động cho PN tại địa phƣơng. Vận động nữ chủ các doanh nghiệp nhỏ quan tâm thu hút lao động nữ tại địa phƣơng, tiếp nhận lao động nữ do Hội giới thiệu.

- Giới thiệu cho hội viên, PN chƣa có việc làm hoặc con em PN tham gia học nghề tại các Trung tâm dạy nghề của huyện, tỉnh/thành Hội

- Dạy nghề phù hợp cho PN nông thôn, PN có hoàn cảnh khó khăn. Hội đã tập huấn, dạy một số nghề nhƣ: đan cói xuất khẩu, đan thảm, làm nấm, đan

bẹ chuối, dệt thổ cẩm, dệt lụa hoa, mây tre đan, thêu ren, móc sợi, đan len, đan nón, mây giang đan, đan bao bì xuất khẩu, đan túi, làm làn nhựa, làm bánh đa nem, dệt lƣới cƣớc, xâu hạt cƣờm, may công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản…(Qua tổng hợp phỏng vấn sâu).

Những hoạt động này đã mang lại hiệu quả thiết thực, tăng quyền chủ động của PN trong hoạt động kinh tế và giúp họ thoát nghèo. Khi họ đã có quyền quyết định về kinh thế thì vị thế của họ sẽ thay đổi và khả năng quyết định trong cuộc sống sẽ đƣợc nâng cao.

Một phần của tài liệu Vai trò của cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV AIDS (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)